Danh mục

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thiên tai đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tại vùng ven biển huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 219.21 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của một số thiên tai đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tại vùng ven biển huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm ro chi tiết nội dung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thiên tai đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tại vùng ven biển huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THIÊN TAI ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI VÙNG VEN BIỂN HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH Nguyễn Xuân Hải1, Nguyễn Quốc Việt1, Phạm Anh Hùng2, Nguyễn Thị Đông3, Lê Thị Kim Dung2 Tóm tắt: Huyện Thạch Hà chủ yếu là đất nông nghiệp và lúa là cây trồng chính chiếm tỷ lệ từ 44,27% - 67% tổng diện tích cây trồng, ngoài ra còn một số cây trồng như lạc, ngô, đậu xanh, rau màu. Biến đổi khí hậu tác động mạnh đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tại các xã ven biển huyện Thạch Hà với các hiện tượng thiên tai đặc trưng là: Hạn hán, lạnh thất thường, lũ và bão. Nhìn chung, các hiện tượng này ở khu vực những năm gần đây có xu hướng tăng về tần suất và cường độ. Ảnh hưởng nặng nề nhất là hạn hán và lũ lụt lần lượt làm cho 56,3% và 64,4% số hộ bị mất mùa hoàn toàn, khoảng 30% số hộ mất mùa phần lớn. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, hạn hán, nông nghiệp, thổ nhưỡng. Ban Biên tập nhận bài: 12/4/2017 1. Đặt vấn đề Biến đổi khí hậu đã và đang gây ảnh hưởng đến cuộc sống của toàn nhân loại trên thế giới trong đó có Việt Nam, quốc gia được dự báo là một trong những nước bị ảnh hưởng bất lợi lớn nhất từ biến đổi khí hậu cùng với nhiệt độ tăng và mực nước biển dâng trong nhiều thập kỷ qua. Dải đất miền Trung được đánh giá là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, đặc biệt là những thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua, ở Hà Tĩnh đã có những biểu hiện của biến đổi khí hậu (BĐKH) như nhiệt độ trung bình năm có xu hướng tăng lên, lượng mưa năm tại nhiều vùng giảm rõ rệt, hạn hán ngày càng trầm trọng hơn, tần suất và quy luật bão, lũ có sự thay đổi khó lường, nước mặn lấn sâu vào các sông và xuất hiện hiện tượng xâm thực bờ biển ở một số địa phương,… Thạch Hà là huyện ven biển thuộc tỉnh Hà 1 Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên 2 Trung Tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa môi trường, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên 3 Trung tâm Môi trường và Tài nguyên sinh học Email: nguyenxuanhai@hus.edu.vn Ngày phản biện xong: 28/4/2017 Tĩnh, là nơi chịu ảnh hưởng sâu sắc của BĐKH đến sinh hoạt và sản xuất của người dân, đặc biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp, một hoạt động phát triển kinh tế chính của địa phương. Trong nghiên cứu về bối cảnh BĐKH trong tương lai, tỉnh Hà Tĩnh nói chung và huyện Thạch Hà nói riêng được dự đoán lại càng nghiêm trọng về tần suất cũng như về cường độ của thiên tai. Chính vì vậy, người dân ở đây là những đối tượng chịu những ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các tác động của hiện tượng BĐKH. 2. Phương pháp nghiên cứu và tài liệu thu thập 2.1. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: - Phương pháp thống kê: Dựa trên số liệu từ các tài liệu, dữ liệu cơ bản về các điều kiện khí tượng thuỷ văn, hiện tượng thiên tai, sinh kế, sản xuất nông nghiệp để khái quát được tình hình các vấn đề có liên quan đến nghiên cứu. - Phương pháp đi lát cắt (transect walk): Phương pháp đi lát cắt để nhận dạng các điều kiện địa hình, thổ nhưỡng và cây trồng canh tác trên các loại đất đó. - Phương pháp điều tra khảo sát: Được sử TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Số tháng 05 - 2017 53 BÀI BÁO KHOA HỌC dụng để phỏng vấn về ảnh hưởng của thiên tai đồ đất tỷ lệ 1/100.000 tỉnh Hà Tĩnh), cây trồng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người và ảnh hưởng của BĐKH đến tình hình sản xuất dân. Nghiên cứu này đã chọn ra ba xã đại diện nông nghiệp tại các xã ven biển huyện Thạch cho tám xã vùng nghiên cứu đó là Thạch Văn, Hà, tỉnh Hà Tĩnh, gồm các xã: Thạch Hội, Thạch Thạch Trị, Thạch Hội; mỗi xã chọn một thôn, Văn, Thạch Trị, Thạch Lạc, Thạch Khê, Thạch mỗi thôn chọn ngẫu nhiên 30 hộ và tham gia Hải, Thạch Đỉnh, Thạch Bàn. phỏng vấn từng hộ. Các hộ dân đã được lựa 3. Phân tích kết quả và thảo luận chọn đảm bảo có đại diện về điều kiện kinh tế 3.1. Thực trạng đất đai và sử dụng đất khác nhau trong các xã. Như vậy, tổng cộng có Đánh giá thực trạng sử dụng đất 8 xã vùng 90 hộ dân được lấy ý kiến thông qua mẫu phiếu vùng nghiên cứu cho thấy, nhóm đất nông điều tra có sẵn. nghiệp có diện tích 5.057,90 ha, chiếm tỷ lệ cao Việc phỏng vấn được sử dụng trong quá trình 55,4 % so với tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, trao đổi và thu thập thông tin. Các câu hỏi sẽ các xã Thạch Hội, Thạch Trị và Thạch Văn sử được hướng theo ý định để làm sao cho người dụng nhóm đất nông nghiệp nhiều nhất lần lượt được phỏng vấn trả lời các biểu hiện của BĐKH là 70,2%; 66,4% và 64,2%. Các xã Thạch Khê, như đã tác động như thế nào đến sản xuất nông Thạch Đỉnh và Thạch Bàn sử dụng đất vào nghiệp cũng như công tác ứng phó của cộng nhóm phi nông nghiệp nhiều nhất lần lượt là đồng. Cách thức phỏng vấn được tiến hành trực 32,4%; 41,4% và 49,0%. Các xã Thạch Hải, tiếp bằng bảng hỏi. Thạch Bàn và Thạch Trị có diện tích đất chưa 2.2. Tài liệu thu thập sử dụng cao nhất lần lượt là 22,5%; 18,6% và Thu th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: