Danh mục

Nghiên cứu ảnh hưởng của oligoalginate đến khả năng nảy mầm của hạt thóc giống

Số trang: 5      Loại file: doc      Dung lượng: 586.00 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hạt giống lúa thường được cất giữ trong một thời gian dài ở điều kiện các kho bảo quản thông thường, nhất là hạt giống lúa sử dụng cho vụ mùa. Trong bài báo này, các tác giả công bố những kết quả nghiên cứu tác dụng của oligoalginate đối với sự nảy mầm hạt thóc giống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của oligoalginate đến khả năng nảy mầm của hạt thóc giống TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 13, 2002 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA OLIGOALGINATE ĐẾN  KHẢ NĂNG NẢY MẦM CỦA HẠT THÓC GIỐNG            Trần Thái Hòa, Nguyễn Thị Ái Nhung         Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế I. ĐẶT VẤN ĐỀ Oligoalginate là một hoạt chất với nhiều  ứng dụng như có khả  năng thúc đẩy  quá trình nảy mầm hạt giống, phát triển rễ, thân, lá cuả cây, có tác dụng chống mầm   bệnh và làm tăng khả năng tạo nốt sần cho rễ cuả một số loài thực vật, rút ngắn thời   gian ra hoa, làm cây ra hoa tập trung và tăng số hoa hữu hiệu trên một cây so với đối   chứng [1,4,6]. Trong bài báo này, chúng tôi công bố  những kết quả  nghiên cứu tác dụng của  oligoalginate đối với sự nảy mầm hạt thóc giống. Hạt giống lúa thường được cất giữ trong một thời gian dài ở điều kiện các kho  bảo quản thông thường, nhất là hạt giống lúa sử dụng cho vụ mùa. Trong khi cất giữ  hạt giống thì sức nảy mầm và tỷ  lệ nảy mầm bị giảm sút; nếu sức nảy mầm giảm   xuống dưới 81% và tỷ lệ nảy mầm dưới 85% thì lô hạt giống không còn giá trị gieo   trồng, nhưng nếu dùng các chất có hoạt tính sinh học cao để  kích thích thì các hạt   yếu đi vẫn có thể  sử  dụng được. Mặt khác sự  kích thích làm cho sức sống của hạt   giống cao hơn, chất lượng cây mầm tốt hơn, góp phần nâng cao giá trị gieo trồng của  hạt giống. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng: Hạt giống của giống lúa TH30 lấy tại hợp tác xã  Phú Thượng, huyện  Phú  Vang, Thừa Thiên Huế, sản xuất  ở  vụ  mùa 2000 ­ 2001, được chọn từ   loại  giống  cấp I, đã qua 10 tháng bảo quản. 2. Phương pháp xác định hiệu ứng tăng trưởng của oligoalginate [1,2] Thông qua thực nghiệm chúng tôi lựa chọn 3 tổ  hợp của oligoalginate tạo ra   bằng phương pháp chiếu xạ gamma Co­60 và bằng tác nhân hóa học. Hạt giống của giống lúa Thừa Thiên Huế TH30 được sản xuất vụ mùa 2000 ­   2001 đã qua 10 tháng bảo quản, được xử lý bằng 3 tổ hợp: ­ A1: là tổ hợp của oligoalginate tạo ra bằng phương pháp chiếu xạ gamma Co­60, 63 ­ A2: là tổ  hợp  của oligoalginate  tạo ra bằng phương pháp biến tính alginate trong  dung dịch HCl, ­ A3  : là tổ  hợp  của oligoalginate  tạo ra bằng phương pháp biến tính alginate trong   dung dịch kiềm. Hạt giống được ngâm trong 24 giờ trong các dung dịch có nồng độ  khác nhau,  sau đó cho nảy mầm trên giấy xốp hay trên bông thấm nước trong đĩa thủy tinh. Môi  trường nảy mầm được khống chế  tối  ưu là 30oC trong tủ kính. Các công thức được  bố trí 3 lần lặp lại, xác định sức nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm của thóc giống khi xử  lý ở các nồng độ khác nhau, so sánh với mẫu đối chứng, từ đó biết được tổ hợp nào  ảnh hưởng tới sức nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm của thóc giống là lớn nhất. ­ Chất lượng cây mầm được đánh giá theo thang điểm 9 của IRRI: độ  dài của   rễ gấp 3 lần so với độ dài của mầm là tốt nhất [5] ­ Tỷ  lệ  nảy mầm và sức nảy mầm được đánh giá theo tiêu chuẩn hạt giống   do Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam ban hành [3]: + Sức nảy mầm giảm xuống dưới 81% và tỷ lệ nảy mầm dưới 85% thì lô hạt  giống được coi là không còn giá trị gieo trồng. + Sức nảy mầm từ 89 ­ 96% và tỷ lệ nảy mầm từ 90 ­ 96% là đạt yêu cầu. III. KẾT QUẢ THẢO LUẬN 1. Từ kết quả khảo sát sơ bộ với lô hạt giống TH30 của giống lúa ngắn ngày   ở Thừa Thiên Huế đã qua 10 tháng bảo quản, chúng tôi lựa chọn được vùng nồng độ  các tổ hợp để khảo sát là 30ppm, 40ppm, 50ppm, 60ppm và đối chứng. Các kết quả được trình bày ở bảng 1, 2, 3 Bảng 1: Ảnh hưởng của nồng độ tổ hợp A1 tới sức nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm Nồng độ xử lý, ppm STT Chỉ tiêu 30 40 50 60 Đối chứng 1 Sức nảy mầm (%) 88,2 89,5 92,4 88,8 81,9 2 Tỷ lệ nảy mầm (%) 89,4 91,5 91,6 91,8 85,3 3 Chất   lượng   cây   mầm  9 9 9 9 7 (điểm) Từ  các kết quả   ở  bảng 1 cho thấy, sức nảy mầm và tỷ  lệ  nảy mầm của lô  hạt giống đã bảo quản 10 tháng đều giảm gần dưới mức cho phép (tương ứng 81,9%   và 85,3%). Tổ hợp A1 đã có tác dụng nâng cao cả sức nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm, ở  nồng độ 50ppm A1 có hiệu quả tốt nhất cho tác dụng kích thích rõ (92,4%) cây mầm  đạt tiêu chuẩn khỏe. 64 Bảng 2: Ảnh hưởng của nồng độ tổ hợp A2 tới sức nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm Nồng độ xử lý, ppm STT Chỉ tiêu 30 40 50 60 Đối chứng 1 Sức nảy mầm (%) 88,0 91,6 90,2 90,0 81,9 2 Tỷ lệ nảy mầm (%) 88,7 93,8 90,6 90,5 85,3 3 Chất lượng cây mầm  9 9 9 9 7 (điểm) Từ kết quả thu được ở bảng 2 cho thấy ở nồng độ 40ppm, tổ hợp A2 có hiệu  quả tốt nhất và khác hẳn với các nồng độ còn lại. Bảng 3: Ảnh hưởng của nồng độ tổ hợp A3 tới sức nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm Nồng độ xử lý, ppm STT Chỉ tiêu 30 40 50 60 Đối chứng 1 Sức nảy mầm (%) 94,7 90,4 92,3 93,3 81,9 2 Tỷ lệ nảy mầm (%) 96,0 90,6 93,6 95,8 85,3 3 Chất lượng cây mầm  9 9 9 9 7 ...

Tài liệu được xem nhiều: