Danh mục

Nghiên cứu ảnh hưởng của tinh trùng ít, yếu, dị dạng đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 150.69 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc lựa chọn tinh trùng chỉ dựa trên hình thái, tính chất di động không phải là chọn lọc tự nhiên có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Đã có nhiều nghiên cứu đưa ra kết quả trái chiều về mối liên quan giữa tinh trùng với tỷ lệ thụ tinh, chất lượng phôi và kết quả có thai khi thực hiện kỹ thuật ICSI trên bệnh nhân (BN) hiếm muộn con do yếu tố tinh trùng. Do vậy nghiên cứu này có mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng của tinh trùng ít, yếu, dị dạng đến kết quả thụ tinh, hình thái phôi và kết quả lâm sàng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của tinh trùng ít, yếu, dị dạng đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TINH TRÙNG ÍT, YẾU, DỊ DẠNG ĐẾN KẾT QUẢ THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM TÓM TẮT Nguyễn Thanh Tùng1; Nguyễn Thị Thứ2 Mục tiêu: đánh giá mối liên quan giữa tinh trùng ít, yếu, dị dạng với kết quả thụ tinh, hình thái phôi và kết quả lâm sàng. Đối tượng và phương pháp: 168 cặp vợ chồng hiếm muộn nguyên nhân do chồng được chia làm hai nhóm: tinh trùng ít, yếu, dị dạng và tinh trùng ít, yếu, dị dạng nặng theo phân loại của WHO (2010) và so sánh với nhóm chứng gồm 53 cặp vợ chồng hiếm muộn có tinh trùng bình thường được thụ tinh bằng phương pháp ICSI. Kết quả: tỷ lệ thụ tinh của nhóm bệnh nhân tinh trùng ít, yếu, dị dạng và tinh trùng ít, yếu, dị dạng nặng lần lượt 67,4 ± 21,2% và 58,7 ± 24,4%, thấp hơn so với nhóm tinh dịch đồ bình thường (77,5 ± 16,5%) với p < 0,05. Tỷ lệ phôi loại I và II của nhóm tinh trùng ít, yếu, dị dạng và tinh trùng ít, yếu, dị dạng nặng tương đương nhau, nhưng thấp hơn so với nhóm tinh dịch đồ bình thường có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tỷ lệ thai lâm sàng ở nhóm tinh trùng ít, yếu, dị dạng (25,7%) cao hơn nhóm tinh trùng ít, yếu, dị dạng nặng (17,5%), cả hai nhóm này thấp hơn nhóm có tinh dịch đồ bình thường (42,6%). Kết luận: cặp vợ chồng hiếm muộn do nguyên nhân tinh trùng ít, yếu và dị dạng ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh, số phôi tạo ra cũng như chất lượng phôi, tỷ lệ thai lâm sàng. * Từ khóa: Tinh trùng ít, yếu, dị dạng; Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn. Study Influence of Oligo-Astheno-tetratozoospermia on the Results of In Vitro Fertilization Summary Objectives: To evalutate correlation between oligo-astheno-tetratozoospermia semen and fertility, embryo morphology and the clinical result. Subjects and methods: 168 couples with male factor infertillity. The patients were divided into oligo-astheno-tetratozoospermia and severe oligo-astheno-tetratozoospermia according to WHO (2010), which were compared with 53 infertility couples with normal semen. All couples underwent fertilization following intracytoplasmic sperm injection. Results: Fertilization rate of oligo-astheno-tetratozoospermia and severe oligo-astheno-tetratozoospermia (67.4 ± 21.2% and 58.7 ± 24.4%, respectively) were significantly lower than normal semen (77.5 ± 16.5%) with p < 0.05. The number of I, II class embryo quality of oligo-astheno-tetratozoospermia and severe oligo-astheno-tetratozoospermia were similar, but were lower than normal semen. Clinical pregnancy rate of oligo-astheno-tetratozoospermia (25.7%) was significantly higher than severe oligo-astheno-tetratozoospermia (17.5%), but both were significantly lower than normal semen (42.6%). Conclusions: Infertility couples with oligo-astheno-tetratozoospermia sperm had impact on fertilization, embryo quantity, quality and clinical pregnancy rate. * Keywords: Oligo-astheno-teratozoospermia; Intracytoplasmic sperm injection. 1. Học viện Quân y 2. Bệnh viện Bưu điện Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thanh Tùng (tung_ttcnp@yahoo.com) Ngày nhận bài: 10/09/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 26/10/2018 Ngày bài báo được đăng: 12/11/2018 25 T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018 ĐẶT VẤN ĐỀ Vô sinh nam do tinh trùng ít, yếu, dị dạng (OAT) ngày càng xuất hiện nhiều. Hầu hết những người đàn ông này đều khỏe mạnh và nguyên nhân do bất thường quá trình sinh tinh. Kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) xuất hiện những năm đầu 1990 đã mang lại niềm hy vọng và cơ hội lớn cho các cặp vợ chồng hiếm muộn nguyên nhân do người chồng tinh trùng OAT. Tuy nhiên, việc lựa chọn tinh trùng chỉ dựa trên hình thái, tính chất di động không phải là chọn lọc tự nhiên có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Đã có nhiều nghiên cứu đưa ra kết quả trái chiều về mối liên quan giữa tinh trùng với tỷ lệ thụ tinh, chất lượng phôi và kết quả có thai khi thực hiện kỹ thuật ICSI trên bệnh nhân (BN) hiếm muộn con do yếu tố tinh trùng. Do vậy nghiên cứu này có mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng của tinh trùng ít, yếu, dị dạng đến kết quả thụ tinh, hình thái phôi và kết quả lâm sàng. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu. 168 cặp vợ chồng hiếm muộn nguyên nhân do tinh trùng được đánh giá là ít, yếu, dị dạng theo tiêu chuẩn WHO (2010) được điều trị bằng phương pháp ICSI tại Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Bưu điện từ tháng 4 - 2017 đến 2 - 2018. * Tiêu chuẩn lựa chọn: - Tuổi vợ < 35, dự trữ trứng bình thường. - Chồng có tinh dịch đồ OAT theo tiêu chuẩn của WHO (2010) [1]. 26 * Tiêu chuẩn loại trừ: - Suy buồng trứng. - Hội trứng buồng trứng đa nang. - Bất thường tử cung: polýp, dính buồng tử cung, dị dạng tử cung. - Quá kích buồng trứng. 2. Phương pháp nghiên cứu. * Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu theo phương pháp mô tả, so sánh có nhóm chứng. Căn cứ vào tính chất mẫu tinh trùng theo tiêu chuẩn WHO (2010) [1], chia làm ba nhóm: - Nhóm 1 (nhóm chứng): tinh trùng đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: