Thông tin tài liệu:
Bài viết Nghiên cứu áp dụng lớp phủ chống trơn trượt Ceramic (Nhật Bản) cho xử lý điểm đen tại khu vực đèo dốc nguy hiểm trình bày định nghĩa về hệ thống mặt đường nhựa chống trượt; Đặc tính lớp phủ Ceramic của AGC (Nhật Bản); Cấu tạo lớp phủ chống trơn trượt Ceramic;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu áp dụng lớp phủ chống trơn trượt Ceramic (Nhật Bản) cho xử lý điểm đen tại khu vực đèo dốc nguy hiểm
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG LỚP PHỦ CHỐNG TRƠN TRƯỢT
CERAMIC (NHẬT BẢN) CHO XỬ LÝ ĐIỂM ĐEN
TẠI KHU VỰC ĐÈO DỐC NGUY HIỂM
PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Thủy
TS. Lê Ngọc Lý
ThS.Trần Thị Lý
ThS.Vũ Trung Hiếu
ThS. Ngô Thị Hồng Quế
Trường đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
KS. Hoàng Đình Sáu,
Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh
KS. Bùi Anh Tuấn
Giám đốc Ban QLDAVSNGT - Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh
KS.Nguyễn Đức Hoàn
Phó Giám đốc Ban QLDAVSNGT - Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh
Phạm Đình Triết
Chuyên viên Ban QLDAVSNGT - Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh
Yusuke Mori
Masahiro Wada
Issei Nonaka
Công ty AGC, Nhật Bản
ThS.Trần Quang Vĩnh
Công ty TTRD
TÓM TẮT:
Sử dụng lớp phủ ceramic là một giải pháp tiên tiến đã được áp dụng tại một số quốc
gia trên thế giới, đặc biệt là ở Nhật Bản để nâng cao an toàn giao thông tại các vị trí có đặc
điểm tương tự như Km 127, quốc lộ 6, Mai Châu – Hòa Bình và Dốc Quang Hanh, quốc
lộ 297 Quảng Ninh.
Các đường cong hẹp, dốc và có vực sâu được trải lớp phủ ceramic màu đỏ, vàng, xanh
để cảnh báo nguy hiểm và giúp giảm tốc nhanh chóng nhờ các đặc tính của lớp phủ chống
trơn trượt Ceramic của AGC (Nhật Bản) như:
+ Nâng cao độ chống trượt của mặt đường từ 45 BPN (Đơn vị con lắc Anh) lên đến trên
80 BPN (thậm chí lên đến 100 BPN);
+ Có nhiều màu sắc: trắng, vàng, xanh lam, đen… nên mang tính chất chỉ dẫn ATGT và
có thể tạo được độ dày từ 3mm - 7mm, giảm được tốc độ của xe khi xuống dốc, xe không gây
tai nạn nếu phanh gấp và cảnh báo cho lái xe tránh được tai nạn khi xuống dốc cao và khi qua
các cua gấp khó phát hiện các chướng ngại vật, có độ bền theo độ bền của mặt đường.
Với các lý do trên, tháng 6 năm 2017, trường Đại học Công nghệ GTVT đã thử nghiệm
trong phòng thí nghiệm lớp phủ Ceramic của AGC( Nhật Bản) tại phòng LAS72 của Nhà
175
trường theo sự chuyển giao công nghệ của Nhật Bản. Kết quả đánh giá mẫu thử là đạt các
yêu cầu kỹ thuật mà AGC giới thiệu. Vì vậy, ngày 13/10/2017 Nhà trường đã có văn bản
xin Tổng cục ĐBVN cho phép Trường cùng với Công ty AGC đưa công nghệ lớp phủ
Ceramic vào áp dụng thử nghiệm tại Km127+500 – Km127+700, QL.6, tỉnh Hòa Bình và
sau đó đã áp dụng thử nghiệm xử lý điểm đen taị quốc lộ 279 khu vực Quang Hanh, Quảng
Ninh, hoàn thành vào tháng 10/2019.
Đến nay, lớp phủ thử nghiệm tại 2 khu vự vẫn phát huy tác dụng, giải quyết vấn đề tai
nạn do ô tô mất phanh lao dốc gây tai nạn như trước đây.
1. MỞ ĐẦU
Hệ thống đường nhựa chống trơn trượt là phương pháp xây dựng cố định, phân bố vật
liệu tổng hợp cứng (có màu đen) lên mặt đường, giúp tối ưu sức chống chịu của mặt đường.
Người ta thường quét đều một lớp nhựa epoxy mỏng hoặc hoặc lớp nhựa MMA làm chất
kết dính lên trên bề mặt đường bê tông mới làm hoặc đường bê tông đã có để chống mài
mòn. Đặc biệt, nó được làm với mục đích tăng khả năng chống trơn trượt khi mặt đường bị
ướt. Phương pháp xây dựng được xác định như là phương pháp sửa chữa mặt đường được
gọi là phương pháp Neat [1].
Nhân đó, người ta có thể tăng tính chống trượt và mở rộng tầm nhìn, chỉ dẫn ATGT
bằng cách sử dụng cốt liệu Ceramic màu để phủ lên bề mặt đường.
Các định nghĩa, đặc tính và ưu nhược điểm của lớp phủ Ceramic được tóm tắt như sau:
1.1. Định nghĩa về hệ thống mặt đường nhựa chống trượt
Hệ thống đường nhựa chống trơn trượt (Anti-skid Pavement) là về mặt phương pháp
thi công được gọi là phương pháp xử lí bề mặt (Surface treatment method). Ở trên mặt
đường nhựa Asphalt hay bê tông xây mới hay đã hoàn thành sơn một lớp mỏng nhựa MMA
hoặc là nhựa Epoxy biến tính với vai trò làm một lớp nhựa Primer trên bề mặt, rải lớp hạt
Ceramic cứng tạo nên tính ma sát mạnh và dính chặt vào mặt đường. Đặc biệt, với mục
đích tạo nên tính ma sát tuyệt vời chống lại sự trơn trượt khi mặt đường ẩm ướt. Phương
pháp sử dụng loại sơn Topcoat, tập hợp các chất liệu Ceramic bắt màu, nhựa Primer vv...
để tạo nên tính bền màu, kháng lại ma sát cho mặt đường được gọi là phương pháp Neet.
1.2. Đặc tính lớp phủ Ceramic của AGC (Nhật Bản)
+ Nâng cao độ chống trượt của mặt đường từ 45 BPN (Đơn vị con lắc Anh) lên đến
trên 80 BPN (thậm chí lên đến 100 BPN);
+ Có nhiều màu sắc: trắng, vàng, xanh lam, đen… nên mang tính chất chỉ dẫn ATGT và
có thể tạo được độ dày từ 3mm - 7mm giảm được tốc độ của xe khi xuống dốc, xe không gây
tai nạn nếu phanh gấp và cảnh báo cho lái xe tránh được tai nạn khi xuống dốc cao và khi qua
các cua gấp khó phát hiện các chướng ngại vật, có độ bền theo độ bền của mặt đường.
+ Công nghệ dễ thi công và dễ sửa chữa nếu có hư hỏng.
+ Được dùng rộng rãi trên thế giới.
1.3. Nhược điểm của phương pháp
- Nền đường phải được thoát nước ;
- Giá thành cao.
176
1.4. Cấu tạo lớp phủ chống trơn trượt Ceramic
Trong lớp Primer, b ...