Ảnh hưởng của phân loại đường theo chức năng đến giao thông và an toàn
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.19 MB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Ảnh hưởng của phân loại đường theo chức năng đến giao thông và an toàn trình bày một số vấn đề liên quan đến hai chức năng chính của mạng lưới đường bộ: (1) kết nối; và (2) tiếp cận là cơ sở để triển khai phân loại đường theo chức năng giao thông. Những kinh nghiệm trong phân loại đường theo chức năng ở một số quốc gia phát triển được trình bày cùng với các giải pháp đấu nối, điều khiển giao thông và ảnh hưởng của chúng đến giao thông và an toàn trên mạng lưới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của phân loại đường theo chức năng đến giao thông và an toàn ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN LOẠI ĐƯỜNG THEO CHỨC NĂNG ĐẾN GIAO THÔNG VÀ AN TOÀN Nguyễn Hữu Huy Viện Kỹ thuật Giao thông, Đại học Nguyễn Tất Thành TÓM TẮT: Báo cáo này trình bày một số vấn đề liên quan đến hai chức năng chính của mạng lưới đường bộ: (1) kết nối; và (2) tiếp cận là cơ sở để triển khai phân loại đường theo chức năng giao thông. Những kinh nghiệm trong phân loại đường theo chức năng ở một số quốc gia phát triển được trình bày cùng với các giải pháp đấu nối, điều khiển giao thông và ảnh hưởng của chúng đến giao thông và an toàn trên mạng lưới. Trên cơ sở đó một số đề xuất được nêu ra nhằm góp phần phát triển mạng lưới giao thông thông suốt, an toàn và hiệu quả. 1. GIỚI THIỆU Mạng lưới đường bộ đảm nhận hai chức năng chính: (1) kết nối, cho phép di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác, chức năng này thường được mong đợi có tính cơ động hay tốc độ vận hành cao trên những hành trình dài; và (2) tiếp cận, cho phép vào/ra một vị trí xác định, chức năng này không đòi hỏi tốc độ vận hành hay tính cơ động cao vì hành trình thường là ngắn. Do sự đối nghịch về đặc trưng của hai chức năng này, mạng lưới đường được ấn định gồm ba hệ thống chức năng: (1) Hệ thống đường chính, đảm nhiệm chức năng kết nối; (2) Hệ thống đường nội bộ/địa phương đảm nhiệm chức năng tiếp cận; và (3) Hệ thống đường gom/phân phối thực hiện chức năng kép, cho phép chuyển đổi từ tốc độ vận hành cao sang tốc độ vận hành thấp trước khi tiếp cận vào một vị trí cụ thể, hoặc ngược lại. Theo hệ thống phân loại chức năng, các tiêu chí thiết kế và điều kiện vận hành giao thông được đo lường bằng mức phục vụ (LOS) sẽ thay đổi theo từng loại chức năng đường. Hơn nữa, lưu lượng mà đường cần chuyển tải sẽ góp phần làm rõ thêm tiêu chuẩn thiết kế của mỗi cấp đường. Phân loại đường theo chức năng đóng vai trò quan trọng trong công tác qui hoạch, thiết kế và vận hành giao thông nhằm giảm thiểu tới mức thấp nhất các xung đột giao thông trên mạng lưới cũng như các xung đột giữa các loại giao thông như giao thông quá cảnh và giao thông địa phương, đồng thời phát huy hiệu quả vận hành và đảm bảo an toàn giao thông. 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN PHÂN LOẠI ĐƯỜNG THEO CHỨC NĂNG Hầu hết các hành trình đi lại diễn ra trên một mạng lưới giao thông bao gồm nhiều đoạn/tuyến đường phụ thuộc lẫn nhau, mỗi đoạn/tuyến cho phép giao thông di chuyển qua 183 hệ thống đến các điểm cần đến. Phân loại đường theo chức năng là xác định vai trò của một đoạn/tuyến đường cụ thể trong việc phục vụ dòng giao thông di chuyển qua mạng lưới. Hệ thống phân loại đường theo chức năng giúp phân luồng hợp lý các di chuyển giao thông qua mạng lưới một cách hiệu quả về thời gian và chi phí. 2.1. Tiếp cận & Kết nối Source: COTO (2004) Hình 2.1. Quan hệ giữa tiếp cận và kết nối Đường trên mạng lưới phục vụ hai nhu cầu chính của các hành trình đi lại: tiếp cận vào/ ra các vị trí xác định; và kết nối di (cơ động) từ vị trí này đến vị trí khác. Trong khi hai chức năng này nằm ở hai đầu đối diện trên đường cong liên tục chức năng (Hình 2.1) thì hầu hết các đoạn/tuyến đường đều đảm nhận chức năng hỗn hợp. - Đường với chức năng kết nối: cung cấp rất ít cơ hội vào và ra khỏi các vị trí vì vậy sự cản trở đi lại do các phương tiện vào/ra là thấp. - Đường với chức năng tiếp cận: cung cấp nhiều cơ hội vào và ra khỏi các vị trí xác định, điều này tạo ra sự cản trở lớn hơn do các phương tiện vào/ra thường xuyên. 2.2. Một số yếu tố quan trọng khác liên quan đến phân loại đường theo chức năng Sự phân biệt giữa “kết nối và tiếp cận” là rất quan trọng trong tiến trình ấn định chức năng của các đoạn/tuyến đường trên mạng lưới. Tuy nhiên, một số yếu tố khác cũng cần được xem xét thêm trong tiến trình phân loại đường theo chức năng giao thông. Các yếu tố đó bao gồm: hiệu quả đi lại, chiều dài đường tương ứng với từng loại chức năng giao thông và vai trò của đường gom trong việc kết nối và chuyển tải lưu lượng giao thông từ hệ thống nội bộ lên hệ thống đường chính, các điểm tiếp cận, tốc độ giới hạn, khoảng cách giữa các tuyến đường, lưu lượng giao thông, số làn xe và cấp độ kết nối. Những đặc trưng đi lại này có mối liên hệ mật thiết với phân loại đường theo chức năng như được tổng hợp trong Bảng 2.1. 184 Bảng 2.1. Quan hệ giữa phân loại theo chức năng và các đặc trưng đi lại Khoảng Mức độ Tầm quan cách phục Khoảng sử dụng Phân loại Các điểm Tốc độ trọng hay Số lượng vụ & cách giữa đường chức năng tiếp cận giới hạn cấp độ kết làn xe chiều dài các tuyến (AADT và nối tuyến DVMT) Đường vùng/khu dài nhất ít cao nhất dài nhất cao nhất nhiều chính vực rộng Đường trung bình trung bình trung bình trung bình trung bình trung bình trung bình gom Đường nội địa ngắn nhất nhiều thấp nhất ngắn nhất thấp nhất ít hơn bộ phương AADT = Annual Average Daily Traffic = Lưu lượng trung bình ngày trong 01 năm; DVMT = Dai ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của phân loại đường theo chức năng đến giao thông và an toàn ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN LOẠI ĐƯỜNG THEO CHỨC NĂNG ĐẾN GIAO THÔNG VÀ AN TOÀN Nguyễn Hữu Huy Viện Kỹ thuật Giao thông, Đại học Nguyễn Tất Thành TÓM TẮT: Báo cáo này trình bày một số vấn đề liên quan đến hai chức năng chính của mạng lưới đường bộ: (1) kết nối; và (2) tiếp cận là cơ sở để triển khai phân loại đường theo chức năng giao thông. Những kinh nghiệm trong phân loại đường theo chức năng ở một số quốc gia phát triển được trình bày cùng với các giải pháp đấu nối, điều khiển giao thông và ảnh hưởng của chúng đến giao thông và an toàn trên mạng lưới. Trên cơ sở đó một số đề xuất được nêu ra nhằm góp phần phát triển mạng lưới giao thông thông suốt, an toàn và hiệu quả. 1. GIỚI THIỆU Mạng lưới đường bộ đảm nhận hai chức năng chính: (1) kết nối, cho phép di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác, chức năng này thường được mong đợi có tính cơ động hay tốc độ vận hành cao trên những hành trình dài; và (2) tiếp cận, cho phép vào/ra một vị trí xác định, chức năng này không đòi hỏi tốc độ vận hành hay tính cơ động cao vì hành trình thường là ngắn. Do sự đối nghịch về đặc trưng của hai chức năng này, mạng lưới đường được ấn định gồm ba hệ thống chức năng: (1) Hệ thống đường chính, đảm nhiệm chức năng kết nối; (2) Hệ thống đường nội bộ/địa phương đảm nhiệm chức năng tiếp cận; và (3) Hệ thống đường gom/phân phối thực hiện chức năng kép, cho phép chuyển đổi từ tốc độ vận hành cao sang tốc độ vận hành thấp trước khi tiếp cận vào một vị trí cụ thể, hoặc ngược lại. Theo hệ thống phân loại chức năng, các tiêu chí thiết kế và điều kiện vận hành giao thông được đo lường bằng mức phục vụ (LOS) sẽ thay đổi theo từng loại chức năng đường. Hơn nữa, lưu lượng mà đường cần chuyển tải sẽ góp phần làm rõ thêm tiêu chuẩn thiết kế của mỗi cấp đường. Phân loại đường theo chức năng đóng vai trò quan trọng trong công tác qui hoạch, thiết kế và vận hành giao thông nhằm giảm thiểu tới mức thấp nhất các xung đột giao thông trên mạng lưới cũng như các xung đột giữa các loại giao thông như giao thông quá cảnh và giao thông địa phương, đồng thời phát huy hiệu quả vận hành và đảm bảo an toàn giao thông. 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN PHÂN LOẠI ĐƯỜNG THEO CHỨC NĂNG Hầu hết các hành trình đi lại diễn ra trên một mạng lưới giao thông bao gồm nhiều đoạn/tuyến đường phụ thuộc lẫn nhau, mỗi đoạn/tuyến cho phép giao thông di chuyển qua 183 hệ thống đến các điểm cần đến. Phân loại đường theo chức năng là xác định vai trò của một đoạn/tuyến đường cụ thể trong việc phục vụ dòng giao thông di chuyển qua mạng lưới. Hệ thống phân loại đường theo chức năng giúp phân luồng hợp lý các di chuyển giao thông qua mạng lưới một cách hiệu quả về thời gian và chi phí. 2.1. Tiếp cận & Kết nối Source: COTO (2004) Hình 2.1. Quan hệ giữa tiếp cận và kết nối Đường trên mạng lưới phục vụ hai nhu cầu chính của các hành trình đi lại: tiếp cận vào/ ra các vị trí xác định; và kết nối di (cơ động) từ vị trí này đến vị trí khác. Trong khi hai chức năng này nằm ở hai đầu đối diện trên đường cong liên tục chức năng (Hình 2.1) thì hầu hết các đoạn/tuyến đường đều đảm nhận chức năng hỗn hợp. - Đường với chức năng kết nối: cung cấp rất ít cơ hội vào và ra khỏi các vị trí vì vậy sự cản trở đi lại do các phương tiện vào/ra là thấp. - Đường với chức năng tiếp cận: cung cấp nhiều cơ hội vào và ra khỏi các vị trí xác định, điều này tạo ra sự cản trở lớn hơn do các phương tiện vào/ra thường xuyên. 2.2. Một số yếu tố quan trọng khác liên quan đến phân loại đường theo chức năng Sự phân biệt giữa “kết nối và tiếp cận” là rất quan trọng trong tiến trình ấn định chức năng của các đoạn/tuyến đường trên mạng lưới. Tuy nhiên, một số yếu tố khác cũng cần được xem xét thêm trong tiến trình phân loại đường theo chức năng giao thông. Các yếu tố đó bao gồm: hiệu quả đi lại, chiều dài đường tương ứng với từng loại chức năng giao thông và vai trò của đường gom trong việc kết nối và chuyển tải lưu lượng giao thông từ hệ thống nội bộ lên hệ thống đường chính, các điểm tiếp cận, tốc độ giới hạn, khoảng cách giữa các tuyến đường, lưu lượng giao thông, số làn xe và cấp độ kết nối. Những đặc trưng đi lại này có mối liên hệ mật thiết với phân loại đường theo chức năng như được tổng hợp trong Bảng 2.1. 184 Bảng 2.1. Quan hệ giữa phân loại theo chức năng và các đặc trưng đi lại Khoảng Mức độ Tầm quan cách phục Khoảng sử dụng Phân loại Các điểm Tốc độ trọng hay Số lượng vụ & cách giữa đường chức năng tiếp cận giới hạn cấp độ kết làn xe chiều dài các tuyến (AADT và nối tuyến DVMT) Đường vùng/khu dài nhất ít cao nhất dài nhất cao nhất nhiều chính vực rộng Đường trung bình trung bình trung bình trung bình trung bình trung bình trung bình gom Đường nội địa ngắn nhất nhiều thấp nhất ngắn nhất thấp nhất ít hơn bộ phương AADT = Annual Average Daily Traffic = Lưu lượng trung bình ngày trong 01 năm; DVMT = Dai ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Mạng lưới đường bộ Phân loại đường Phát triển mạng lưới giao thông Hệ thống đường nội bộ Hệ thống đường chính Nâng cao an toàn giao thôngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế tuyến đường ô tô đi qua 2 điểm T - H
241 trang 30 0 0 -
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng cầu đường: Thiết kế tuyến đường mới qua 2 điểm C-D
229 trang 24 0 0 -
Vài ý kiến về những thách thức cho giao thông đô thị Tp. HCM hiện nay
7 trang 24 0 0 -
27 trang 21 0 0
-
5 trang 20 0 0
-
43 trang 19 0 0
-
26 trang 18 0 0
-
Thực trạng mạng lưới giao thông đường bộ phân theo khu vực địa hình tỉnh Thanh Hoá
9 trang 15 0 0 -
Phương pháp phân tích ưu tiên hoá trong hệ thống quản lý mặt đường: Tổng quan và hướng phát triển
10 trang 14 0 0 -
Các chú ý khi ứng dụng mô hình HDM-4 trong công tác quản lý và bảo trì mạng lưới đường bộ Việt Nam
11 trang 13 0 0