Danh mục

Nghiên cứu bào chế gel nhũ tương diclofenac natri

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 339.88 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nghiên cứu điều chế gel nhũ tương diclofenac natri nhằm xây dựng công thức gel nhũ tương chứa diclofenac natri dùng trên da dựa trên các chỉ tiêu về cảm quan, độ đồng nhất, độ dàn mỏng, độ nhớt, pH và định lượng hàm lượng hoạt chất. Kết quả thu được với công thức gel nhũ tương chứa 1% diclofenac natri cùng với tỷ lệ các tá dược Carbopol 940, propylen glycol, isopropyl alcohol lần lượt là 1%, 15%, 10% đạt các chỉ tiêu đề ra.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu bào chế gel nhũ tương diclofenac natri NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ GEL NHŨ TƯƠNG DICLOFENAC NATRI Nguyễn Thị Thảo, Nguyễn Trí Minh, Ngô Cao Minh Sơn Khoa Dược, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. DS. Nguyễn Hữu Phước TÓM TẮT Diclofenac là một thuốc giảm đa hạ sốt, kháng viêm không steroid (NSAID) sử dụng trong điều trị các trường hợp đa cấp tính và mãn tính thông qua việc ức chế enzyme cyclo- oxygenase [1]. Tuy nhiên, các NSAIDs khi sử dụng đường uống gây ra tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như loét dạ dày – tá tràng. Dạng bào chế gel nhũ tương dùng trên da đã được chứng minh có nhiều lợi ích về sự tiện lợi, an toàn cũng như hiệu quả trị liệu đồng thời cũng làm giảm tác dụng phụ trên đường tiêu hóa của NSAIDs [4]. Chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu điều chế gel nhũ tương diclofenac natri nhằm xây dựng công thức gel nhũ tương chứa diclofenac natri dùng trên da dựa trên các chỉ tiêu về cảm quan, độ đồng nhất, độ dàn mỏng, độ nhớt, pH và định lượng hàm lượng hoạt chất. Kết quả thu được với công thức gel nhũ tương chứa 1% diclofenac natri cùng với tỷ lệ các tá dược Carbopol 940, propylen glycol, isopropyl alcohol lần lượt là 1%, 15%, 10% đạt các chỉ tiêu đề ra. Từ khóa: diclofenac natri, gel nhũ tương NSAIDs, thuốc dùng qua da, viêm khớp. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Diclofenac là một trong các thuốc được lựa chọn sử dụng trong điều trị cơn đa cấp và mãn tính thường liên quan đến bệnh lý về khớp. Thuốc dùng ngoài da diclofenac dạng gel được ưa chuộng vì ít gây cảm giác khó chịu và dễ rửa trôi, đồng thời hạn chế tác dụng trên đường tiêu hóa. Tuy gel có nhiều ư điểm, nhưng khả năng thấm qua da và sự ổn định trong thời gian dài là một trong những mặt hạn chế đáng lư ý. Vì vậy gel nhũ tương là lựa chọn thích hợp để khắc phục những nhược điểm này. Do có cấu trúc nhũ tương thuốc có khả năng thấm sâu hơn cho sinh khả dụng tốt hơn dạng gel thông thường. Không chỉ vậy, gel nhũ tương có nhiều ư điểm khi dùng trên da như có tính chất, không gây nhờn, dễ phân tán, dễ rửa sạch, làm dịu da, không biến màu,... [8]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu điều chế gel nhũ tương chứa natri diclofenac thông qua việc khảo sát tỷ lệ và thành phần các tá dược tạo gel nhũ tương dựa trên các tiêu chí như: cảm quan, độ đồng nhất, độ dàn mỏng, độ nhớt, pH và định lượng hàm lượng hoạt chất. 705 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: gel nhũ tương chứa diclofenac natri. Nguyên liệu: Diclofenac natri (Henan Dongtai, Trung Quốc, Dược điển Anh 2019). Mẫu đối chứng: Voltaren nồng độ 1% (kl/kl), số lô: SX4L, ngày sản xuất: 03/2020, hạn sử dụng: 02/2023, Novartis Consumer Health SA, Thụy Sĩ. Hóa chất và thuốc thử: propylen glycol, isopropyl alcohol (IPA), Span 20, Tween 80, methyl paraben, triethanolamine (TEA), dầu parafin, methanol, diclofenac natri đạt chuẩn phân tích. Trang thiết bị: cân phân tích PIONEER (OHAUS), máy khuấy đũa RW 20 D S000 (IKA), máy đo pH Starter 3100 (Ohaus), máy quang phổ UV-Vis U-3900 (Hitachi), máy đo độ nhớt DVEELVTL0 (Brookfield), bể siêu âm Elma S150 (Elma), cân kỹ thuật Starter 3100 (Ohaus). 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Khảo sát tính chất cơ lý hóa của mẫu đối chứng (Voltaren) 3.1.1 Cảm quan Gel nhũ tương có màu trắng đục như sữa, thể chất mềm mịn, có mùi đặc trưng không biến màu, không cứng lại hoặc tách lớp điều kiện thường, không được chảy lỏng nhiệt độ 37 oC, phải bắt dính được trên da khi bôi. 3.1.2 Độ đồng nhất [2] Gel nhũ tương phải đồng nhất, không vón cục, không có cấu tử lạ. Lấy 4 mẫu gel nhũ tương mỗi mẫu khoảng 0,02 đến 0,03 g, trải đều trên 4 phiến kính. Đậy lên mỗi phiến kính bằng một phiến kính thứ 2 và ép mạnh cho tới khi tạo thành vết tròn có đường kính khoảng 2 cm. Quan sát vết thu được bằng mắt thường (cách mắt khoảng 30 cm), 3 trong 4 tiêu bản không được nhận thấy các tiểu phân. Nếu có các tiểu phân nhìn thấy trong phần lớn số các vết thì phải làm lại với 8 mẫu gel nhũ tương. Trong số các tiêu bản này, các tiểu phân cho phép nhận thấy không được vượt quá 2 tiêu bản. 3.1.3 pH Cân 10 g gel nhũ tương vào becher 100 ml, cho vào 50 ml nước cất. Khuấy kỹ, sau đó lọc qua giấy lọc và tiến hành đo giá trị pH của dịch lọc. Thực hiện đo 3 lần cho mỗi mẫu và lấy giá trị trung bình. 3.1.4 Độ dàn mỏng Cân 1 g gel nhũ tương cho vào giữa tấm kính, đặt tấm kính còn lại có khối lượng khoảng 250 g lên trên, để yên trong trong 1 phút. Đo đường kính vòng tròn của gel nhũ tương tản ra, đo 2 chiều và lấy giá trị trung bình. Xác định diện tích tản ra của lượng gel thuốc. 3.1.5 Độ nhớt Cho 500 ml Voltaren vào becher đặt vào máy đo độ nhớt Brookfield, sử dụng kim 61. Tốc độ quay 0,6 vòng/phút 25 oC. Ghi nhận giá trị độ nhớt trung bình sau 3 lần đo. 706 3.2 Khảo sát thành phần nhũ tương Thành phần ...

Tài liệu được xem nhiều: