Danh mục

Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng và khuynh hướng sử dụng đất của đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực Trung Trường Sơn dưới tác động của tuyến đường Hồ Chí Minh

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.07 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 14,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết giới thiệu tới người đọc về diễn biến của nguồn tài nguyên rừng và những sự thay đổi trong khuynh hướng sử dụng đất của người dân sống ở khu vực Trung Trường Sơn. Mời các bạn cùng tham khảo!


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng và khuynh hướng sử dụng đất của đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực Trung Trường Sơn dưới tác động của tuyến đường Hồ Chí Minh Tạp chí Khoa học – Đại học Huế ISSN 1859-1388 Tập 120, Số 6, 2016, Tr. 115-130 NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ KHUYNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở KHU VỰC TRUNG TRƯỜNG SƠN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA TUYẾN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH Hồ Đắc Thái Hoàng1,*, Trần Khương Duy1, Nguyễn Thị Phương Thảo2 1 Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Huế 2 Trường Đại học Nông lâm, Đại học HuếTóm tắt: Đường Hồ Chí Minh (hay đường Trường Sơn) là một trong những con đường quan trọng trongchiến lược phát triển kinh tế cũng như an ninh quốc phòng của Việt Nam. Tái khởi công năm 2000, tuyếnđường đã thực sự đóng vai trò rất lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế cho hành lang kinh tế phía Tây đồngthời cũng gián tiếp tạo ra những sự thay đổi trong định hướng canh tác của người dân đáp ứng nhu cầu thịtrường. Đồng bào dân tộc thiểu số tại khu vực này đã có những thay đổi lớn về cách thức sử dụng đất, thaythế dần phương thức canh tác du canh truyền thống bằng các phương pháp thâm canh, ổn định sản xuất.Nhu cầu thị trường và lợi thế giao thông đã gián tiếp tác động tạo ra sự suy giảm diện tích cũng như chấtlượng của tài nguyên rừng. Khuynh hướng sử dụng đất đã có sự thay đổi rõ nét tùy theo từng vùng địa lýkhác nhau. Tổng diện tích đất thổ cư và rừng trồng các loại tăng nhanh theo thời gian và kéo theo đó là sựsuy giảm tương ứng của diện tích rừng tự nhiên.Từ khóa: Đường Hồ Chí Minh, sử dụng đất1 Đặt vấn đề Đường Hồ Chí Minh (hay đường Trường Sơn) được xây dựng từ năm 1957 (Đồng et al.,1999) đây là một trong những tuyến đường huyết mạch trong cuộc kháng chiến chống Mỹ thốngnhất đất nước. Sau chiến tranh thì con đường này ít được sử dụng và xuống cấp rất trầm trọng.Đến năm 2000, chính phủ đã khởi công tái xây dựng lại con đường Hồ Chí Minh, chính thức trởthành tuyến đường quốc lộ thứ hai xuyên Việt, giảm tải cho tuyến 1A, đảm bảo lưu thông hànghóa thông suốt cho nền kinh tế, rút ngắn con đường vận chuyển hàng hóa, nâng cao khả năngtiếp cận thị trường của đồng bào các dân tộc thiểu số, cải thiện sinh kế cho cư dân địa phươngđồng thời đây cũng là tuyến đường đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốcphòng và là hành lang phát triển kinh tế Đông-Tây, nối thông với các cửa khẩu giữa 3 nước ĐôngDương. Việc mở lại tuyến đường đã nối thông hành lang kinh tế phía Tây của Tổ quốc, tạo điềukiện để phát triển cho các khu vực miền núi nối liền các tỉnh từ Bắc vào Nam, đặc biệt là khu vựcmiền Trung – Tây Nguyên. Hệ thống đường Hồ Chí Minh giúp cho người dân địa phương cóđiều kiện tiếp xúc và trao đổi hàng hóa nông sản đa chiều giữa các vùng miền đặc biệt là miền*Liên hệ: hodacthaihoang@huaf.edu.vnNhận bài: 22-06-2015; Hoàn thành phản biện: 23-09-2015; Ngày nhận đăng: 03-10-2016.Hồ Đắc Thái Hoàng và CS. Tập 120, Số 6, 2016núi và đồng bằng ven biển, được xem như là điểm tập trung thu mua nông sản của người dân,cũng như hình thành tuyến cung cấp vật tư, trang thiết bị và cây con giống phục vụ quá trình sảnxuất của người dân. Tuyến đường đóng vai trò cơ sở hạ tầng chính yếu để phát triển hệ thốngđiện, đường, trường, trạm phục vụ tốt công tác quản lý và nâng cao mức sống của cư dân địaphương đồng thời là cơ hội giao lưu văn hóa giữa các dân tộc của miền núi và đồng bằng. Từ đó,người dân có cơ hội tiếp xúc được với những kiến thức nuôi trồng hiện đại hơn, có cơ hội tiếpcận dễ dàng hơn với những chính sách hỗ trợ sản xuất của nhà nước. Đời sống của người dântừng bước đã có những bước cải thiện rõ rệt trong những năm qua. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực về phát triển kinh tế cho người dân, tuyếnđường cũng đang là một trong những tác nhân dẫn đến tần suất con người tác động vào tàinguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng, ngày càng nhiều và rộng hơn. Đã có rất nhiềunghiên cứu (Hoa, 2010; Thư et al., 2009; Tuân, 2008; Ý, Cẩm, et al., 2010; Ý, Thịnh, et al., 2010) chỉra những mức độ tác động của tuyến đường Hồ Chí Minh đối với hệ sinh thái và tài nguyên thiênnhiên như đất, nước, thảm thực vật… khu vực này. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào chỉrõ những ảnh hưởng có nó đến diễn biến của tài nguyên rừng. Ngoài ra, với việc hình thành thị trường mua bán tại khu vực này, đã thúc đẩy việc sảnxuất của người dân theo hướng sản xuất hàng hóa thay thế cho hình thức sản xuất tự cung tự cấpnhư trước đây. Chính điều này đã có tác động rõ rệt đến việc thay ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: