Danh mục

Nghiên cứu, biên soạn tài liệu dạy - học tiếng Co cho cán bộ, công chức (người Kinh) công tác tại huyện Trà Bồng và huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 238.46 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu, biên soạn bộ tài liệu dạy và học tiếng Co cho cán bộ công chức (người Kinh) công tác tại huyện Trà Bồng, huyện Tây Trà và tại các cơ quan trong hệ thống chính trị cấp tỉnh, huyện và xã có liên quan.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu, biên soạn tài liệu dạy - học tiếng Co cho cán bộ, công chức (người Kinh) công tác tại huyện Trà Bồng và huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN TÀI LIỆU DẠY - HỌC TIẾNG CO CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC (NGƯỜI KINH) CÔNG TÁC TẠI HUYỆN TRÀ BỒNG VÀ HUYỆN TÂY TRÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Minh Trí Cơ quan chủ trì đề tài: UBND huyện Trà Bồng Năm nghiệm thu: 2016 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Dân tộc Co đã cư trú lâu đời ở các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam và Kon Tum, có ý thức cao về tộc người của mình, tự hào về truyền thống lịch sử và văn hoá của ông bà tổ tiên. Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều nét bản sắc văn hoá (trong đó có ngôn ngữ) của họ đang trong xu hướng bị pha trộn và mai một, đặc biệt là trong giới trẻ. Trên thực tế, qua các cuộc điền dã và tiếp xúc trực tiếp với cộng đồng người Co tại địa bàn các huyện Tây Trà và Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, những người thực hiện đề tài phát hiện các dấu hiệu cho thấy một bộ phận, đặc biệt là thanh niên nam nữ, người Co dần dần ít sử dụng, thậm chí ngại nói tiếng mẹ đẻ của chính mình. Nếu điều này phát triển thành một xu thế phổ biến trong giới trẻ người Co, thì tiếng Co rõ ràng đang đối mặt với nguy cơ lụi tàn và biến mất trong cộng đồng các ngôn ngữ trên lãnh thổ Việt Nam. Hơn thế nữa, ngôn ngữ của người Co chỉ ở dạng lời nói, khẩu truyền từ đời này sang đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác với những biến thiên, biến thể, khảo dị, với nhiều tiếp biến, vay mượn khó tạo thành các chuẩn mực ngôn ngữ để quy chiếu. Lý do này khiến cho tiếng Co chưa có vai trò đáng kể trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cũng như trong phát triển kinh tế-xã hội, cũng như xác lập vị thế của dân tộc mình trong cộng đồng các dân tộc khác. II. MỤC TIÊU Nghiên cứu, biên soạn bộ tài liệu dạy và học tiếng Co cho cán bộ công chức (người Kinh) công tác tại huyện Trà Bồng, huyện Tây Trà và tại các cơ quan trong hệ thống chính trị cấp tỉnh, huyện và xã có liên quan. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Đề xuất phương án ghi âm (chữ) đối với tiếng Co ở Trà Bồng và Tây Trà: (BẢNG CÁC CHỮ CO (CHỮ HOA VÀ CHỮ THƯỜNG) Hệ thống chữ này được dùng để thể hiện trong Tài liệu dạy và học tiếng Co và Bảng tra cứu Việt - Co, Co - Việt, các chyên đề…, khi cần thể hiện ngôn ngữ đối tượng là tiếng Co. Đồng thời, nó cũng là đối tượng dạy và học trong Tài liệu dạy và học tiếng Co và Bảng tra cứu Việt - Co, Co - Việt. Ví dụ: TAJẮU – TRÒ CHUYỆN - E kấi măn hnhư? - E. Kấi nứ? Nhu măn axek kấi nứ, nhu? LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN 261 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 - Kađing e al hnhư kâi Lai, xău? (- Có ai ở nhà không? - Có. Ai đó? Chú tìm ai đó ạ? BẢNG CÁC CHỮ CO (CHỮ HOA VÀ CHỮ THƯỜNG) A a Á á Ă ă Ắ ắ Â â Ấ ấ B b Bh bh Ch ch D d ‘D ‘d Đ đ Đh đh E e É é Ê ê Ế ế G g H h I i Í í J j K k Kh kh L l ‘L ‘l M m ‘M ‘m N n ‘N ‘n Ng ng ‘Ng ‘ng ‘Nh ‘nh O o Ó ó Ô ô Ố ố Ơ ơ Ớ ớ P p Ph ph R r ‘R ‘r T t Th th U u Ú ú Ư ư Ứ ứ W w X x - Đây có phải nhà ông Lai không, cháu?). 2. Tài liệu dạy và học tiếng Co (Bai hok apok Kool - Bài học tiếng Co): gồm 80 bài; khoảng 220 trang bản thảo. Bai hok apok Kool (Bài học tiếng Co) là sản phẩm chính trong đề tài. Cấu trúc Bai hok apok Kool: Trong Phần 1, sau một bài giới thiệu chung về tiếng Co, là những bài tập trung vào hướng dẫn cách đọc và cách viết chữ Co. Tiếp theo là Phần 2, gồm các bài tập trung vào các chủ đề, nhằm cung cấp các từ ngữ và những cách nói thường gặp trong những hoàn cảnh khác nhau. Các chủ đề trong sách là: làm quen, gia đình, làng xóm, văn hóa văn nghệ, bệnh tật, sản xuất, nhà trường, mua bán, đất nước… Trong mỗi bài của Phần 1, các chữ cái được hướng dẫn đơn giản về cách đọc và được ghi trong các ví dụ cụ thể. Ở Phần 2, có các bài đọc xen kẽ với các bài hội thoại bằng tiếng Co. Sau mỗi bài là chú giải những từ ngữ và những cách nói thường gặp hoặc đáng lưu ý có trong bài, cuối cùng là dịch bài ra tiếng Việt. Xen kẽ, có những bài về một số đặc điểm của tiếng Co. Trong các bài đọc, có những bài nói về phong tục tập quán xen với những truyện cổ tích và thần thoại của người Co, một số bài hát, câu đố tiếng Co. Các tư liệu ngôn ngữ trong sách được thu thập từ ngôn ngữ nói (khẩu ngữ) của người Co hiện đang cư trú ở huyện Trà Bồng và Tây Trà của tỉnh Quảng Ngãi, có tham khảo tiếng Co ở các huyện Bắc Trà My và Tiên Phước của tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra, công trình đã tiếp thu có chọn lọc một số tài liệu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, một số tư liệu về tiếng Co đã được thu thập ở những nghiên cứu trước đây. Ở Quảng Ngãi có sự phân biệt hai “giọng” Cor: ở “đường nước” (truôk đhak) và “đường rừng” (truôk gôk). Tiếng nói hai “giọng” này có một số điểm khác biệt, về ngữ âm và cả từ ngữ. Trong sách, tiếng Việt được dùng khi giải nghĩa từ ngữ hay câu, dịch các bài tiếng Co, chú giải các hiện tượng ngữ pháp…, với mục đích là qua tiếng Việt giúp người sử dụng sách hiểu rõ hơn đối tượng cần học tập và rèn luyện là tiếng Co, đặc biệt trong giai đoạn học tập nghiên cứu ban đầu. Đồng thời, cũng là để số người sử dụng sách này được nhiều hơn. 262 LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN ...

Tài liệu được xem nhiều: