Ảnh hưởng của thói quen viết tiếng Việt đến cách diễn đạt câu và sử dụng trạng ngữ trong các bài viết học thuật tiếng Anh
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 301.62 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài báo phân tích một số lối diễn đạt chưa trang trọng và chưa đạt chuẩn về văn phong khoa học của sinh viên Việt Nam trong các bài luận học thuật và bài nghiên cứu tiếng Anh; đồng thời thảo luận các nguyên nhân chủ yếu của lối diễn đạt này. Nguyên nhân chính của sự khác biệt được lý giải dựa trên những ảnh hưởng của thói quen viết tiếng Việt và lối suy nghĩ của người Việt đến cách hành văn trong tiếng Anh. Bài báo còn đề xuất một số biện pháp để cải thiện chất lượng bài viết luận học thuật hoặc bài nghiên cứu bằng tiếng Anh; giúp sinh viên ngành tiếng Anh tiếp cận thành công những chuẩn mực ngôn ngữ và diễn đạt tu từ của người bản xứ trong cách hành văn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của thói quen viết tiếng Việt đến cách diễn đạt câu và sử dụng trạng ngữ trong các bài viết học thuật tiếng Anh TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011 ẢNH HƯỞNG CỦA THÓI QUEN VIẾT TIẾNG VIỆT ĐẾN CÁCH DIỄN ĐẠT CÂU VÀ SỬ DỤNG TRẠNG NGỮ TRONG CÁC BÀI VIẾT HỌC THUẬT TIẾNG ANH Đỗ Thị Xuân Dung Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế TÓM TẮT Bài báo phân tích một số lối diễn đạt chưa trang trọng và chưa đạt chuẩn về văn phong khoa học của sinh viên Việt Nam trong các bài luận học thuật và bài nghiên cứu tiếng Anh; đồng thời thảo luận các nguyên nhân chủ yếu của lối diễn đạt này. Nguyên nhân chính của sự khác biệt được lý giải dựa trên những ảnh hưởng của thói quen viết tiếng Việt và lối suy nghĩ của người Việt đến cách hành văn trong tiếng Anh. Bài báo còn đề xuất một số biện pháp để cải thiện chất lượng bài viết luận học thuật hoặc bài nghiên cứu bằng tiếng Anh; giúp sinh viên ngành tiếng Anh tiếp cận thành công những chuẩn mực ngôn ngữ và diễn đạt tu từ của người bản xứ trong cách hành văn. 1. Mở đầu Khi thế giới vốn rộng lớn ngày càng trở nên bé nhỏ hơn nhờ con người đã tìm cách tiếp cận, chia sẻ tri thức và giao tiếp toàn cầu, sinh viên là một trong những đối tượng được hưởng lợi từ quá trình này bởi họ là những trí thức trẻ được mở mang kiến thức ra khỏi tầm quốc gia của mình. Trong xu hướng hội nhập quốc tế, ngày càng có nhiều sinh viên Việt Nam được đi học lấy bằng cấp hoặc nâng cao trình độ chuyên môn ở các nước tiên tiến, tham gia báo cáo khoa học tại các hội nghị chuyên ngành hoặc viết bài gửi đăng trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế. Đây chính là những môi trường đòi hỏi sinh viên phải thể hiện kỹ năng viết tiếng Anh theo phong cách học thuật, hay còn gọi là hàn lâm (academic writing). Tiếng Anh hàn lâm là tiếng Anh được sử dụng bởi những người được giáo dục chính quy trong môi trường đại học; là tiếng Anh được viết trong những sách báo chuẩn mực và xuất bản chính danh. Do không có nhiều điều kiện để được giáo viên người bản ngữ chỉnh sửa, góp ý… hoặc do không được tiếp cận nhiều với nguồn tài liệu học thuật tiếng Anh của người bản xứ, rất nhiều sinh viên đã gặp khó khăn khi tìm cách thể hiện các diễn đạt văn phong trong các bài luận học thuật của mình, dẫn đến cách hành văn không đạt chuẩn và có khi là không được hội đồng khoa học phê duyệt, chỉ vì lối diễn đạt chưa đúng với văn phong tiếng Anh chính thống. 5 2. Nội dung 2.1. Những cơ sở lý luận của phép so sánh tu từ trong tiếng Anh và một số nước phương Đông khác 2.1.1. Tu từ và so sánh tu từ (Contrastive Rhetoric) Phép tu từ (rhetoric) là một lối suy nghĩ, liên quan nhiều đến những gì diễn ra trong đầu của người phát ngôn hơn là những lời phát ngôn cụ thể. Mỗi ngôn ngữ đều tạo cho người nói ngôn ngữ đó một cách nhìn nhận và phân tích về thế giới xung quanh rất riêng, cho nên có thể cách nhìn nhận này, lối suy nghĩ của người nói một ngôn ngữ này sẽ khác với những người nói các ngôn ngữ khác. Khái niệm so sánh tu từ (contrastive rhetoric) xuất hiện từ năm 1966 khi Kaplan tiến hành nghiên cứu những kiểu diễn đạt tiếng Anh của những sinh viên quốc tế trong các bài luận học thuật tiếng Anh. Qua phân tích hơn 600 bài luận tiếng Anh của sinh viên nước ngoài, ông đã đưa ra kết luận về những kiểu so sánh tu từ giữa người bản xứ nói tiếng Anh và người nước ngoài học tiếng Anh như là một ngoại ngữ. Ông đã kết luận “Mỗi ngôn ngữ và mỗi nền văn hóa có một kiểu tổ chức ý tưởng văn phong độc đáo riêng; cho nên khi học một ngôn ngữ cụ thể thì cần phải nắm vững một cách có hệ thống (Kaplan, 1966, tr.14). Những giải thích của Kaplan (1987, 1988) và một số tác giả khác sau đó (Connor, 1987, 1996; Kenneth và cộng sự, 2000; Hirose, 2003) chủ yếu xoay quanh vấn đề hoạt động viết là một hoạt động được quy định và ít nhiều chi phối bởi yếu tố văn hóa. Những cách nghĩ, thói quen và những quy tắc, chuẩn mực trong một nền văn hóa cụ thể sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến cách hành văn của người thuộc nền văn hóa đó khi họ học cách viết một ngoại ngữ. Hiện nay, rất nhiều người trên thế giới chọn học tiếng Anh như là một ngoại ngữ và họ có nhu cầu viết bài báo khoa học, viết đơn thư hoặc các văn bản khác để được người bản xứ xem xét, chấp nhận. Tuy nhiên, việc không ý thức được những chuẩn mực văn phong chính thống của người nói tiếng Anh bản xứ đã ảnh hưởng đến cách nhìn nhận, đánh giá của người bản xứ đối với sinh viên nước ngoài trong các bài nghiên cứu, bài báo khoa học. Có quan niệm còn cho rằng viết tiếng Anh theo lối suy nghĩ của nền văn hóa khác hơn là của người Anh-Mỹ là một biểu hiện của văn phong thiếu trang trọng, chưa chuẩn, chưa hàn lâm, chưa mang tính học thuật. 2.1.2. Một số kiểu so sánh tu từ 2.1.2.1. Trực tiếp (directness) và gián tiếp (indirectness) Người châu Á, đại diện cho nền văn hóa Đông phương được cho là có lối viết văn, tổ chức ý hay đề cập vấn đề một cách gián tiếp, vòng vo; trong khi người phương Tây có thói quen theo mô-típ trực tiếp, tuyến tính (linear patterns). Từ cấp độ câu cho đến cấp ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của thói quen viết tiếng Việt đến cách diễn đạt câu và sử dụng trạng ngữ trong các bài viết học thuật tiếng Anh TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011 ẢNH HƯỞNG CỦA THÓI QUEN VIẾT TIẾNG VIỆT ĐẾN CÁCH DIỄN ĐẠT CÂU VÀ SỬ DỤNG TRẠNG NGỮ TRONG CÁC BÀI VIẾT HỌC THUẬT TIẾNG ANH Đỗ Thị Xuân Dung Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế TÓM TẮT Bài báo phân tích một số lối diễn đạt chưa trang trọng và chưa đạt chuẩn về văn phong khoa học của sinh viên Việt Nam trong các bài luận học thuật và bài nghiên cứu tiếng Anh; đồng thời thảo luận các nguyên nhân chủ yếu của lối diễn đạt này. Nguyên nhân chính của sự khác biệt được lý giải dựa trên những ảnh hưởng của thói quen viết tiếng Việt và lối suy nghĩ của người Việt đến cách hành văn trong tiếng Anh. Bài báo còn đề xuất một số biện pháp để cải thiện chất lượng bài viết luận học thuật hoặc bài nghiên cứu bằng tiếng Anh; giúp sinh viên ngành tiếng Anh tiếp cận thành công những chuẩn mực ngôn ngữ và diễn đạt tu từ của người bản xứ trong cách hành văn. 1. Mở đầu Khi thế giới vốn rộng lớn ngày càng trở nên bé nhỏ hơn nhờ con người đã tìm cách tiếp cận, chia sẻ tri thức và giao tiếp toàn cầu, sinh viên là một trong những đối tượng được hưởng lợi từ quá trình này bởi họ là những trí thức trẻ được mở mang kiến thức ra khỏi tầm quốc gia của mình. Trong xu hướng hội nhập quốc tế, ngày càng có nhiều sinh viên Việt Nam được đi học lấy bằng cấp hoặc nâng cao trình độ chuyên môn ở các nước tiên tiến, tham gia báo cáo khoa học tại các hội nghị chuyên ngành hoặc viết bài gửi đăng trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế. Đây chính là những môi trường đòi hỏi sinh viên phải thể hiện kỹ năng viết tiếng Anh theo phong cách học thuật, hay còn gọi là hàn lâm (academic writing). Tiếng Anh hàn lâm là tiếng Anh được sử dụng bởi những người được giáo dục chính quy trong môi trường đại học; là tiếng Anh được viết trong những sách báo chuẩn mực và xuất bản chính danh. Do không có nhiều điều kiện để được giáo viên người bản ngữ chỉnh sửa, góp ý… hoặc do không được tiếp cận nhiều với nguồn tài liệu học thuật tiếng Anh của người bản xứ, rất nhiều sinh viên đã gặp khó khăn khi tìm cách thể hiện các diễn đạt văn phong trong các bài luận học thuật của mình, dẫn đến cách hành văn không đạt chuẩn và có khi là không được hội đồng khoa học phê duyệt, chỉ vì lối diễn đạt chưa đúng với văn phong tiếng Anh chính thống. 5 2. Nội dung 2.1. Những cơ sở lý luận của phép so sánh tu từ trong tiếng Anh và một số nước phương Đông khác 2.1.1. Tu từ và so sánh tu từ (Contrastive Rhetoric) Phép tu từ (rhetoric) là một lối suy nghĩ, liên quan nhiều đến những gì diễn ra trong đầu của người phát ngôn hơn là những lời phát ngôn cụ thể. Mỗi ngôn ngữ đều tạo cho người nói ngôn ngữ đó một cách nhìn nhận và phân tích về thế giới xung quanh rất riêng, cho nên có thể cách nhìn nhận này, lối suy nghĩ của người nói một ngôn ngữ này sẽ khác với những người nói các ngôn ngữ khác. Khái niệm so sánh tu từ (contrastive rhetoric) xuất hiện từ năm 1966 khi Kaplan tiến hành nghiên cứu những kiểu diễn đạt tiếng Anh của những sinh viên quốc tế trong các bài luận học thuật tiếng Anh. Qua phân tích hơn 600 bài luận tiếng Anh của sinh viên nước ngoài, ông đã đưa ra kết luận về những kiểu so sánh tu từ giữa người bản xứ nói tiếng Anh và người nước ngoài học tiếng Anh như là một ngoại ngữ. Ông đã kết luận “Mỗi ngôn ngữ và mỗi nền văn hóa có một kiểu tổ chức ý tưởng văn phong độc đáo riêng; cho nên khi học một ngôn ngữ cụ thể thì cần phải nắm vững một cách có hệ thống (Kaplan, 1966, tr.14). Những giải thích của Kaplan (1987, 1988) và một số tác giả khác sau đó (Connor, 1987, 1996; Kenneth và cộng sự, 2000; Hirose, 2003) chủ yếu xoay quanh vấn đề hoạt động viết là một hoạt động được quy định và ít nhiều chi phối bởi yếu tố văn hóa. Những cách nghĩ, thói quen và những quy tắc, chuẩn mực trong một nền văn hóa cụ thể sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến cách hành văn của người thuộc nền văn hóa đó khi họ học cách viết một ngoại ngữ. Hiện nay, rất nhiều người trên thế giới chọn học tiếng Anh như là một ngoại ngữ và họ có nhu cầu viết bài báo khoa học, viết đơn thư hoặc các văn bản khác để được người bản xứ xem xét, chấp nhận. Tuy nhiên, việc không ý thức được những chuẩn mực văn phong chính thống của người nói tiếng Anh bản xứ đã ảnh hưởng đến cách nhìn nhận, đánh giá của người bản xứ đối với sinh viên nước ngoài trong các bài nghiên cứu, bài báo khoa học. Có quan niệm còn cho rằng viết tiếng Anh theo lối suy nghĩ của nền văn hóa khác hơn là của người Anh-Mỹ là một biểu hiện của văn phong thiếu trang trọng, chưa chuẩn, chưa hàn lâm, chưa mang tính học thuật. 2.1.2. Một số kiểu so sánh tu từ 2.1.2.1. Trực tiếp (directness) và gián tiếp (indirectness) Người châu Á, đại diện cho nền văn hóa Đông phương được cho là có lối viết văn, tổ chức ý hay đề cập vấn đề một cách gián tiếp, vòng vo; trong khi người phương Tây có thói quen theo mô-típ trực tiếp, tuyến tính (linear patterns). Từ cấp độ câu cho đến cấp ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thói quen viết tiếng Việt Bài viết học thuật tiếng Anh Diễn đạt câu Sử dụng trạng ngữ Chuẩn mực ngôn ngữ So sánh tu từGợi ý tài liệu liên quan:
-
99 trang 35 1 0
-
So sánh tu từ trong lượn slương của người Tày
5 trang 18 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: So sánh tu từ trong hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu
98 trang 16 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: So sánh tu từ trong hai tập thơ Gái quê và Thơ điên của Hàn Mặc Tử
79 trang 14 0 0 -
Giá trị tạo hình trong ngôn ngữ thơ và trong phương thức so sánh tu từ
7 trang 13 0 0 -
Đề tài nghiên cứu khoa học: So sánh tu từ trong các văn bản được chọn giảng ở chương trình Ngữ văn
28 trang 9 0 0 -
8 trang 8 0 0
-
6 trang 8 0 0