Danh mục

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán di động - tập trung vào hệ thống Fintech tại Việt Nam

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 308.01 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này nhằm mục đích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng dịch vụ thanh toán di động tại Việt Nam. Mô hình nghiên cứu được phát triển bằng cách kết hợp mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và mô hình công nghệ, cá nhân và môi trường (TPE). Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán di động - tập trung vào hệ thống Fintech tại Việt Nam INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG THANH TOÁN DI ĐỘNG - TẬP TRUNG VÀO HỆ THỐNG FINTECH TẠI VIỆT NAM STUDY OF FACTORS INFLUENCING THE INTENTION TO USE MOBILE PAYMENT - FOCUSED ON VIET NAM FINTECH SYSTEMS TS. Trần Thảo An Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Hàn, Đại học Đà Nẵng ThS. Trần Thị Yến Vinh Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng ttan@vku.udn.vn Tón tắt Trong lĩnh vực tài chính, dịch vụ Fintech giúp khách hàng có thể thực hiện các dịch vụ tài chính dễ dàng mọi lúc mọi nơi một cách an toàn và tiện lợi thông qua điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Bài viết này nhằm mục đích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng dịch vụ thanh toán di động tại Việt Nam. Mô hình nghiên cứu được phát triển bằng cách kết hợp mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và mô hình công nghệ, cá nhân và môi trường (TPE). Kết quả cho thấy tính di động ảnh hưởng nhiều nhất đến bối cảnh công nghệ, tiếp theo là sự an toàn và chi phí. Trong bối cảnh cá nhân, kiến thức thanh toán di động có ảnh hưởng lớn nhất, theo sau bởi tính sáng tạo cá nhân và sự phù hợp. Tuy nhiên ảnh hưởng của chi phí và sự phù hợp đến cảm nhận sự hữu ích không được xác nhận. Cuối cùng, trong bối cảnh môi trường, ảnh hưởng xã hội có tác động đáng kể đến sự hữu ích cảm nhận, tính dễ sử dụng cảm nhận cũng như ý định sử dụng thanh toán di động tại Việt Nam. Từ khóa: Fintech, Mô hình TPE, Mô hình TAM, Thanh toán di động, Ý định sử dụng Abstract The rapid development of information technology and electronic devices brings many ben- efits in our daily life. Regarding the financial sector, Fintech services allow customers to perform financial activities easily, safely, and conveniently via smartphones or tablets from anywhere. This study aims to explore the factors that influence the adoption of mobile payment services in Vietnam. To do so, the research model in this study was developed by combining the Technology Acceptance Model (TAM) and the Technological-Personal-Environmental (TPE) framework. The results show that mobility affects the technology landscape the most, followed by security and cost. Regarding human-related factors, mobile payment knowledge has the greatest impact, fol- lowed by personal innovativeness and compatibility. However, the effect of cost and perceived usefulness was not confirmed. Finally, in the environmental context, social influence has a sig- nificant impact on perceived usefulness, perceived ease of use as well as intention to use mobile payments in Vietnam. 778 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Key words: Fintech, Intention to use, Mobile payment system, TPE framework, TAM Model 1. Giới thiệu Sự phát triển nhanh chóng của Fintech đã mang lại nhiều dịch vụ thanh toán dễ dàng và thanh toán di động đang chiếm ưu thế nhờ sự phát triển mạnh mẽ của điện thoại thông minh. Để góp phần giúp Chính phủ Việt Nam hoàn thành mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt vào năm 2020, nghiên cứu này nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán di động tại Việt Nam. Để đánh giá đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán tại Việt Nam trên ba khía cạnh Công nghệ, Cá nhân và Môi trường, chúng tôi đã xây dựng mô hình nghiên cứu bằng cách kết hợp mô hình chấp nhận sử dụng công nghệ (TAM) và mô hình công nghệ – cá nhân – mô trường (TPE). Ngoài ra, các yếu tố nhân khẩu học là biến điều tiết trong mô hình. Nghiên cứu có những đóng góp đáng kể sau: nâng cao sự hiểu biết của mô hình TAM khi kết hợp mô hình TAM và mô hình TPE trong bối cảnh thanh toán di động và phát triển mô hình nghiên cứu để xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thanh toán di động tại Việt Nam. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Fintech “Fintech” là một thuật ngữ được ghép từ “Finance” và “Technology” được tạo ra bởi sự kết hợp giữa dịch vụ tài chính và công nghệ thông tin (Kim và cộng sự, 2015). Fintech cung cấp các dịch vụ tài chính sáng tạo trên nền tảng công nghệ mới. Trong đó, thanh toán di động là một loại dịch vụ tài chính được cung cấp dựa trên nền tản điện thoại thông minh. 2.2. Hệ thống thanh toán di động Thanh toán di động được xem là bất kỳ khoản thanh toán nào mà trong đó thiết bị di động được sử dụng để bắt đầu, kích hoạt và xác nhận việc trao đổi giá trị tài chính để đổi lấy hàng hóa, dịch vụ (Au & Kauffman, 2008). Thiết bị di động có thể là điện thoại thông minh, máy tính bảng. Thanh toán di động là bước tiếp theo trong việc phát triển các giao dịch thanh toán điện tử và có thể được sử dụng cho các loại thanh toán khác nhau từ thanh toán trực tuyến trên các website đến thanh toán tại các cửa hàng vật lý như vé máy bay, phòng khách sạn và nhà hàng, siêu thị (Kim và cộng sự, 2009). Các loại thanh toán di động: Thanh toán di động bao gồm hai loại: thanh toán từ xa và thanh toán tiệm cận. - Thanh toán từ xa (remote payment) là hình thức thanh toán trong đó người tiêu dùng thực hiện thanh toán qua thiết bị di động nhưng không t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: