Danh mục

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 412.24 KB      Lượt xem: 41      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook tại Việt Nam. Các yếu tố này bao gồm: Nhu cầu, thói quen, nhận thức của bản thân, môi trường, chức năng, hành vi sử dụng. Dữ liệu khảo sát trong bài được thu thập từ 425 sinh viên sử dụng Facebook tại các trường đại học Thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HÀNH VI SỬ D NG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thu Huyền, Võ Thị Huỳnh Như, Bùi Châu Nhi, Cao Minh Trí, Trần Thanh Nghĩ Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Ngô Ngọc Nguyên Thảo TÓM TẮT Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, Internet dần trở thành khái niệm quen thuộc đối với thế giới. Cùng với đó là sự xuất hiện của MXH với những tính năng đa dạng đã kéo theo sự gia tăng ngày càng đ ng đảo của các thành viên, đặc biệt là MXH Facebook ở một khía cạnh nào đó đã thay đổi thói quen, tư duy, lối sống của một bộ phận sinh viên hiện nay vì đây là nguồn nhân lực trẻ dễ tiếp nhận tiến độ khoa học, nhanh nhạy với các phương tiện thông tin truyền thông. Nghiên cứu này xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook tại Việt Nam. Các yếu tố này bao gồm: nhu cầu, thói quen, nhận thức của bản thân, môi trường, chức năng, hành vi sử dụng. Dữ liệu khảo sát trong bài được thu thập từ 425 sinh viên sử dụng Facebook tại các trường đại học Thành phố Hồ Chí Minh. Từ khóa: ảnh hưởng, Facebook, hành vi, mạng xã hội, sinh viên. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, xã hội chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của công nghệ thông, đặc biệt là mảng Internet, kéo theo đó sự xuất hiện ngày càng nhiều các trang mạng xã hội như Facebook, zalo, YouTube,... Sự phát triển của những trang mạng xã hội này đã tạo điều kiện để cá nhân, tổ chức có nhiều cơ hội để chia sẻ những thông tin của mình song nó cũng là thách thức đối với cơ quan quản lý an ninh mạng. Mạng xã hội đã và đang trở thành một phần của đời sống, một thói quen ở một bộ phận công chúng, tiêu biểu là giới trẻ, học sinh, sinh viên. Bất kể ở đâu bạn cũng có thể bắt gặp các bạn sinh viên đang sử dụng Facebook trên chiếc smartphone, laptop, ipad, máy tính bảng,... Mạng xã hội Facebook giúp thế giới “phẳng” hơn, nhỏ hơn, gần hơn vượt qua trở ngại về không gian hay thời gian. Với sự phát triển chóng mặt đó thì liệu họ có nhận thức hay có thái độ như thế nào đối với hành vi sử dụng không gian mạng của mình? Nhận thức được tầm quan trọng này nên chúng tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên các trường Đại học tại TP.HCM” để xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên các Trường Đại học tại TP.HCM; từ đó đề xuất một số hàm ý nhằm có thể giúp tác động tích cực đến hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên các trường Đại học tại TP.HCM. 1753 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Khái niệm tổng quát về mạng xã hội Facebook Mạng xã hội (Social Network) là dịch vụ nối kết những thành viên sử dụng thông qua hình thức “kết bạn”. Năm 1995, đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của mạng xã hội ở Mỹ với sự ra đời của trang web Claxơnet. Mạng xã hội được xem là các dịch vụ dựa trên nền tảng web có thể cho phép cá nhân xây dựng một trang hồ sơ cá nhân công khai hoặc bán công khai trong giới hạn của hệ thống; hoặc thể hiện được danh sách những người dùng khác mà họ kết nối với nhau hoặc xem hoặc ghé thăm các trang hồ sơ cá nhân của những người khác trong hệ thống thông qua việc kết nối. Bản chất và tên gọi của các kết nối này có thể thay đổi tùy theo từng trang mạng xã hội khác nhau (Boyd & Ellison, 2008). Thuật ngữ hành vi (Behavior) xuất hiện từ thời trung cổ dùng miêu tả tính cách của con người. Năm 1843, khi đưa ra khái niệm “tập tính học”, John Stuart Mill đã nói đến “hành vi”. Sự ra đời của thuyết hành vi vào thập ký thứ hai của thế kỷ XX được coi là một bước ngoặc trong lịch sử tâm lý học, hành vi trở thành đối tượng của khoa học tâm lý. Theo Watson, có tất cả 04 loại hành vi: bên ngoài hành vi, bên trong hành vi, hành vi tự động thông minh và mặc định hành vi tự động. Mọi người làm việc đều suy nghĩ đều thuộc về một loại hành vi. Hành vi được xem là tổ hợp các phản hồi của cơ thể trước sự thích hợp của bên ngoài môi trường. Hành vi là biểu hiện bên ngoài của hoạt động được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lý bên trong của chủ thể. Hành vi con người có tính mục đích và có nghĩa, cùng một lúc chịu tác động của chủ thể lẫn thực tại bao gồm cả các chuẩn mực xã hội được xây dựng từ hệ thống giá trị xã hội do một nên văn hóa lựa chọn để định hướng. Hành vi có cơ sở là tâm thế, nảy sinh khi có nhu cầu và hoàn cảnh thỏa mãn nhu cầu. 2.2 Một số Mô hình lý thuyết về hành vi Mô hình TAM-Chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model) Mô hình TAM để nghiên cứu chuyên sâu về MXH bao gồm: tính khích lệ, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: