Danh mục

Nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học về đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 361.23 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu một số đặc điểm hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học trong bối cảnh Việt Nam, làm rõ hơn cơ sở lý luận mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà trường, đề xuất các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường sự hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học trong bối cảnh công nghiệp 4.0. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học về đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG HỢP TÁC GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TS. Trần Thị Minh Phương1 Tóm tắt: Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu và sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hợp tác giữa doanh nghiệp với trường đại học là xu hướng phổ biến trên thế giới. Đối với doanh nghiệp, hiệu quả hợp tác với trường đại học giúp cho doanh nghiệp nâng cao trình độ khoa học công nghệ, cải tiến công tác tổ chức định mức, đổi mới sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực. Chính vì vậy, mức độ hợp tác giữa doanh nghiệp với trường đại học ngày càng có vai trò quan trọng. Bài viết nghiên cứu một số đặc điểm hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học trong bối cảnh Việt Nam, làm rõ hơn cơ sở lý luận mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà trường, đề xuất các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường sự hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học trong bối cảnh công nghiệp 4.0. Từ khóa: Nhân tố tác động, doanh nghiệp, trường đại học, nguồn nhân lực, cách mạng công nghiệp 4.0 Abstract: In the context of global competition and the development of the industrial revolution 4.0, cooperation between businesses and universities is a popular trend in the world. For businesses, the effectiveness of cooperation with universities helps businesses improve the level of science and technology, improve the organization of norms, production innovation, improve labor productivity and quality of Human resources… Therefore, the level of cooperation between businesses and universities is increasingly important. The paper examines some characteristics of cooperation between enterprises and universities in the context of Vietnam, clarifying the rationale for the relationship between enterprises and schools, proposing factors affecting the level cooperation between businesses and schools, thereby offering some solutions to enhance cooperation between businesses and universities in the context of industry 4.0. Keywords: Impact factors; enterprises; universities; human resources; industrial revolution 4.0. 1. ĐẶC ĐIỂM HỢP TÁC GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ thì hợp tác giữa doanh nghiệp với trường đại học là xu hướng phổ biến trên thế giới, có tác động tích cực tới hoạt động đào tạo, nghiên cứu và phát triển trong đại học và khai thác tối ưu nguồn lực của các bên. Đối với doanh nghiệp, hiệu quả hợp tác với trường đại học giúp cho doanh nghiệp nâng cao trình độ khoa học công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất và chất lượng nguồn nhân lực. Chính vì vậy, tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp với trường đại học ngày càng có vai trò quan trọng. 1 Email: minhphuong_822004@yahoo.com, Khoa Quản lý NNL, Trường Đại học Lao động – Xã hội. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 505 Trong quá trình phát triển và đổi mới, quan hệ của ba đối tượng: doanh nghiệp, nhà trường, và quản lý nhà nước luôn dựa trên nền tảng của quá trình đổi mới khoa học - công nghệ. Trong mối quan hệ này, nhà trường ngoài nhiệm vụ truyền thống là đào tạo nguồn nhân lực và cung cấp những kiến thức cơ bản, còn đóng vai trò giống như viện nghiên cứu cung cấp công nghệ và những trợ giúp nhằm giúp doanh nghiệp phát triển, đổi mới (Loet Leydesdorff và cộng sự, 2001). Theo thời gian, sự phát triển của hệ thống kiến thức và khoa học công nghệ sẽ giúp cho nền kinh tế ngày càng phát triển hơn (Etzkowitz và cộng sự, 2001). Chìa khóa của sự thành công trong quá trình đổi mới chính là nhờ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các tổ chức khác như trường đại học, viện nghiên cứu. Mối liên kết giữa doanh nghiệp và nhà trường, viện nghiên cứu có thể theo nhiều hình thức, mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào mức độ phát triển, lịch sử và đặc thù của từng quốc gia (Conceicão và Heitor, 2001; Senker, 2001; Crow và các cộng sự, 1998; Geisler và Rubenstein, 1989). Khi thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp và trường, thường với mục tiêu đem lại lợi ích cho cả hai phía. Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp chính là lợi nhuận và để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp cần các điều kiện về khả năng thiết kế sản phẩm và qui trình sản xuất, công nghệ, nguồn nhân lực, tri thức trong nghiên cứu khoa học. Mục tiêu của trường qua hoạt động đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực và qua hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm cung cấp tri thức mới và nhà trường cũng cần các điều kiện như có đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu, các chương trình đào tạo phù hợp. Như vậy, khi doanh nghiệp và trường hợp tác với nhau thì nhà trường có thể giúp doanh nghiệp có được các điều kiện để đạt được mục tiêu hoạt động. DN cũng có thể giúp nhà trường về lĩnh vực nghiên cứu thực tế. Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới kinh tế từ năm 1986 đã tạo ra những thay đổi lớn không chỉ về kinh tế mà cả về xã hội, trong đó có giáo dục đại học. Đi cùng với sự nghiệp đổi mới kinh tế, chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, các trường đại học khối kinh tế đã có những thay đổi cơ bản về cơ cấu ngành nghề đào tạo nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển. Tiếp đó, khi nước ta đã chính thức gia nhập WTO, việc đào tạo trình độ đại học khối các trường kinh tế đang đứng trước những thách thức lớn. Chúng ta cần tiếp tục đổi mới đào tạo trình độ đại học khối các trường ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: