Danh mục

Nghiên cứu các nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ 4.0 của các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ Việt Nam

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 828.79 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài "Nghiên cứu các nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ 4.0 của các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ Việt Nam" đánh giá các nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng cho ứng dụng công nghệ 4.0 trong ngành bán lẻ Việt Nam. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng theo mô hình nhân tố khám phá (EFA). Kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến mức độ sẵn sàng cho ứng dụng công nghệ 4.0 trong ngành bán lẻ Việt Nam theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: Hiệu quả mong đợi (HQMD), Động lực thụ hưởng (DLTH), Quản lý rủi ro (QLRR), Giá trị chi phí (GTCP), Nổ lực mong đợi (NLMD), Điều kiện hỗ trợ (DKHT), Ảnh hưởng xã hội (AHXH). Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ 4.0 của các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ Việt NamNGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ SẴN SÀNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH BÁN LẺ VIỆT NAM ThS Nguyễn Phúc Khoa1 Tóm tắt: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá các nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng cho ứng dụng công nghệ 4.0 trong ngành bán lẻ Việt Nam. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng theo mô hình nhân tố khám phá (EFA). Kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến mức độ sẵn sàng cho ứng dụng công nghệ 4.0 trong ngành bán lẻ Việt Nam theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: Hiệu quả mong đợi (HQMD), Động lực thụ hưởng (DLTH), Quản lý rủi ro (QLRR), Giá trị chi phí (GTCP), Nổ lực mong đợi (NLMD), Điều kiện hỗ trợ (DKHT), Ảnh hưởng xã hội (AHXH). Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất giải pháp phát triển ngành bán lẻ Việt Nam trong thời kỳ cách mạng 4.0. Từ khoá: Công nghệ 4.0, Dịch vụ bán lẻ, Sẵn sàng ứng dụng, UTAUT. RESEARCH ON FACTORS AFFECTING THE READINESS TO APPLY 4.0 TECHNOLOGY OF BUSINESSES IN THE VIETNAMESE RETAIL INDUSTRY Abstract: The research objective of the project is to evaluate factors affecting the level of readiness for 4.0 technology application in the Vietnamese retail industry. The project uses qualitative research methods combined with quantitative research methods according to the exploratory factor model (EFA). Research results show that there are 7 factors that have a positive influence on the level of readiness for 4.0 technology application in the Vietnamese retail industry in order from highest to lowest as follows: Expected effectiveness (HQMD), Beneficiary motivation (DLTH), Risk management (QLRR), Cost value (GTCP), Expected effort (NLMD), Support conditions (DKHT), Social influence (AHXH). On that basis, the author proposes solutions to develop Vietnam’s retail industry during the 4.0 revolution. Keywords: Technology 4.0, Retail services, Application readiness, UTAUT.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang làm thay đổi mọi mặt của đời sốngcũng như các hoạt động kinh tế - xã hội trên toàn thế giới và việc tham gia cuộc cách mạng côngnghiệp 4.0 là con đường tất yếu của các quốc gia, trong đó có Việt Nam, nếu muốn phát triển nhanhvà bền vững. Ngành bán lẻ Việt Nam có quy mô thị trường 142 tỷ USD, dự báo sẽ tăng lên 350 tỷ USDvào năm 2025, đóng góp 59% vào GDP cả nước, là một trong những ngành quan trọng của nướcta. Việt Nam hiện có hơn 1 triệu cửa hàng tạp hóa. Trong số này, chỉ có các siêu thị và chuỗi cửahàng tiện lợi đã ứng dụng công nghệ, còn lại các cửa hàng tạp hóa chiếm hơn 90% số lượng điểmbán lẻ vẫn phải dùng sổ sách ghi chép lại, do đó, tiềm năng để ứng dụng CMCN 4.0 của các doanhnghiệp bán lẻ là rất lớn. Đối với ngành dịch vụ bán lẻ, sự cần thiết phải ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp4.0 nhằm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng và vượt qua thách thức của thị trườngthời sáng tạo và công nghệ đang buộc các doanh nghiệp bán lẻ trên khắp thế giới phải thay đổi để1 Trưởng ngành Kinh doanh thương mại, Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP HCM (HUTECH), Email: np.khoa@hutech.edu.vnPhần 1: Các nghiên cứu cơ bản về phát triển Fintech 121tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Nếu “chậm chạp” ứng dụng nền tảng côngnghiệp 4.0 (như công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain, Internet vạn vật, dữ liệu lớn, các nềntảng và dịch vụ điện toán đám mây, …), doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam không thể phát triển, thậmchí có thể bị đào thải khỏi thị trường. Tuy nhiên, nhận thức, hiểu biết và đặc biệt là trải nghiệm, kinh nghiệm thực tế về ứng dụngthành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 của đại đa số các doanh nghiệp trong ngành phân phối –bán lẻ Việt Nam cho đến thời điểm này vẫn còn hết sức hạn chế. Báo cáo thường niên kinh tế ViệtNam 2019 “Trước ngưỡng cửa kinh tế số” của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR)cho biết tới 85% doanh nghiệp công nghiệp vẫn nằm ngoài cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ4 và chỉ có 13% ở cấp độ mới bắt đầu. Con số này có thể cao hơn trong ngành dịch vụ bán lẻ theonhận định của Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam. Điều này được lý giải bởi bán lẻ là ngành côngnghiệp dịch vụ còn khá non trẻ với tuyệt đại đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏvà các hộ kinh doanh (hơn hai triệu hộ tại thời điểm năm 2018) và đặc thù của thị trường bán lẻViệt Nam với hơn 70% là bán lẻ truyền thống (các loại chợ và cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ …), nơitiếp cận và ứng dụng trong thực tế các công nghệ của Công nghiệp 4.0 không hề đơn giản và dễdàng do các khó khăn, yếu kém, bất cập … từ nhiều phía, đặc biệt là hạn chế về năng lực, cả nănglực tài chính, năng lực về công nghệ, máy móc, thiết bị và nhất là nguồn nhân lực đáp ứng đượcyêu cầu cao của Công nghiệp 4.0. Từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu các nhântố tác động đến mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ 4.0 của các doanh nghiệp trong ngành bánlẻ Việt Nam”. Đề tài sẽ là một nghiên cứu thiết thực nhằm chủ động đưa ra một trong hai hướngtiếp cận công nghiệp 4.0 đối với ngành bán lẻ(từ phía doanh nghiệp và người tiêu dùng). Từ đó cóthể ứng dụng trong việc phát triển ngành dịch vụ bán lẻ Việt Nam và đề xuất giải pháp phát triểnngành dịch vụ bán lẻ Việt Nam trong điều kiện Cách mạng công nghiệp 4.0.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT2.1. Khái niệm về bán lẻ và thị trường bán lẻ2.1.1. Bán lẻ và dịch vụ bán lẻ Bán lẻ là bán với khối lượng nhỏ; bán trực ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: