Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử trên không gian mạng của sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội trong bối cảnh hiện nay
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.01 MB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài nghiên cứu tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của sinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội bao gồm 06 yếu tố: Nhận thức và kiến thức của sinh viên; môi trường gia đình, nền tảng giáo dục nhà trường; môi trường xã hội và bạn bè; đặc điểm tâm lý lứa tuổi, động cơ sử dụng mạng xã hội; môi trường mạng chưa được quản lý chặt chẽ để góp phần hình thành nhân cách toàn diện theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử trên không gian mạng của sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội trong bối cảnh hiện nayTạp chí Khoa học - Số 82/Tháng 3 (2024) 87 NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA ỨNG XỬ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Vũ Thị Quỳnh, Nguyễn Thị Mai Linh, Nguyễn Minh Hồng Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội Tóm tắt: Văn hóa ứng xử trên không gian mạng của sinh viên là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm trong bối cảnh hiện nay khi công nghệ số và mạng xã hội ngày càng phổ biến. Nghiên cứu này tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử trên mạng của sinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Các yếu tố chính của vấn đề nghiên cứu bao gồm: Nhận thức và kiến thức của sinh viên; môi trường gia đình, nền tảng giáo dục nhà trường; môi trường xã hội và bạn bè; đặc điểm tâm lý lứa tuổi, động cơ sử dụng mạng xã hội; môi trường mạng chưa được quản lý chặt chẽ. Kết quả nghiên cứu của bài viết giúp hiểu rõ hơn vấn đề và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao văn hóa ứng xử trên không gian mạng cho sinh viên, góp phần hình thành nhân cách toàn diện theo mục tiêu đào tạo của nhà trường. Từ khóa: Các yếu tố ảnh hưởng; Không gian mạng; Sinh viên; Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội; Văn hóa ứng xử. Nhận bài ngày 28.12.2023 ; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 28.03.2024 Liên hệ tác giả: Vũ Thị Quỳnh; Email: vtquynh@daihocthudo.edu.vn1. MỞ ĐẦU Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, công nghệ thôngtin và không gian mạng ngày càng trở nên phổ biến và không thể thiếu trong đời sống của mỗi cá nhân,đặc biệt là giới trẻ và sinh viên. Không gian mạng mang lại nhiều cơ hội và tiện ích to lớn, nhưng cũngtiềm ẩn nhiều nguy cơ về văn hóa ứng xử cho người sử dụng nếu không có sự định hướng và giáo dụcđúng đắn. Trong môi trường giáo dục đại học, việc nâng cao văn hóa ứng xử nói chung và văn hóa ứngxử trên không gian mạng của sinh viên nói riêng là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm. Trên thế giới, đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu, bài viết về mạng xã hội và giới trẻ thuđược nhiều thành quả, tiêu biểu như: Nghiên cứu của tác giả Pelling. EL thuộc Đại học công nghệQueensland: Lý thuyết về hành vi được lên kế hoạch và áp dụng cho việc sử dụng các trang web mạngxã hội của những người trẻ [5]. Nghiên cứu này đã nhận định rằng việc sử dụng mạng xã hội khôngchỉ ảnh hưởng bởi thái độ mà còn phụ thuộc bởi các yếu tố về bản sắc của con người nói chung và củagiới trẻ nói riêng. Việc phát hiện vấn đề này có thể được sử dụng để thiết kế các chiến lượng nhằm mụcđích giúp giới trẻ thay đổi mức độ sử dụng mạng xã hội của bản thân. Ở Việt Nam, tác giả Đào Lê Hòa An đã nghiên cứu: Nghiên cứu về hành vi sử dụng Facebook củacon người – một thách thức mới cho tâm lý học hiện đại.[1] Nghiên cứu đã chỉ ra việc sử dụng mạng88 Trường Đại học Thủ đô Hà Nộixã hội hiện nay là một tất yếu, khi mà với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và Internet, sự tiếpcận với Facebook trở nên dễ dàng và có sức hút ngày càng lớn. Tuy nhiên, việc lạm dụng mạng xã hộiđã và đang để lại rất nhiều hệ lụy và tác hại khôn lường. Tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, sinh viên đã tích cực tham gia và sử dụng không gian mạngtrong quá trình học tập, giao lưu, giải trí. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, cũng không ít sinhviên còn có những biểu hiện thiếu văn hóa, lệch chuẩn mực xã hội khi tương tác trên môi trường mạng.Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao văn hóa ứng xử trên không gian mạng cho sinh viên,góp phần hình thành nhân cách toàn diện theo mô hình nhân cách nhà trường hướng tới, việc nghiêncứu, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử này là cần thiết để từ đó đề xuất các giải pháphiệu quả. Qua đó, bài nghiên cứu tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của sinh viênTrường Đại học Thủ đô Hà Nội bao gồm 06 yếu tố: Nhận thức và kiến thức của sinh viên; môi trườnggia đình, nền tảng giáo dục nhà trường; môi trường xã hội và bạn bè; đặc điểm tâm lý lứa tuổi, động cơsử dụng mạng xã hội; môi trường mạng chưa được quản lý chặt chẽ để góp phần hình thành nhân cáchtoàn diện theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.2. NỘI DUNG2.1. Các khái niệm cơ bản2.1.1. Văn hóa ứng xử Theo tác giả Nguyễn Thị Vân Anh (2014), văn hóa ứng xử là một bộ phận của văn hóa, là mộttrong những thành tố quan trọng của đời sống văn hóa, “văn hóa ứng xử là một thành tố không thể táchrời của của văn hóa nói chung, nó bao hàm cả phương thức của con người với thiên nhiên, ứng xử giữacon người với con người và văn hóa ứng xử của con người với xã hội. Xét trên phương diện hoạt động,văn hóa ứng xử là một hệ thống các hành vi nhằm thực hiện những khuôn mẫu mang tính lý tưởng kếttinh những giá trị và chuẩn mực xã hội nhằm bảo tồn, phát triển cuộc sống của cá nhân và cộng đồnghướng đến cái đúng, cái tốt, cái đẹp [3]. Theo Hoàng Lệ Thùy (2022), “Văn hóa ứng xử là cách đối nhân xử thế thích hợp giữa người vớingười trong cuộc sống.Việc ứng xử có văn hóa không chỉ tạo nên nét đẹp trong từng cá nhân, mà cònphản ánh bản sắc văn hóa của một cộng đồng, một quốc gia, một dân tộc. Hành vi ứng xử văn hóa lànhững biểu hiện hoạt động bên ngoài của con người, được thể hiện ở lối sống, nếp sống, suy nghĩ vàcách ứng xử của con người đối với bản thân, với những người xung quanh, trong công việc và môitrường hoạt động hằng ngày [4]. Như vậy, có thể thấy, văn hóa ứng xử là một thành tố quan trọng của văn hóa, bao gồm các chuẩnmực, g ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử trên không gian mạng của sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội trong bối cảnh hiện nayTạp chí Khoa học - Số 82/Tháng 3 (2024) 87 NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA ỨNG XỬ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Vũ Thị Quỳnh, Nguyễn Thị Mai Linh, Nguyễn Minh Hồng Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội Tóm tắt: Văn hóa ứng xử trên không gian mạng của sinh viên là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm trong bối cảnh hiện nay khi công nghệ số và mạng xã hội ngày càng phổ biến. Nghiên cứu này tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử trên mạng của sinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Các yếu tố chính của vấn đề nghiên cứu bao gồm: Nhận thức và kiến thức của sinh viên; môi trường gia đình, nền tảng giáo dục nhà trường; môi trường xã hội và bạn bè; đặc điểm tâm lý lứa tuổi, động cơ sử dụng mạng xã hội; môi trường mạng chưa được quản lý chặt chẽ. Kết quả nghiên cứu của bài viết giúp hiểu rõ hơn vấn đề và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao văn hóa ứng xử trên không gian mạng cho sinh viên, góp phần hình thành nhân cách toàn diện theo mục tiêu đào tạo của nhà trường. Từ khóa: Các yếu tố ảnh hưởng; Không gian mạng; Sinh viên; Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội; Văn hóa ứng xử. Nhận bài ngày 28.12.2023 ; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 28.03.2024 Liên hệ tác giả: Vũ Thị Quỳnh; Email: vtquynh@daihocthudo.edu.vn1. MỞ ĐẦU Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, công nghệ thôngtin và không gian mạng ngày càng trở nên phổ biến và không thể thiếu trong đời sống của mỗi cá nhân,đặc biệt là giới trẻ và sinh viên. Không gian mạng mang lại nhiều cơ hội và tiện ích to lớn, nhưng cũngtiềm ẩn nhiều nguy cơ về văn hóa ứng xử cho người sử dụng nếu không có sự định hướng và giáo dụcđúng đắn. Trong môi trường giáo dục đại học, việc nâng cao văn hóa ứng xử nói chung và văn hóa ứngxử trên không gian mạng của sinh viên nói riêng là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm. Trên thế giới, đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu, bài viết về mạng xã hội và giới trẻ thuđược nhiều thành quả, tiêu biểu như: Nghiên cứu của tác giả Pelling. EL thuộc Đại học công nghệQueensland: Lý thuyết về hành vi được lên kế hoạch và áp dụng cho việc sử dụng các trang web mạngxã hội của những người trẻ [5]. Nghiên cứu này đã nhận định rằng việc sử dụng mạng xã hội khôngchỉ ảnh hưởng bởi thái độ mà còn phụ thuộc bởi các yếu tố về bản sắc của con người nói chung và củagiới trẻ nói riêng. Việc phát hiện vấn đề này có thể được sử dụng để thiết kế các chiến lượng nhằm mụcđích giúp giới trẻ thay đổi mức độ sử dụng mạng xã hội của bản thân. Ở Việt Nam, tác giả Đào Lê Hòa An đã nghiên cứu: Nghiên cứu về hành vi sử dụng Facebook củacon người – một thách thức mới cho tâm lý học hiện đại.[1] Nghiên cứu đã chỉ ra việc sử dụng mạng88 Trường Đại học Thủ đô Hà Nộixã hội hiện nay là một tất yếu, khi mà với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và Internet, sự tiếpcận với Facebook trở nên dễ dàng và có sức hút ngày càng lớn. Tuy nhiên, việc lạm dụng mạng xã hộiđã và đang để lại rất nhiều hệ lụy và tác hại khôn lường. Tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, sinh viên đã tích cực tham gia và sử dụng không gian mạngtrong quá trình học tập, giao lưu, giải trí. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, cũng không ít sinhviên còn có những biểu hiện thiếu văn hóa, lệch chuẩn mực xã hội khi tương tác trên môi trường mạng.Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao văn hóa ứng xử trên không gian mạng cho sinh viên,góp phần hình thành nhân cách toàn diện theo mô hình nhân cách nhà trường hướng tới, việc nghiêncứu, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử này là cần thiết để từ đó đề xuất các giải pháphiệu quả. Qua đó, bài nghiên cứu tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của sinh viênTrường Đại học Thủ đô Hà Nội bao gồm 06 yếu tố: Nhận thức và kiến thức của sinh viên; môi trườnggia đình, nền tảng giáo dục nhà trường; môi trường xã hội và bạn bè; đặc điểm tâm lý lứa tuổi, động cơsử dụng mạng xã hội; môi trường mạng chưa được quản lý chặt chẽ để góp phần hình thành nhân cáchtoàn diện theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.2. NỘI DUNG2.1. Các khái niệm cơ bản2.1.1. Văn hóa ứng xử Theo tác giả Nguyễn Thị Vân Anh (2014), văn hóa ứng xử là một bộ phận của văn hóa, là mộttrong những thành tố quan trọng của đời sống văn hóa, “văn hóa ứng xử là một thành tố không thể táchrời của của văn hóa nói chung, nó bao hàm cả phương thức của con người với thiên nhiên, ứng xử giữacon người với con người và văn hóa ứng xử của con người với xã hội. Xét trên phương diện hoạt động,văn hóa ứng xử là một hệ thống các hành vi nhằm thực hiện những khuôn mẫu mang tính lý tưởng kếttinh những giá trị và chuẩn mực xã hội nhằm bảo tồn, phát triển cuộc sống của cá nhân và cộng đồnghướng đến cái đúng, cái tốt, cái đẹp [3]. Theo Hoàng Lệ Thùy (2022), “Văn hóa ứng xử là cách đối nhân xử thế thích hợp giữa người vớingười trong cuộc sống.Việc ứng xử có văn hóa không chỉ tạo nên nét đẹp trong từng cá nhân, mà cònphản ánh bản sắc văn hóa của một cộng đồng, một quốc gia, một dân tộc. Hành vi ứng xử văn hóa lànhững biểu hiện hoạt động bên ngoài của con người, được thể hiện ở lối sống, nếp sống, suy nghĩ vàcách ứng xử của con người đối với bản thân, với những người xung quanh, trong công việc và môitrường hoạt động hằng ngày [4]. Như vậy, có thể thấy, văn hóa ứng xử là một thành tố quan trọng của văn hóa, bao gồm các chuẩnmực, g ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Không gian mạng Văn hóa ứng xử Nâng cao văn hóa ứng xử Môi trường giáo dục đại học Giáo dục văn hóa ứng xửGợi ý tài liệu liên quan:
-
3 trang 262 0 0
-
Trình bày suy nghĩ về quan điểm cần phải biết tôn trọng sự khác biệt
3 trang 215 0 0 -
Bạo lực ngôn từ qua không gian mạng: Thực trạng và một số giải pháp
6 trang 202 0 0 -
7 trang 169 0 0
-
Tìm hiểu một số cách thức xưng hô trong giao tiếp tiếng Mường
7 trang 130 0 0 -
Giải pháp quản lý văn hóa ứng xử trên không gian mạng của sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số
8 trang 118 0 0 -
14 trang 102 0 0
-
86 trang 94 2 0
-
158 trang 76 0 0
-
60 trang 66 0 0