Danh mục

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên kế toán trên địa bàn thành phố Hà Nội

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 671.49 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 17,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở lý thuyết về hành vi có kế hoạch và lý thuyết vốn con người, nghiên cứu "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên kế toán trên địa bàn thành phố Hà Nội" đã kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định khởi nghiệp của sinh viên kế toán trên địa bàn thành phố Hà Nội. Để thực hiện được nghiên cứu này, nhóm tác giả đã kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên kế toán trên địa bàn thành phố Hà Nội Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KẾ TOÁN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI RESEARCH ON FACTORS AFFECTING ENTREPRENEURIAL INTENTION OF ACCOUNTING STUDENTS IN HANOI CITY TS. Đặng Thu Hà, Hoàng Thị Duy Ninh, Dương Thị Hương Lan, Đỗ Thị Hiên Trường Đại học Công nghiệp Hà NộiNgày nhận bài: 25/9/2021Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Trên cơ sở lý thuyết về hành vi có kế hoạch và lý thuyết vốn con người, nghiên cứu đã kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định khởi nghiệp của sinh viên kế toán trên địa bàn thành phố Hà Nội. Để thực hiện được nghiên cứu này, nhóm tác giả đã kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Dữ liệu thu thập được phân tích, xử lý bằng phần mềm SPSS và AMOS. Cụ thể kết quả các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu như sau: Nhận thức về kiểm soát hành vi và chuẩn mực chủ quan có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên; thái độ của cá nhân có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến chuẩn mực chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi từ đó có ảnh hưởng gián tiếp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên; giáo dục về kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến thái độ của cá nhân, từ đó có ảnh hưởng gián tiếp đến chuẩn mực chủ quan cũng như nhận thức về kiểm soát hành vi và tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đã chứng minh mối quan hệ hai chiều giữa nhận thức về kiểm soát hành vi với chuẩn mực chủ quan; giữa chuẩn mực chủ quan với thái độ của cá nhân. Từ khóa: Ý định khởi nghiệp, lý thuyết hành vi có kế hoạch, lý thuyết vốn con người ABSTRAC Base on the theory of planned behavior and the theory of human capital, the study examined the influence of factors on the entrepreneurial intention of accounting students in Hanoi city. To carry out this study, the authors combined qualitative and quantitative research methods. Collected data were analyzed and processed using SPSS and AMOS software. Specifically, the results of the relationships in the research model are as follows: Perceived behavioral control and subjective norms have a direct positive influence on students entrepreneurial intention; an individuals attitude has a direct influence on subjective norm and perception of behavioral control, thereby indirectly affecting students entrepreneurial intention; Business education has a direct and positive influence on the attitude of the individual, which in turn has an indirect effect on the subjective norm as well as the perception of behavioral control and affects the students intention to start a business. Besides, the study demonstrated a two-way relationship between perceived behavioral control and subjective norm; between subjective norms and individual attitudes. Keywords: Entrepreneurial intention, theory of planned behavior, theory of human capital 782 Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 20211. Giới thiệu Trong những năm gần đây, cụm từ khởi nghiệp – startup được nhắc đến khá thường xuyênvà nhận được sự quan tâm của mọi người. Trong nền kinh tế mới, với sự xuất hiện những ưu điểmvượt bậc về công nghệ, kỹ thuật; sự hội nhập của các nước trong khu vực; đòi hỏi doanh nghiệpcần có sự đổi mới, sáng tạo đối mặt với sự cạnh tranh lớn để hòa nhập cùng với sự phát triển chung.“Phi thương bất phú”, nền kinh tế muốn phát triển cần có sự thay đổi nhận thức về nghề nghiệptheo hướng từ hoàn thành tốt công việc được giao đến làm chủ hoạt động kinh doanh, tự vận hànhmột công việc riêng, tự mình trả lương cho chính mình và cho người khác. Chính vì lẽ đó mà trongnăm 2020, theo StartBlink- trung tâm nghiên cứu và lập bản đồ hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầuvừa công bố, Việt Nam đã tăng 13 bậc lên vị trí thứ 59 trên bảng xếp hạng hệ sinh thái startup cácquốc gia, hướng tới vị thế trung tâm khởi nghiệp hàng đầu tại Đông Nam Á. Tính riêng theo từngthành phố, Thủ đô Hà Nội đã lọt top 200 thành phố khởi nghiệp trên toàn cầu sau khi tăng 33 bậclên hạng 196. Theo điều tra PCI 2016, VCCI và USAID, có đến 84% chủ các doanh nghiệp đều có bằngđại học. Như vậy có thể thấy, trường đại học là một nhân tố quan trọng của hệ sinh thái khởi nghiệpvà hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia. Hiện nay, việc khởi nghiệp trong sinh viên đã được Chínhphủ và trung ương Đoàn nước ta quan tâm và hỗ trợ tận tình cho các sinh viên có ý định khởinghiệp. Điển hình là việc Chính phủ đã ban hành Quyết định 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 vềviệc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”. Theo số liệu thốngkê năm 2017 trong Chương trình Khởi nghiệp do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam(VCCI, 2017) đã thống kê có đến 66,6% sinh viên Việt Nam hiện nay chưa hề biết đến các hoạtđộng khởi nghiệp; 62% sinh viên được hỏi cho rằng các hoạt động khởi nghiệp hiện nay đangmang tính phong trào, chưa thực sự hiệu quả; nhu cầu cần hỗ trợ đối với các hoạt động khởi nghiệpcủa sinh viên là rất cao. 78% sinh viên mong muốn nhận được các hoạt động hỗ trợ từ bậc họctrung học phổ thông, 22% cho rằng cần nhu cầu hỗ trợ từ bậc đại học. Có đến 66% sinh viên chorằng cần đưa kỹ năng khởi nghiệp thành một môn học riêng, 34% cho rằng nên lồng ghép vào cácmôn học khác. 88% số lượng sinh viên được hỏi cho rằng trong các nhà trường cần có các trungtâm hoặc vườn ươm hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp (Hà Thị Thanh Thủy, 2018). Như vậy, để đảm bảo một nguồn liên tục các doanh nhân mới cho nền kinh tế, các nhà nghiêncứu và các nhà hoạch định chính sách nên nhận thức được ý định kinh doanh của các doanh nh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: