Danh mục

Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm mây tre đan tại vùng dân tộc thiểu số - khu vực Bắc Tây Nguyên

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 218.11 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu tiến hành khảo sát các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị mây tre đan của người dân tộc thiểu số khu vực Bắc Tây Nguyên bao gồm các nông hộ sản xuất, thương lái thu gom, công ty sản xuất mây tre, du khách tại huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum và Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm mây tre đan tại vùng dân tộc thiểu số - khu vực Bắc Tây Nguyên NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN TẠI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ - KHU VỰC BẮC TÂY NGUYÊNA STUDY OF THE VALUE CHAIN OF BAMBOO AND RATTAN PRODUCTS OF THE MINORITY GROUPS IN THE NORTH CENTRAL HIGHLANDS ThS. Phan Thị Nhung ThS. Phan Thị Thanh Trúc Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon TumTóm tắt Nghiên cứu tiến hành khảo sát các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị mây tređan của người dân tộc thiểu số khu vực Bắc Tây Nguyên bao gồm các nông hộ sản xuất,thương lái thu gom, công ty sản xuất mây tre, du khách tại huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tumvà Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở tiếp cận liên kết chuỗi giátrị và phân tích lợi thế cạnh tranh ngành hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện chuỗi giátrị có 2 kênh phân phối chính. Phân phối lợi ích đang không có lợi cho người nông dân,mức lợi nhuận thu được thấp khiến người đồng bào bỏ nghề. Qua phân tích ma trậnSWOT, nghiên cứu thấy được hiện nay ngành hàng này còn khá nhiều hạn chế như khótiếp cận thị trường, nguồn nguyên vật liệu, lợi ích thấp… Đó là cơ sở để đề xuất nhữnggiải pháp cải thiện và nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng này.Từ khóa: chuỗi giá trị, ma trận SWOT, Bắc Tây Nguyên…Abstract Research conducted the survey of 146 actors in the value chain from rattanminorities in North Highlands, including growers, traders collected and rattan productioncompany in the commune Dak Ha, Chu Se Kontum and Gia Lai province. The study wascarried out on the basis of joint approach and value chain analysis of industry competitiveadvantage. The study results showed that the current value chain has 2 major distributionchannels. Distribution of benefits is not beneficial to the farmers, the low level ofprofitability that people who quit. Through SWOT analysis matrix, the current study showsthis sector is still quite limited and difficult access to markets, sources of raw materials,low interest ... That is the basis for proposed solutions to improve and enhance the valuechain of this industry.Key word: value chain, SWOT matrix, the North Central HighlandsĐặt vấn đề Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ (TCMN) mây tre đan nước tađang có bước phát triển ngoạn mục trong vài thập niên qua. Hiện có khoảng 713 làng nghềmây tre đan trong tổng số 2017 làng nghề trên toàn quốc và hơn 1700 doanh nghiệp có liênquan đến sản xuất kinh doanh mây tre đan. Mây tre đan lát cũng là một trong những sảnphẩm TCMN truyền thống của người đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Bắc Tây Nguyên,Sự phát triển của nhóm ngành nghề này đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập chongười đồng bào, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. 906 Tuy nhiên, trên thực tế, các cộng đồng dân tộc thiểu số ở nơi đây chỉ tồn tại một sốcá nhân đơn lẻ biết nghề và duy trì nghề thủ công truyền thống này như một phương thứcsinh kế, làng nghề đang ngày càng bị mai một, các hộ gia đình chán nghề, muốn bỏ bỏnghề tìm kế sinh nhai khác. Vấn đề quy hoạch và phát triển sản phẩm mây tre đan một cách bền vững chongười đồng bào dân tộc các tỉnh khu vực Bắc Tây Nguyên đang trở nên cấp thiết, làm thếnào để có thể phối hợp chặt chẽ giữa các đối tượng trong chuỗi giá trị ngành từ các làngnghề, người dân, doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước, để không những từng bước tháogỡ những khó khăn để phát triển mà còn cho phép khai thác hiệu quả nguồn nguyên liệu,tay nghề sẵn có của địa phương và góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa đặc sắc của ngườiđồng bào dân tộc nơi đây. Đặt trong bối cảnh đó, nghiên cứu này giải quyết các câu hỏi như thực trạng chuỗigiá trị sản phẩm mây tre đan của người đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay như thế nào vàlàm sao nâng cao năng lực cạnh tranh cho chuỗi giá trị này? Nghiên cứu này nhằm mục tiêu làm rõ thực trạng chuỗi giá trị sản phẩm mây tređan của người đồng bào đân tộc thiểu số khu vực Bắc Tây Nguyên, qua đó đề xuất đượccác khuyến nghị nhằm gia tăng giá trị gia tăng cho nhóm ngành nghề này. Căn cứ vào mụctiêu chung đó, mục tiêu cụ thể của nghiên cứu này bao gồm: Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩmmây tre đan của người đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Bắc Tây Nguyên. Thứ hai, đánh giá và phân tích thực trạng chuỗi giá trị sản phẩm mây tren đan củangười dân tộc thiểu số khu vực Bắc Tây Nguyên. Thứ ba, đề xuất được các gợi ý cho chính sách nâng cao chuỗi giá trị gia tăng chonhóm nghề mây tren đan của người dân tộc thiểu số khu vực Bắc Tây Nguyên.2. Phương pháp nghiên cứu2.1. Cơ sở lý thuyết Hiện ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: