Nghiên cứu chương trình thực tập của sinh viên chuyên ngành Kế toán Kiểm toán trong bối cảnh chuyển đổi số
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 786.47 KB
Lượt xem: 32
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài nghiên cứu đưa ra những đánh giá về chương trình thực tập thực tế dành cho sinh viên Kế toán Kiểm toán thông qua phương pháp điều tra khảo sát dành cho sinh viên, Nhà tuyển dụng, Nhà trường từ đó đưa ra những bài học và khuyến nghị nhằm cải tiến chương trình thực tập thực tế này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu chương trình thực tập của sinh viên chuyên ngành Kế toán Kiểm toán trong bối cảnh chuyển đổi số 789 NGHIÊN CỨU CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Ths. Khiếu Hữu Bình Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội Tóm tắt Những thay đổi của môi trường kinh doanh đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay đặt ra vô vàn thách thức về năng lực bao gồm cả kiến thức chuyên môn, kỹ năng và thái độ làm việc. Để có thể đạt được thành công trong nghề nghiệp mình theo đuổi, mỗi sinh viên ngoài việc trau dồi kiến thức, cần được trang bị các kỹ năng mềm khác thông qua việc tiếp xúc trong môi trường làm việc thực tế. Bài nghiên cứu đưa ra những đánh giá về chương trình thực tập thực tế dành cho sinh viên Kế toán Kiểm toán thông qua phương pháp điều tra khảo sát dành cho sinh viên, Nhà tuyển dụng, Nhà trường từ đó đưa ra những bài học và khuyến nghị nhằm cải tiến chương trình thực tập thực tế này. Tác giả hy vọng kết quả của việc nghiên cứu giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp chính xác hơn, đóng góp với Nhà trường cải tiến nội dung chương trình đào tạo, hỗ trợ nhà tuyển dụng xây dựng chương trình thực tập thực tế hiệu quả. Từ khóa: Thực tập thực tế, chuyển đổi số, Kế toán Kiểm toán, kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm. 1. Giới thiệu Kế toán kiểm toán là một trong những ngành nghề có áp lực cao trong xã hội. Trong bối cảnh công nghệ và chuyển đổi số đang phát triển mạnh mẽ, các kế toán viên và kiểm toán viên phải đối phó với những khó khăn không chỉ ở chuyên môn nghề nghiệp mà còn ở những kỹ năng mềm vô cùng quan trọng khác. Những kỹ năng này bao gồm làm việc nhóm, phân tích, giải quyết vấn đề, chủ động sáng tạo, giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp, quan hệ khách hàng, nắm bắt công nghệ hiện đại… để hỗ trợ cho công việc. Rất nhiều kỹ năng này không được đào tạo trên ghế nhà trường mà được trau dồi, tích lũy và tự học hỏi trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, rất nhiều kế toán viên, kiểm toán viên không lường trước được những khó khăn này, áp lực công việc đôi khi khiến họ chán nản và bỏ cuộc giữa chừng. Một số lớn sinh viên đã rời bỏ nghề chỉ sau khoảng thời gian rất ngắn gắn bó gây lãng phí nguồn lực, thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công việc. Việc thiết kế chương trình đào tạo, bổ sung kỹ năng mềm, định hướng nghề nghiệp và trải nghiệm công việc tương lai đang tồn đọng rất nhiều vấn đề cần giải quyết từ phía sinh viên, nhà trường và nhà tuyển dụng. Để phát triển các kỹ năng mềm phù hợp với thị trường lao động và nhu cầu của nhà tuyển dụng, hiện các cử nhân ngành kế toán kiểm toán đang được định hướng và yêu cầu tham gia vào chương trình thực tập đúng chuyên ngành vào cuối năm ba đại học. Các sinh viên thường được yêu cầu thực tập tại các công ty kiểm toán hay các đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Đây là một khoảng thời gian vô cùng hữu ích giúp sinh viên kiểm tra xem bản thân có thực sự phù hợp với nghề nghiệp này và có thể gắn bó lâu dài với công việc này trong tương lai hay không. Tuy nhiên, liệu chương trình thực tập thực tế đang được tổ chức hiện nay có thực sự hữu ích giúp sinh viên định hướng và phát triển nghề nghiêp? Thời gian thực tập liệu đã đủ hợp lý để sinh viên thu nhận lượng kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc? Chi phí tham gia chương trình thực tập thực tế đã tương xứng với những gì sinh viên, nhà trường kỳ vọng nhận được? Liệu nhà tuyển dụng có tìm được các ứng viên tiềm năng trong quãng thời gian thực tập? @ Trường Đại học Đà Lạt 790 Bài nghiên cứu dưới đây được thực hiện nhằm tìm hiểu sự phát triển các kỹ năng và mức độ hài lòng của các sinh viên ngành Kế toán Kiểm toán đối với chương trình thực tập. Tác giả cũng đưa ra những kết quả đánh giá của cả sinh viên, nhà trường và nhà tuyển dụng với chương trình thực tập thực tế này. Thông qua kết quả bài nghiên cứu, tác giả mong muốn đưa ra những đóng góp nhằm cải thiện hơn nữa các chương trình thực tập trong tương lai và giúp cho tất cả các bên liên quan thu nhận được lợi ích tích cực nhất từ chương trình này. 3. Tổng quan nghiên cứu Chương trình thực tập thực tế cho sinh viên đại học là vấn đề đã được nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu ở nhiều cấp độ nước ngoài cũng như ở Việt Nam dưới các góc độ khác nhau. 3.1. Các nghiên cứu nước ngoài Nhiều nhà nghiên cứu như (Busby & cộng sự, 1997), (Sharp & cộng sự, 1992) hay (Fraser & cộng sự, 2006) đưa ra kết luận rằng chương trình thực tập sẽ giúp nhà tuyển dụng được tiếp xúc với nguồn nhân lực nhanh nhạy, biết ứng phó với tình hình thực tế. (Collins, 2002) đã dựa trên những nghiên cứu trước đó để đưa ra kết quả rằng thực tập là một chiếc cầu nối từ lớp học đến nơi làm việc. Bằng cách sử dụng cấu trúc bảng hỏi để khảo sát sinh viên thực tập kế toán, trường đại học và nhà tuyển dụng, tiêu chuẩn giáo dục quốc tế số 3 về kỹ năng chuyên môn của Hội đồng chuẩn mực giáo dục kế toán quốc tế, Liên đoàn quốc tế New York (IASB3) đã chỉ ra rằng Sinh viên sẽ được tích lũy kinh nghiệm từ các chương trình thực tập thông qua việc được tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế, ứng dụng các kỹ năng chuyên môn và cải thiện các kỹ năng mềm. Hơn thế nữa, kiến thức, lợi ích và kỹ năng mềm đạt được qua các chương trình thực tập cho phép các sinh viên chuẩn bị tốt hơn cho công việc trong tương lai, giúp trường đại học tư vấn cho sinh viên và xác định những thay đổi thích hợp cho các chương trình thực tập tiếp theo của họ. (Adler & cộng sự, 2004) ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu chương trình thực tập của sinh viên chuyên ngành Kế toán Kiểm toán trong bối cảnh chuyển đổi số 789 NGHIÊN CỨU CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Ths. Khiếu Hữu Bình Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội Tóm tắt Những thay đổi của môi trường kinh doanh đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay đặt ra vô vàn thách thức về năng lực bao gồm cả kiến thức chuyên môn, kỹ năng và thái độ làm việc. Để có thể đạt được thành công trong nghề nghiệp mình theo đuổi, mỗi sinh viên ngoài việc trau dồi kiến thức, cần được trang bị các kỹ năng mềm khác thông qua việc tiếp xúc trong môi trường làm việc thực tế. Bài nghiên cứu đưa ra những đánh giá về chương trình thực tập thực tế dành cho sinh viên Kế toán Kiểm toán thông qua phương pháp điều tra khảo sát dành cho sinh viên, Nhà tuyển dụng, Nhà trường từ đó đưa ra những bài học và khuyến nghị nhằm cải tiến chương trình thực tập thực tế này. Tác giả hy vọng kết quả của việc nghiên cứu giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp chính xác hơn, đóng góp với Nhà trường cải tiến nội dung chương trình đào tạo, hỗ trợ nhà tuyển dụng xây dựng chương trình thực tập thực tế hiệu quả. Từ khóa: Thực tập thực tế, chuyển đổi số, Kế toán Kiểm toán, kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm. 1. Giới thiệu Kế toán kiểm toán là một trong những ngành nghề có áp lực cao trong xã hội. Trong bối cảnh công nghệ và chuyển đổi số đang phát triển mạnh mẽ, các kế toán viên và kiểm toán viên phải đối phó với những khó khăn không chỉ ở chuyên môn nghề nghiệp mà còn ở những kỹ năng mềm vô cùng quan trọng khác. Những kỹ năng này bao gồm làm việc nhóm, phân tích, giải quyết vấn đề, chủ động sáng tạo, giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp, quan hệ khách hàng, nắm bắt công nghệ hiện đại… để hỗ trợ cho công việc. Rất nhiều kỹ năng này không được đào tạo trên ghế nhà trường mà được trau dồi, tích lũy và tự học hỏi trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, rất nhiều kế toán viên, kiểm toán viên không lường trước được những khó khăn này, áp lực công việc đôi khi khiến họ chán nản và bỏ cuộc giữa chừng. Một số lớn sinh viên đã rời bỏ nghề chỉ sau khoảng thời gian rất ngắn gắn bó gây lãng phí nguồn lực, thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công việc. Việc thiết kế chương trình đào tạo, bổ sung kỹ năng mềm, định hướng nghề nghiệp và trải nghiệm công việc tương lai đang tồn đọng rất nhiều vấn đề cần giải quyết từ phía sinh viên, nhà trường và nhà tuyển dụng. Để phát triển các kỹ năng mềm phù hợp với thị trường lao động và nhu cầu của nhà tuyển dụng, hiện các cử nhân ngành kế toán kiểm toán đang được định hướng và yêu cầu tham gia vào chương trình thực tập đúng chuyên ngành vào cuối năm ba đại học. Các sinh viên thường được yêu cầu thực tập tại các công ty kiểm toán hay các đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Đây là một khoảng thời gian vô cùng hữu ích giúp sinh viên kiểm tra xem bản thân có thực sự phù hợp với nghề nghiệp này và có thể gắn bó lâu dài với công việc này trong tương lai hay không. Tuy nhiên, liệu chương trình thực tập thực tế đang được tổ chức hiện nay có thực sự hữu ích giúp sinh viên định hướng và phát triển nghề nghiêp? Thời gian thực tập liệu đã đủ hợp lý để sinh viên thu nhận lượng kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc? Chi phí tham gia chương trình thực tập thực tế đã tương xứng với những gì sinh viên, nhà trường kỳ vọng nhận được? Liệu nhà tuyển dụng có tìm được các ứng viên tiềm năng trong quãng thời gian thực tập? @ Trường Đại học Đà Lạt 790 Bài nghiên cứu dưới đây được thực hiện nhằm tìm hiểu sự phát triển các kỹ năng và mức độ hài lòng của các sinh viên ngành Kế toán Kiểm toán đối với chương trình thực tập. Tác giả cũng đưa ra những kết quả đánh giá của cả sinh viên, nhà trường và nhà tuyển dụng với chương trình thực tập thực tế này. Thông qua kết quả bài nghiên cứu, tác giả mong muốn đưa ra những đóng góp nhằm cải thiện hơn nữa các chương trình thực tập trong tương lai và giúp cho tất cả các bên liên quan thu nhận được lợi ích tích cực nhất từ chương trình này. 3. Tổng quan nghiên cứu Chương trình thực tập thực tế cho sinh viên đại học là vấn đề đã được nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu ở nhiều cấp độ nước ngoài cũng như ở Việt Nam dưới các góc độ khác nhau. 3.1. Các nghiên cứu nước ngoài Nhiều nhà nghiên cứu như (Busby & cộng sự, 1997), (Sharp & cộng sự, 1992) hay (Fraser & cộng sự, 2006) đưa ra kết luận rằng chương trình thực tập sẽ giúp nhà tuyển dụng được tiếp xúc với nguồn nhân lực nhanh nhạy, biết ứng phó với tình hình thực tế. (Collins, 2002) đã dựa trên những nghiên cứu trước đó để đưa ra kết quả rằng thực tập là một chiếc cầu nối từ lớp học đến nơi làm việc. Bằng cách sử dụng cấu trúc bảng hỏi để khảo sát sinh viên thực tập kế toán, trường đại học và nhà tuyển dụng, tiêu chuẩn giáo dục quốc tế số 3 về kỹ năng chuyên môn của Hội đồng chuẩn mực giáo dục kế toán quốc tế, Liên đoàn quốc tế New York (IASB3) đã chỉ ra rằng Sinh viên sẽ được tích lũy kinh nghiệm từ các chương trình thực tập thông qua việc được tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế, ứng dụng các kỹ năng chuyên môn và cải thiện các kỹ năng mềm. Hơn thế nữa, kiến thức, lợi ích và kỹ năng mềm đạt được qua các chương trình thực tập cho phép các sinh viên chuẩn bị tốt hơn cho công việc trong tương lai, giúp trường đại học tư vấn cho sinh viên và xác định những thay đổi thích hợp cho các chương trình thực tập tiếp theo của họ. (Adler & cộng sự, 2004) ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chương trình thực tập của sinh viên Thực tập thực tế Kế toán Kiểm toán Chuyển đổi số Đào tạo nhân lực Kế toán Kiểm toán Định hướng nghề nghiệp cho sinh viênGợi ý tài liệu liên quan:
-
11 trang 451 0 0
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 437 1 0 -
72 trang 371 1 0
-
Báo cáo kế hoạch chuyển đổi số năm 2023 và dữ liệu số quốc gia
25 trang 330 1 0 -
Định hướng quản lý thuế trên nền tảng số
3 trang 321 0 0 -
6 trang 308 0 0
-
Bài giảng: Chương 2: Bảo hiểm hàng hải
94 trang 274 1 0 -
115 trang 268 0 0
-
Đề xuất mô hình quản trị tuân thủ quy trình dựa trên nền tảng điện toán đám mây
8 trang 267 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 261 0 0