Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu theo ngành nông nghiệp huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 563.76 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu theo ngành nông nghiệp huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế nghiên cứu, phân tích hiện trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phú Lộc, qua đó đưa ra đánh giá chung. Trên cơ sở lý luận, cơ sở thực trạng, tác giả đưa ra một số định hướng, giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm phù hợp với các nguồn lực, điều kiện thực tế và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu theo ngành nông nghiệp huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế NGHIÊN CỨU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU THEO NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NGUYỄN BÍCH HÀN VI - PHẠM VIẾT HỒNG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Bài báo nghiên cứu, phân tích hiện trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phú Lộc, qua đó đưa ra đánh giá chung. Trên cơ sở lý luận, cơ sở thực trạng, tác giả đưa ra một số định hướng, giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm phù hợp với các nguồn lực, điều kiện thực tế và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội. Từ khóa: nông nghiệp, cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu, huyện Phú Lộc. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi vùng và mỗi địa phương. Phú Lộc là huyện phía Nam tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều tiềm năng, thế mạnh về tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp hàng hóa đa dạng nhưng vẫn chủ yếu là nền nông nghiệp tự cung tự cấp. Cơ cấu nông nghiệp huyện Phú Lộc có tỷ lệ cao trong giá trị sản xuất kinh tế huyện. Đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, còn phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp. Trong thời gian qua, nông nghiệp huyện Phú Lộc đã được quan tâm đầu tư phát triển, mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được một số thành tựu nhất định, tốc độ phát triển cao nhưng chuyển biến cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp huyện còn chuyển biến chậm, chưa có bước đột phá lớn, chưa tạo ra được nông sản hàng hóa có giá trị cao. Vì vậy, việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phú Lộc một cách hợp lý phù hợp với điều kiện thực tế và xu hướng phát triển chung của huyện là điều rất cần thiết. 2. NỘI DUNG 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông nghiệp - Nhân tố tự nhiên Là nhân tố quan trọng trong việc hình thành, xác lập nên cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông nghiệp. Nhóm nhân tố này bao gồm: vị trí địa lý của vùng lãnh thổ, điều kiện đất đai, khí hậu, nước... + Đất đai: Là tư liệu sản xuất cơ bản để phát triển và hình thành nên cơ cấu ngành nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp quyết định đến quy mô và khả năng phát triển nông nghiệp. Từng loại đất thì phù hợp với từng đối tượng sản xuất góp phần hình thành nên loại hình sản xuất nông nghiệp, xác định đối tượng và loại hình sản xuất chính tạo ra hiệu quả sản xuất cao nhất. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, sự phân bố các loại đất, phân cấp theo địa hình góp phần hình thành nên những vùng nông nghiệp chuyên môn hóa. + Khí hậu: Khí hậu của mỗi vùng có tính chất quyết định đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của vùng đó. Những yếu tố cơ bản của khí hậu như: nhiệt độ bình quân hàng năm, hàng tháng, độ ẩm không khí, thời gian chiếu sáng, cường độ chiếu sáng, chế độ gió... Bên cạnh đó, những hiện tượng đặc biệt của khí hậu như: sương muối, mưa đá, tuyết rơi, sương mù... đều ảnh hưởng đến các loại cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp của mỗi vùng. + Nước: Nguồn nước có vai trò quan trọng và quyết định trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Để mở rộng diện tích sản xuất hay thâm canh tăng vụ cũng đòi hỏi một lượng nước rất 118 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 lớn. Khi xem xét nguồn nước trong nông nghiệp cần xét cả về nước mặt, nước ngầm và khả năng đưa nước từ nơi khác tới... sự phân bố nguồn nước góp phần tạo nên sự phân bố cơ cấu cây trồng, vật nuôi... - Dân cư, lao động + Dân cư là tập hợp người sinh sống trên một lãnh thổ được đặc trưng bởi mối quan hệ qua lại với nhau về mặt kinh tế - xã hội, bởi tính chất của việc phân công lao động và đặc điểm cư trú. Quy mô và kết cấu dân số tạo nên đặc điểm của thị trường tiêu thụ sản phẩm và nguồn lao động chủ yếu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. + Lực lượng lao động ảnh hưởng đến cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp rất lớn, quyết định đến năng suất và hiệu quả sản xuất cũng như cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp. Việc bố trí và sử dụng lao động kết hợp với đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng yêu cầu sản xuất có tác dụng tích cực đến chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp. - Cơ sở vật chất kỹ thuật + Cơ sở vật chất kỹ thuật: Nhân tố này bao gồm số lượng và chất lượng các tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị cơ giới hóa,... các yếu tố này tác động trực tiếp đến năng suất, hiệu quả lao động và đến việc bố trí, phân công lao động. Vì vậy, trình độ cơ sở vật chất kỹ thuật ở một quốc gia hay một vùng nào đó sẽ ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ và tính hợp lý của cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu ngành nông nghiệp nói riêng của quốc gia đó, vùng đó. - Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông - lâm - ngư và chính sách phát triển kinh tế + Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp là xu hướng vận động có tính khách quan, cơ cấu giữa các ngành cũng ngày càng phức tạp và luôn biến đổi theo nhu cầu của xã hội. Các xu hướng hiện nay là: + Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sang hướng sản xuất hàng hóa theo công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển sản xuất hàng hóa giúp phá bỏ cơ cấu kinh tế cũ, lạc hậu, xác lập cơ cấu kinh tế mới tiên tiến phù hợp. Một khi cơ cấu kinh tế nông nghiệp được xác lập hợp quy luật, sẽ mở đường cho phát triển sản xuất hàng hóa. + Phát triển nông nghiệp tổng hợp, tăng số lượng ngành chuyên môn hóa và giảm tỷ trọng toàn ngành. Một xu hướng song hành cùng quá trình chuyển từ nền nông nghiệp tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thuần túy sang kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp và ngư nghiệp. Sự k ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu theo ngành nông nghiệp huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế NGHIÊN CỨU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU THEO NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NGUYỄN BÍCH HÀN VI - PHẠM VIẾT HỒNG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Bài báo nghiên cứu, phân tích hiện trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phú Lộc, qua đó đưa ra đánh giá chung. Trên cơ sở lý luận, cơ sở thực trạng, tác giả đưa ra một số định hướng, giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm phù hợp với các nguồn lực, điều kiện thực tế và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội. Từ khóa: nông nghiệp, cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu, huyện Phú Lộc. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi vùng và mỗi địa phương. Phú Lộc là huyện phía Nam tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều tiềm năng, thế mạnh về tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp hàng hóa đa dạng nhưng vẫn chủ yếu là nền nông nghiệp tự cung tự cấp. Cơ cấu nông nghiệp huyện Phú Lộc có tỷ lệ cao trong giá trị sản xuất kinh tế huyện. Đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, còn phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp. Trong thời gian qua, nông nghiệp huyện Phú Lộc đã được quan tâm đầu tư phát triển, mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được một số thành tựu nhất định, tốc độ phát triển cao nhưng chuyển biến cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp huyện còn chuyển biến chậm, chưa có bước đột phá lớn, chưa tạo ra được nông sản hàng hóa có giá trị cao. Vì vậy, việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phú Lộc một cách hợp lý phù hợp với điều kiện thực tế và xu hướng phát triển chung của huyện là điều rất cần thiết. 2. NỘI DUNG 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông nghiệp - Nhân tố tự nhiên Là nhân tố quan trọng trong việc hình thành, xác lập nên cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông nghiệp. Nhóm nhân tố này bao gồm: vị trí địa lý của vùng lãnh thổ, điều kiện đất đai, khí hậu, nước... + Đất đai: Là tư liệu sản xuất cơ bản để phát triển và hình thành nên cơ cấu ngành nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp quyết định đến quy mô và khả năng phát triển nông nghiệp. Từng loại đất thì phù hợp với từng đối tượng sản xuất góp phần hình thành nên loại hình sản xuất nông nghiệp, xác định đối tượng và loại hình sản xuất chính tạo ra hiệu quả sản xuất cao nhất. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, sự phân bố các loại đất, phân cấp theo địa hình góp phần hình thành nên những vùng nông nghiệp chuyên môn hóa. + Khí hậu: Khí hậu của mỗi vùng có tính chất quyết định đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của vùng đó. Những yếu tố cơ bản của khí hậu như: nhiệt độ bình quân hàng năm, hàng tháng, độ ẩm không khí, thời gian chiếu sáng, cường độ chiếu sáng, chế độ gió... Bên cạnh đó, những hiện tượng đặc biệt của khí hậu như: sương muối, mưa đá, tuyết rơi, sương mù... đều ảnh hưởng đến các loại cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp của mỗi vùng. + Nước: Nguồn nước có vai trò quan trọng và quyết định trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Để mở rộng diện tích sản xuất hay thâm canh tăng vụ cũng đòi hỏi một lượng nước rất 118 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 lớn. Khi xem xét nguồn nước trong nông nghiệp cần xét cả về nước mặt, nước ngầm và khả năng đưa nước từ nơi khác tới... sự phân bố nguồn nước góp phần tạo nên sự phân bố cơ cấu cây trồng, vật nuôi... - Dân cư, lao động + Dân cư là tập hợp người sinh sống trên một lãnh thổ được đặc trưng bởi mối quan hệ qua lại với nhau về mặt kinh tế - xã hội, bởi tính chất của việc phân công lao động và đặc điểm cư trú. Quy mô và kết cấu dân số tạo nên đặc điểm của thị trường tiêu thụ sản phẩm và nguồn lao động chủ yếu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. + Lực lượng lao động ảnh hưởng đến cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp rất lớn, quyết định đến năng suất và hiệu quả sản xuất cũng như cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp. Việc bố trí và sử dụng lao động kết hợp với đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng yêu cầu sản xuất có tác dụng tích cực đến chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp. - Cơ sở vật chất kỹ thuật + Cơ sở vật chất kỹ thuật: Nhân tố này bao gồm số lượng và chất lượng các tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị cơ giới hóa,... các yếu tố này tác động trực tiếp đến năng suất, hiệu quả lao động và đến việc bố trí, phân công lao động. Vì vậy, trình độ cơ sở vật chất kỹ thuật ở một quốc gia hay một vùng nào đó sẽ ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ và tính hợp lý của cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu ngành nông nghiệp nói riêng của quốc gia đó, vùng đó. - Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông - lâm - ngư và chính sách phát triển kinh tế + Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp là xu hướng vận động có tính khách quan, cơ cấu giữa các ngành cũng ngày càng phức tạp và luôn biến đổi theo nhu cầu của xã hội. Các xu hướng hiện nay là: + Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sang hướng sản xuất hàng hóa theo công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển sản xuất hàng hóa giúp phá bỏ cơ cấu kinh tế cũ, lạc hậu, xác lập cơ cấu kinh tế mới tiên tiến phù hợp. Một khi cơ cấu kinh tế nông nghiệp được xác lập hợp quy luật, sẽ mở đường cho phát triển sản xuất hàng hóa. + Phát triển nông nghiệp tổng hợp, tăng số lượng ngành chuyên môn hóa và giảm tỷ trọng toàn ngành. Một xu hướng song hành cùng quá trình chuyển từ nền nông nghiệp tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thuần túy sang kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp và ngư nghiệp. Sự k ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Cơ cấu nông nghiệp Nền nông nghiệp tự cung tự cấp Cơ cấu kinh tế nông nghiệp Xây dựng nông thôn mớiGợi ý tài liệu liên quan:
-
35 trang 342 0 0
-
Những năm đầu thế kỷ 21 - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam: Phần 1
108 trang 141 0 0 -
Điểm sáng phát triển nông nghiệp đô thị ở Hải Phòng
2 trang 123 0 0 -
124 trang 111 0 0
-
11 trang 104 0 0
-
10 trang 89 0 0
-
5 trang 88 0 0
-
13 trang 85 0 0
-
Đồ án tốt nghiệp Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
39 trang 76 0 0 -
98 trang 66 0 0