Danh mục

Nghiên cứu cường độ bám dính của vữa sử dụng xỉ đáy lò nhà máy nhiệt điện

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 646.17 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo "Nghiên cứu cường độ bám dính của vữa sử dụng xỉ đáy lò nhà máy nhiệt điện" trình bày tính chất bám dính của vữa sử dụng xỉ đáy lò nhà máy nhiệt điện (NMNĐ). Độ bám dính của vữa với nền cứng là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng để quyết định khả năng sử dụng của nó. Kết quả cho thấy với xỉ đáy lò tại NMNĐ An Khánh, độ bám dính của vữa xây thay đổi từ 0.92Mpa (AK1-15%) đến 1.52Mpa (AK3), độ bám dính của vữa trát thay đổi từ 0.33Mpa (AK7-15%) đến 0.89Mpa (AK9). Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu cường độ bám dính của vữa sử dụng xỉ đáy lò nhà máy nhiệt điện HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ TÀI NGUYÊN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (ERSD 2022) Nghiên cứu cường độ bám dính của vữa sử dụng xỉ đáy lò nhà máy nhiệt điện Nguyễn Văn Hùng* Trường Đại học Mỏ - Địa chấtTÓM TẮTỞ Việt Nam, sử dụng xỉ đáy lò nhà máy nhiệt điện trong xây dựng vẫn còn chưa đa dạng. Việc nghiêncứu sử dụng xỉ đáy lò tập trung vào mục đích làm gạch không nung, vật liệu san lấp hoặc làm nền móngvà áo đường giao thông, sử dụng trong bê tông vỉa hè, xử lý đất yếu bằng phương pháp trộn sâu,… Tuynhiên, để giải quyết lượng tro xỉ thì cần các nghiên cứu hơn nữa về khả năng sử dụng của nó trong xâydựng. Bài báo trình bày tính chất bám dính của vữa sử dụng xỉ đáy lò nhà máy nhiệt điện (NMNĐ). Độbám dính của vữa với nền cứng là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng để quyết định khả năng sử dụng củanó. Kết quả cho thấy với xỉ đáy lò tại NMNĐ An Khánh, độ bám dính của vữa xây thay đổi từ 0.92Mpa(AK1-15%) đến 1.52Mpa (AK3), độ bám dính của vữa trát thay đổi từ 0.33Mpa (AK7-15%) đến0.89Mpa (AK9). Đối với vữa sử dụng xỉ đáy lò NMNĐ Cao Ngạn, độ bám dính của vữa xây thay đổi từ0.52Mpa (CN1-15%) đến 0.91MPa (CN6), từ 0.26Mpa (CN7-15%) đến 0.89Mpa (mẫu CN9 và CN12)cho vữa trát. Với các mẫu chỉ sử dụng cát tự nhiên, độ bám dính với vữa xây là 1.42Mpa, vữa trát là0.91Mpa. Do đó, nó có sự khác biệt không đáng kể so với các mẫu khác. Qua đó có thể thấy, khi sử dụngxỉ đáy lò trong vữa, cường độ bám dính thay đổi không đáng kể. Điều này mở ra một tác dụng của tro xỉtrong xây dựng.Từ khóa: xỉ đáy lò; NMNĐ; vữa; cường độ bám dính.1. Đặt vấn đề Vữa xây dựng là loại vật liệu đá nhân tạo thành phần bao gồm chất kết dính, nước, cốt liệu nhỏ và phụgia được nhào trộn theo một tỷ lệ thích hợp sao cho đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về cường độ, độ bámdính, độ hút ẩm,... Trong những năm gần đây, nguồn vật liệu thiên nhiên đã trở nên cấp bách hơn bao giờhết. Thời gian qua, nạn “cát tặc” tại các địa phương đã được cơ quan chức năng vào cuộc kiểm soát gắtgao. Nguồn cung khan hiếm, giá cát xây dựng trên địa bàn cả nước tăng cao, mỗi nơi một giá. Trước nhucầu tìm vật liệu thay thế cát ngày càng cao, các chuyên gia đã kiến nghị giải pháp cho bài toán này. Đồngthời, do những tác động xấu của việc khai thác cát như gây trượt lở dẫn đến mất an toàn cho hoạt độngkinh tế công trình của người dân, Chính phủ đã hạn chế việc khai thác cát tự nhiên và định hướng sử dụngcác vật liệu thay thế cát. Hiện nay, nguồn thay thế cát tự nhiên chủ yếu là cát nhân tạo được nghiền từ các loại đá. Các loại cátnày có cỡ hạt gần tương tự với cát tự nhiên, đảm bảo các yêu cầu về tính chất cơ lý, hóa và có thể trộnlẫn theo tỷ lệ phù hợp với cát tự nhiên trong bê tông và vữa xây dựng. Một nguồn liệu cũng có thể sửdụng để thay thế cát tự nhiên đó là xỉ đáy lò các nhà máy nhiệt điện. Ở Việt Nam, nghiên cứu sử dụng xỉđáy lò nhà máy nhiệt điện vẫn còn nghiên cứu một cách hạn chế. Việc nghiên cứu sử dụng tro xỉ chỉ tậptrung vào mục đích làm gạch không nung (Viện khoa học Vật liệu, Viện KHCN Việt Nam, 1995-1997,Vũ Thị Chiều Dương, 2011, Nguyễn Thị Nhiên, 2016), vật liệu san lấp hoặc làm nền đường giao thông(Bùi Trường Sơn, 2019, Nguyễn Thị Nụ , 2020). Nguyễn Thị Nụ, Phí Hồng Thịnh, Bùi Trường Sơn(2019) đã nghiên cứu sử dụng xỉ đáy lò từ các nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam để thay thế một phần cốtliệu trong vỉa hè. Kết quả nghiên cứu rất khả quan, khẳng định việc sử dụng xỉ đáy lò trong bê tông làmvỉa hè là thực tế (tỷ lệ thay thế là 15% cốt liệu). Trên thế giới, từ lâu người ta đã tuyển tro bay để lấy thantuyển đưa dùng lại, lấy tro tuyển dùng làm vật liệu xây dựng (năm 1914 đã dùng tro bay để thay thế mộtphần xi măng porland của bê tông). Amin Salvador Nazer, Osvaldo Pavez và Freddy Rojas, 2012 đã nghiên cứu sử dụng xỉ đồng trong sảnxuất vữa xây dựng. Các tác giả chỉ ra rằng, việc sử dụng xỉ đồng trong vữa làm vật liệu thay thế cát manglại các sự lựa chọn cho việc tái sử dụng các chất thải như một vật liệu thay thế bền vững với môi trường* Tác giả liên hệEmail: nguyenvanhung@humg.edu.vn 180 và phù hợp với ngành xây dựng. Vữa xỉ đồng có khả năng chống nén và uốn tốt hơn so với vữa được sản xuất bằng cát sông. Loại vữa này phù hợp với các nước có điều kiện khí hậu ấm áp và trong các tình huống đòi hỏi phải làm cứng vữa nhanh. M. V. PATIL, 2015 đã nghiên cứu tính chất và hiệu quả của tro xỉ trong bê tông. Tác giả đã chỉ ra rang, khi tỉ lệ xỉ đồng tăng thì hoạt tính của bê tông tăng. Mặt khác, cường độ kháng nén tối đa của bê tông tăng từ 34% khi thay thế 20% hạt mịn; khi thay thế lên đến 80% cường độ kháng nén của bê tông lớn hơn bê tông bình thường. Hơn nữa, khi thay thế đến ...

Tài liệu được xem nhiều: