Danh mục

Nghiên cứu đa dạng nguồn gen cây thuốc của đồng bào dân tộc Mường xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 200.92 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để góp phần gìn giữ tri thức bản địa về sử dụng cây cỏ làm thuốc của người Mường ở xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và thu được 151 loài thuộc 126 chi, 60 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch (Equisetophyta, Polypodiophyta, Magnoliophyta) được người dân sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đa dạng nguồn gen cây thuốc của đồng bào dân tộc Mường xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh BìnhLê Thị Thanh Hương và đtgTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ83(07): 109 - 112NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG NGUỒN GEN CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀODÂN TỘC MƯỜNG XÃ QUẢNG LẠC, HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNHLê Thị Thanh Hương1, Đinh Thị Lan Hương1,Nguyễn Thị Phượng1, Nguyễn Nghĩa Thìn221Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái NguyênTrường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà NộiTÓM TẮTĐồng bào dân tộc Mường có tri thức về y học dân gian rất đa dạng, từ lâu họ đã biết sử dụng câycỏ tự nhiên, các bộ phận như: thân, rễ, lá, hoa, quả… để chữa bệnh. Trải qua nhiều thế hệ, nhữngkinh nghiệm ấy đang dần bị mai một và nguồn gen cây thuốc đang đứng trước nhiều nguy cơ bịsuy giảm. Để góp phần gìn giữ tri thức bản địa về sử dụng cây cỏ làm thuốc của người Mường ởxã Quảng Lạc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và thu được151 loài thuộc 126 chi, 60 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch (Equisetophyta,Polypodiophyta, Magnoliophyta) được người dân sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Trong đó, ngànhMộc lan (Magnoliophyta) chiếm số lượng lớn nhất với 147 loài thuộc 122 chi, 56 họ; ngànhDương xỉ (Polypodiophyta) có 3 loài thuộc 3 chi, 3 họ; ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) chỉ có 1loài thuộc 1 chi, 1 họ.Từ khóa: dân tộc Mường, Ninh Bình, đa dạng, nguồn tài nguyên cây thuốcĐẶT VẤN ĐỀ*Xã Quảng Lạc là một xã miền núi, nằm ở phíaNam của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bìnhvới tổng diện tích tự nhiên 1.403 ha, địa hìnhchủ yếu là đồi, núi đá vôi thuận lợi cho việcphát triển của cây thuốc. Với 70% dân số làdân tộc Mường đã làm nên sự đa dạng trongnền văn hóa nói chung và đa dạng trong trithức bản địa về sử dụng cây cỏ làm thuốc nóiriêng. Vì vậy, việc nghiên cứu đa dạng nguồngen cây thuốc của người dân tộc Mường nơiđây nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn vàphát triển bền vững là việc làm cần thiết.PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUPhương pháp điều tra phỏng vấn: Phát phiếuđiều tra và phỏng vấn các ông lang bà mếngười dân tộc Mường và những người dân cókinh nghiệm về sử dụng cây thuốc ở khu vựcnghiên cứu.Phương pháp thu thập và xử lý mẫu vật: Kếtquả thu thập được gần 200 mẫu theo danh lụcđã phỏng vấn và theo sự chỉ dẫn của các thầythuốc bản địa. Xử lý mẫu thu được và xácđịnh tên khoa học của 151 mẫu tại Phòng thínghiệm Khoa Khoa học Sự sống – TrườngĐại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên.Phương pháp phân tích và phân loại mẫu:Phân loại mẫu dựa trên phương pháp hình tháitruyền thống, kết hợp với kinh nghiệm của*các chuyên gia và các bộ Thực vật chí chuyênngành như: Cây cỏ Việt Nam (Phạm HoàngHộ,1999-2000);IconographiaCormophytorum Sinicorum (ICS, 19721976); Từ điển cây thuốc (Võ Văn Chi,1996); Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam(Đỗ Tất Lợi, 2005); Cây thuốc và động vật làmthuốc ở Việt Nam (Viện Dược liệu, 2006);Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2001 –2005)… Tiến hành xác định tên khoa học và lậpdanh lục cây thuốc theo Brummit (1992).Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồngen cây thuốc: Đánh giá dựa trên phươngpháp của Nguyễn Nghĩa Thìn trong “Cácphương pháp nghiên cứu thực vật” (2007).KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬNKết quả điều tra, chúng tôi đã xác định được151 loài cây thuốc được đồng bào dân tộcMường ở xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan,tỉnh Ninh Bình sử dụng chữa bệnh.Đa dạng về bậc phân loại ngànhSự đa dạng của thực vật làm thuốc được thểhiện qua số lượng các họ, các chi và các loài.Từ đó đã xây dựng danh lục cây thuốc với151 loài được làm thuốc chữa bệnh thuộc 126chi, 60 họ của 3 ngành thực vật bậc cao cómạch và được phân bố trong các bậc taxonnhư sau: Ngành Cỏ tháp bút – Equisetophyta:1 họ, 1 chi, 1 loài; ngành Dương xỉ –Polypodiophyta: 3 loài thuộc 3 chi, 3 họ vàTel: 0988478975; Email: lehuonga1k52@gmail.comSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên109http://www.lrc-tnu.edu.vnLê Thị Thanh Hương và đtgTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆngành Mộc lan – Magnoliophyta: có 147 loàithuộc 122 chi và 56 họ thực vật.Tiến hành so sánh với hệ thực vật bậc cao cómạch làm thuốc của cả nước để đánh giá tínhđa dạng họ, chi, loài cây thuốc ở Quảng Lạc.Kết quả được thể hiện trong bảng 1.Qua bảng 1 cho thấy, số họ thực vật làmthuốc chiếm 22,06%; số chi chiếm 8,26% vàsố loài chiếm 3,90% so với tổng số loài thựcvật làm thuốc ở Việt Nam. Như vậy có thểthấy hệ thực vật ở Quảng Lạc khá đa dạng,chúng được phân bố tập trung chủ yếu ở đồi,vườn và núi đá vôi. Chính địa hình đồi núi đávôi đã tạo cho xã Quảng Lạc có nguồn gencây thuốc khá phong phú về các bậc taxon.Tính đa dạng phân loại được thể hiện qua sựphân bố của các taxon trong các ngành ở bảng2 dưới đây.Từ số liệu ở bảng 2 cho thấy, các taxon tậptrung chủ yếu trong ngành Mộc lan(Magnoliophyta) với 56 họ, 122 chi và 147loài chiếm số lượng tương ứng là 93,33%;83(07): 109 - 11296,83%; 97,35% tổng số họ, chi, loài thựcvật làm thuốc của khu vực nghiên cứu.Ngành C ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: