Danh mục

Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng, kết quả nội soi màng phổi trong chẩn đoán tràn dịch màng phổi do lao tại Bệnh viện phổi Hải Phòng

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 206.74 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tiến hành mô tả một số đặc điểm cận lâm sàng, kết quả nội soi màng phổi trong chẩn đoán tràn dịch màng phổi do lao tại Bệnh viện Phổi Hải Phòng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng, kết quả nội soi màng phổi trong chẩn đoán tràn dịch màng phổi do lao tại Bệnh viện phổi Hải Phòng HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG, KẾT QUẢ NỘI SOI MÀNG PHỔI TRONG CHẨN ĐOÁN TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI DO LAO TẠI BỆNH VIỆN PHỔI HẢI PHÒNG Nguyễn Tuấn Anh*, Vũ Ngọc Trường*, **Nguyễn Huy Điện *BV Phổi Hải Phòng, **Trường ĐH Y Dược Hải Phòng TÓM TẮT Mục đích: Mô tả một số đặc điểm cận lâm sàng, kết quả nội soi màng phổi trong chẩn đoán tràn dịch màng phổi do lao tại Bệnh viện Phổi Hải Phòng. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, hồi cứu 56 bệnh nhân tràn dịch màng phổi do lao được nội soi màng phổi ống mềm tại Bệnh viện phổi Hải Phòng từ 2017 đến 2019. Kết quả: 100% là tràn dịch tự do; tràn dịch bên phải 58,9%, bên trái 41,1%; Protein dịch màng phổi trung bình là 58,7 ± 4,9 g/l. Số lượng tế bào DMP trung bình là 631,7 ± 73,6. Thành phần lympho từ 70-90% chiếm 78,6%. Khoang màng phổi dầy dính 37,5%, có vách fibrin 53,6%. Sự dầy dính màng phổi và vách fibrin trong khoang màng phổi liên quan đến thời gian phát hiện bệnh (p < 0,05). Tổn thương màng phổi hay gặp là xung huyết (64,3%), màng phổi dầy (57,1%), nốt nhỏ rải rác (39,3%). Kết quả chẩn đoán của mô học là 54/56 trường hợp (96,4%), cấy MGIT mảnh sinh thiết 21/56 trường hợp (37,5%), kết quả chẩn đoán chung của nội soi màng phổi là 55/56 (98,2%). Kết quả chẩn đoán của cấy cấy MGIT dịch màng phổi là 17,9%, soi thuần nhất dịch màng phổi là 1,9%. Thời gian trực hiện vết mổ trung bình là 30,4 ± 4,6 phút. Không có biến chứng nặng xảy ra. Kết luận: Nội soi màng phổi ống mềm là kỹ thuật đơn giản, ít xâm lấn và có hiệu quả cao, an toàn trong chẩn đoán bệnh lý màng phổi, có thể áp dụng rộng rãi ở các bệnh viện tuyến tỉnh. ABSTRACT RESEARCH ON CHARACTERISTIC OF LABORATORY AND RESULTS OF PLEURAL ENDOSCOPY IN DIAGNOSTIC OF THE CAUSE OF PLEURAL EFFUSION IN HAI PHONG LUNG HOSPITAL Aims: Describe several features of laboratory, results of pleural endoscopy in diagnostic of the cause of pleural effusion in Hai Phong lung hospital. Methods: Descriptive study, retrospective 56 patients with pleural effusion in Hai Phong Lung Hospital from 2017 to 2019. Results: 100% pleural effusion, location of fluid: right: 58,9%; left: 41,1%. The average of pleural fluid protein concentration is 58,7 ± 4,9 g/l. The average of pleural fluid cell count is 631,7 ± 73,6. Lymphocyte cell count is accounted for 78,6% with range from 70 to 90%. Pleural thickening is accounted for 37,5%, the formation of fibrin is accounted for 53,6%. The pleural thickening and the formation of fibrin relate to the moment that pleural effusion is detected (p < 0,05). Pleural damages mainly are hyperemia (64,3%), pleural thickening (57,1%), small nodules (39,3%). 54/56 cases have histological diagnosis (96,4%); 21/56 cases with MGIT pleural sample culture (37,5%). Pleural endoscopy contributes to diagnosing in 55/56 cases (98,2%). The result of diagnosing of MGIT pleural fluid culture is accounted for 17,9%, direct examination of pleural fluid detects AFB in 1,9% of cases. The average of duration of pleural endoscopy is 30,4 ± 4,6 minutes. There is no servere complication. Conclusion: Pleural endoscopy is a safe, simple, high effective technique in diagnosis of pleural disease, it can be widely applied in the provincial hospital. 76 CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lao màng phổi là thể lao ngoài phổi hay gặp nhất, đồng thời là nguyên nhân gây tràn dịch hàng đầu ở các bệnh nhân trẻ, bệnh thường để lại hậu quả rất nặng nề ở màng phổi nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời [1]. Hiện nay có nhiều phương pháp cận lâm sàng giúp chẩn đoán TDMP do lao như “sinh thiết màng phổi chẩn đoán mô bệnh học, nuôi cấy, thuần nhất soi trực tiếp tìm vi khuẩn từ dịch màng phổi, phương pháp PCR, GenXpert, CT Scanner vv...”. Trong đó, NSMP ống mềm là một kỹ thuật mới, được áp dụng lần đầu tiên tại Bệnh viện Phổi Trung Ương vào năm 2006. Hệ thống NSMP ống mềm mới được triển khai tại Bệnh viện Phổi Hải Phòng từ tháng 10/2016, góp phần quan trọng trong việc chẩn đoán sớm và hạn chế một số di chứng của TDMP do lao. Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm cận lâm sàng, kết quả nội soi màng phổi trong chẩn đoán tràn dịch màng phổi do lao tại Bệnh viện Phổi Hải Phòng. II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành trên các bệnh nhân TDMP do lao được chẩn đoán xác định qua giải phẫu bệnh si ...

Tài liệu được xem nhiều: