Nghiên cứu: Đặc điểm chế độ nước cá thể và quần thể rừng trồng Bạch đàn và keo tại việt nam đề cập tới một số đặc điểm chế độ nước cá thể và quần thể rừng trồng bạch đàn E.Urophylla, bạch đàn trắng E.Camaldunensis, keo tai tượng A.mangium, keo lá tràm A.auriculiformis tại Đoan Hùng (Phú thọ), Đại Lải (Vĩnh phúc), Sông Mây (Đồng Nai). Các chỉ tiêu về chế độ nước gồm cường độ thoát hơi nước, sức hút nước của lá, độ thiếu nước của lá, khả năng giữ nước của rừng,... Mời các bạn tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu: Đặc điểm chế độ nước cá thể và quần thể rừng trồng Bạch đàn và keo tại việt nam - Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình QuếNghiên cúu đặc điểm chế độ nước cá thể và quần thể rừng trồngBạch đàn và keo tại việt nam14/01/2007 by mrhoiĐỗ Đình Sâm, Ngô Đình QuếViện Khoa học Lâm nghiệpViệt NamTóm tắtNghiên cứu đề cập tới một số đặc điểm chế độ nước cá thể và quần thể rừng trồng Bạch đàn E.Urophylla, Bạch đàntrắng E.Camaldunensis, Keo tai tượng A.mangium, Keo lá tràm A.auriculiformis tại Đoan Hùng (Phú thọ), Đại Lải(Vĩnh phúc), Sông Mây (Đồng Nai). Các chỉ tiêu về chế độ nước gồm cường độ thoát hơi nước, sức hút nước của lá,độ thiếu nước của lá, khả năng giữ nước của rừng…. Kết quả cho thấy cường độ thoát hơi nước của lá loài Bạchđàn Urophylla cao hơn lá keo tai tượng khá nhiều, của lá bạch đàn Camaldulensis ở miền Nam cũng cao hơn lá keolá tràm. Độ thiếu nước của lá cũng theo qui luật tương tự. Cường độ thoát hơi nước, độ thiếu nước của lá các loàibạch đàn, keo nghiên cứu phụ thuộc vào tuổi, điều kiện lập địa trong đó ở miền Nam các chỉ tiêu này cao hơn hẳn sovới ở ngoài Bắc. Lượng thoát hơi nước của rừng bạch đàn Urophylla thấp hơn nhiều so với rừng keo tai tượng vì tánlá nhỏ hơn, của rừng bạch đàn E.Camaldulensis thấp hơn nhưng không chênh lệch lớn so với rừng keo lá tràm.Lượng nước giữ trong cây và quần thể rừng nhỏ hơn rất nhiều so với lượng thoát hơi nước của rừng.Từ khoá: Cường độ thoát hơi nước, sức hút nước, độ thiếu nước của lá, lượng thoát hơi nước lâm phầnMở ĐầuKeo và bạch đàn là 2 loài cây nhập nội có giá trị kinh tế được trồng phổ biến trên đất trống đồi núi trọc ở nước ta.Một vấn đề được quan tâm, thảo luận nhiều tại các nước có trồng bạch đàn là ảnh hưởng bất lợi của rừng trồngbạch đàn tới môi trường đất đặc biệt là làm khô đất. Nghiên cứu về chế độ nước dưới rừng trồng bạch đàn ở nướcta đã được thực hiện bởi một số tác giả (Hoàng Xuân Tý, 1975; Bùi thị Huế, 1996). Tuy nhiên, các nghiên cứu về đặcđiểm chế độ nước của cá thể và quần thể rừng trồng bạch đàn như cường độ thoát hơi nước, sức hút nước của lá,độ thiếu nước của lá, khả năng giữ nước… của rừng còn rất hạn chế. Đó là nội dung rất quan trọng liên quan tới chếđộ nước của đất dưới rừng. Trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu với Trung tâm nghiên cứu Phù Ninh (1991) tác giảĐỗ Đình Sâm đã nghiên cứu sơ bộ cường độ thoát hơi nước dưới rừng trồng bạch đàn E.Camaldulensis ở Phù Ninh(Phú Thọ). Bùi Thị Huế (1996) có tiến hành nghiên cứu cường độ thoát hơi nước của loài bạch đàn E.Camaldulensis và keo tai tượng A.mangium ở ngoài Bắc. Tuy nhiên các nghiên cứu còn chưa hệ thống, thời gianngắn và mới tập trung ở các cây non, ở các cá thể hơn là các quần thể rừng. Các nghiên cứu của chúng tôi đượctiến hành trong 3 năm ở các điều kiện sinh thái khác nhau (Đại Lải–Vĩnh Phúc, Đoan Hùng–Phú Thọ, Sông Mây-Đồng Nai) trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu cấp Bộ (2001-2004) ’’Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của một số rừngtrồng cây nhập nội chủ yếu đến môi trường đất ở Việt nam”.Nội dung, đối tượng và phương pháp nghiên cứuNội dung nghiên cứu-Với cá thể loài: Nghiên cứu cường độ thoát hơi nước, sức hút nước của lá và khả năng phục hồi, độ thiếu nước củalá.-Với lâm phần rừng: Nghiên cứu lượng thoát hơi nước của lâm phần, lượng nước giữ trong lâm phần.Đối tượng nghiên cứu-Rừng trồng Bạch đàn E.Urophylla năm 1999 và 2002 ở Đoan Hùng, năm 1998, 2000, 2002 ở Đại Lải, rừng trồngBạch đàn E.camaldulensis năm 1993 và 1998 ở Sông Mây.-Rừng trồng Keo tai tượng A.mangium năm 1996 ở Đoan Hùng, năm 1993 ở Đại Lải, rừng trồng Keo látràmA.auriculiformis năm 1995 ở Sông Mây.Phương pháp nghiên cứuVới cá thể loàiCường độ thoát hơi nước qua bề mặt của láTính bằng số lượng nước mất đi trên 1 đơn vị trọng lượng khô kiệt trong 1 đơn vị thời gian (mg nước/mg chấtkhô/phút) theo phương pháp cân nhanh L.A Ivanốp. Xác định cường độ thoát hơi nước được thực hiện vào khoảng10-11 giờ sáng và 2-3 giờ chiều. Lá cây lấy ở vị trí giữa tán với các lá non, trung bình và già, cắt lá khỏi cành (cắt cảcuống). Sau 5 phút cân lại trọng lượng. Cường độ thoát hơi nước được tính trung bình của cả 3 loại lá và trong thờigian sáng và chiều.Sức hút nước của lá và khả năng phục hồi của láTheo phương pháp của Ushprung. Dùng kéo cắt lá còn nguyên cuống như trên, cân nhanh trọng lượng ban đầu. Đểlá héo tới khi lá biến màu. Sau đó ngâm vào nước 12 giờ để phục hồi sức trương. Cân trọng lượng- Sức hút nước của lá: tính theo % trên trọng lượng khô tuyệt đối- Khả năng phục hồi: tính % số lá có khả năng phục hồiĐộ thiếu nước của láĐộ thiếu nước của lá thực hiện theo phương pháp L.S Litvinop. Độ thiếu nước của lá là tỷ lệ nước mà lá có thể hútthêm đến no so với tổng lượng nước chứa trong lá khi lá no nước. Cắt cành cây ở giữa tán lá, lấy lá độ tuổi trungbình. Cắt rời cuống lá trong nước. Thấm khô và cân nhanh trọng lượng ban đầu. Bọc số lá đã cân bằng giấy bọc, đặttrong cốc nước chỉ ngập phần gốc cuống lá, đậy kín cốc. Sau 1 giờ, cân lại trọng lượng (đã thấm khô lá). Ngâm tiếpnhư trên và cân lại cho đến khi trọng lượng không tăng. Sấy khô để tính tổng lượng nước trong lá no nước. ...