Danh mục

Nghiên cứu đặc điểm chỉ số tương hợp thất trái - động mạch ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 139.33 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm khảo sát chỉ số tương hợp thất trái - động mạch và các thành phần của chỉ số này: độ đàn hồi động mạch (arterial elastance: Ea), độ đàn hồi thất trái cuối tâm thu (End systolic elastance: Ees) ở bệnh nhân (BN) bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (BTTMCBMT).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đặc điểm chỉ số tương hợp thất trái - động mạch ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CHỈ SỐ TƯƠNG HỢP THẤT TRÁI ĐỘNG MẠCH Ở BỆNH NHÂN BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN TÍNH Nguy n Th Thanh H i*; L ơng Công Th c* TÓM TẮT Mục tiêu: khảo sát chỉ số tương hợp thất trái - động mạch (Ventricular arterial coupling: VAC) và các thành phần của chỉ số này: độ đàn hồi động mạch (arterial elastance: Ea), độ đàn hồi thất trái cuối tâm thu (End systolic elastance: Ees) ở bệnh nhân (BN) bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (BTTMCBMT). Đối tượng và phương pháp: 70 BN được chẩn đoán BTTMCBMT và 35 người bình thường tham gia nghiên cứu. Tính chỉ số VAC và các thành phần bằng phương pháp siêu âm tim. Kết quả và kết luận: giá trị trung bình của Ea, Ees ở nhóm nghiên cứu lần lượt là 3,44 ± 1,34 mmmHg/ml và 5,71 ± 2,74 mmHg/ml, chỉ số VAC 0,67 ± 0,27. Ở BN bị BTTMCBMT, Ea, VAC tăng có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p < 0,05). Chỉ số Ees và VAC có mối liên quan với tình trạng suy tim, rối loạn vận động vùng trên siêu âm tim, vị trí động mạch vành bị tổn thương. Chỉ số Ees có mối tương quan nghịch với Dd, Ds. Chỉ số VAC có mối tương quan thuận với Dd, Ds và BNP. * Từ khóa: Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính; Tương hợp thất trái-động mạch; Độ đàn hồi động mạch; Độ đàn hồi thất trái cuối tâm thu. Investigation of Ventricular Arterial Coupling Characteristics by Echocardiography in Patients with Chronic Ischemic Heart Disease Summary Objectives: To investigate ventricular arterial coupling (VAC) and its components: arterial elastance (Ea) and left ventricular end systolic elastance (Ees) in patients with ischemic heart disease. Subjects and methods: 70 patients with ischemic heart diseases and 35 healthy idividuals were enrolled. VAC were calculated by using echocardiography in all patients. Results and conclusions: The means of Ea, Ees and VAC were 3.44 ± 1.34 mmmHg/mL, 5.71± 2.74 mmmHg/mL and 0.89 ± 0.18, respectively. The Ea, VAC increased significantly in patients with chronic ischemic heart disease compared to the control group (p < 0.05). Ees and VAC were associated with the presence of heart failure and regional dyskinesia in patients with chronic ischemic heart disease. Ees was negatively correlated with Dd and Ds while VAC was positively correlated with Dd and Ds and BNP. * Key words: Chronic ischemic heart disease; Ventricular arterial coupling; Arterial elastance; Left ventricular end systolic elastance. * Bệnh viện Quân y 103 Ng i ph n h i (Corresponding): L ơng Công Th c (lcthuc@gmail.com) Ngày nh n bài: 26/09/2016; Ngày ph n bi n đánh giá bài báo: 14/12/2016 Ngày bài báo đ c đăng: 26/12/2016 65 T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh tim thiếu máu cục bộ là bệnh thường gặp ở các nước phát triển và có xu hướng gia tăng ở những nước đang phát triển [1]. Tương hợp tâm thất trái động mạch (ventricular - arterial coupling: VAC) hiện nay được xem là một chỉ số quan trọng đánh giá hoạt động của hệ tim mạch [8, 10]. Chỉ số này được xác định bằng tỷ lệ giữa độ đàn hồi của động mạch (Arterial elastance - Ea) và độ đàn hồi của thất trái cuối thì tâm thu (Left ventricular elastance - Elv hay Ees - end systolilc elastance). Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về chỉ số VAC ở BN BTTMCBMT. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm: - Khảo sát chỉ số VAC và các thành phần của chỉ số này ở BN BTTMCBMT. - Tìm hiểu mối liên quan giữa chỉ số VAC và các thành phần của nó với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở BN BTTMCBMT. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu. 70 BN được chụp động mạch vành chẩn đoán là BTTMCBMT (theo khuyến cáo của Hội tim Mạch học Việt Nam, 2008) và 35 người bình thường không có bệnh tim mạch tham gia nghiên cứu từ tháng 08 - 2015 đến 04 - 2016. - Nhóm bệnh: loại trừ tình trạng bệnh nặng như: nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp nguy hiểm (rung thất, xoắn đỉnh, nhanh thất...), rung nhĩ, cuồng nhĩ, các bệnh nội khoa nặng (nhiễm trùng nặng, suy gan, suy thận, bệnh phổi mạn tính…). 66 - Nhóm người bình thường: loại trừ đối tượng có bệnh tim (bệnh van tim, bệnh cơ tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ), tăng huyết áp, bệnh mạch máu não, bệnh động mạch ngoại vi, bệnh động mạch phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu, đái tháo đường, bệnh phổi mạn tính, bất thường về chức năng gan hoặc thận, béo phì (BMI > 25). 2. Phương pháp nghiên cứu. - Theo phương pháp mô tả cắt ngang, có đối chứng. Đối tượng được khám lâm sàng phát hiện triệu chứng cơ năng, thực thể, làm xét nghiệm cận lâm sàng thường quy, điện tim, siêu âm tim (nhóm bệnh được chụp động mạch vành) để loại trừ bệnh tim mạch và các bệnh lý kể trên. - Đánh giá các chỉ số: Ees, Ea và VAC theo phương pháp đơn nhịp sửa đổi của Chen và CS: VAC = Ea/Ees [5]. Cụ thể: Ees tính theo công thức: Ees(sb) = (Pd (End(est) × Ps × 0,9))/End(est) × SV). End(est) = 0,0275 - 0,165 × EF + 0,3656 × (Pd/Ps × 0,9) + 0,515 × End(avg). End( ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: