Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội của dân tộc Mường, huyện Cẩm Thủy trong tương quan so sánh với các dân tộc khác trong huyện. Kết quả cho thấy: Dân tộc Mường có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, chiếm số lượng dân đông nhất huyện Cẩm Thủy, gia tăng dân số thấp; dân số phân bố không đều ở các xã, chất lượng dân số ngày càng được nâng cao số lượng lao động đông nhưng tỉ lệ qua đào tạo còn ít, chất lượng lao động chưa đáp ứng nhu cầu hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội dân tộc Mường, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh HóaTẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 26. 2015NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DÂN CƢ, KINH TẾ - XÃ HỘIDÂN TỘC MƢỜNG, HUYỆN CẨM THỦY, TỈNH THANH HÓA Nguyễn Thị Dung1 TÓM TẮT Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội của dântộc Mường, huyện Cẩm Thủy trong tương quan so sánh với các dân tộc khác tronghuyện. Kết quả cho thấy: 1/ Dân tộc Mường có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, chiếm số lượngdân đông nhất huyện Cẩm Thủy. 2/ Gia tăng dân số thấp; dân số phân bố không đều ở các xã. 3/ Chất lượng dân số ngày càng được nâng cao; số lượng lao động đông nhưngtỉ lệ qua đào tạo còn ít, chất lượng lao động chưa đáp ứng nhu cầu hiện nay. 4/ Hoạt động kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp; công nghiệp và dịchvụ chưa phát triển mạnh, chiếm tỉ trọng lớn vẫn là các ngành tiểu thủ công nghiệptruyền thống. Từ khóa: Dân cư, kinh tế - xã hội, dân tộc Mường, huyện Cẩm Thủy 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thanh Hóa là tỉnh đất rộng, người đông với lịch sử phát triển lâu dài và liên tục.Đây cũng là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc anh em, trong đó có người Mường. CẩmThủy là huyện có đồng bào dân tộc Mường đông thứ 3 trong tỉnh; 20/20 xã của huyệnđều có sự phân bố của người Mường. Cùng với quá trình phát triển của mình, đồng bàodân tộc Mường nơi đây đã thể hiện rõ vị thế quan trọng trong lịch sử dựng nước củadân tộc cũng như quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện và toàn tỉnh. 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp: Chúng tôi sử dụng phươngpháp này để thu thập các số liệu về quy mô, cơ cấu, giă tăng, phân bố dân số; các sốliệu và báo cáo về hiện trạng phát triển kinh tế của dân tộc Mường huyện Cẩm Thủy từBan Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Thủy... Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Chúng tôi đã đi điều tra, khảo sát các hộgia đình dân tộc Mường ở huyện Cẩm Thủy để bổ sung, kiểm chứng cho những nhậnđịnh, đánh giá của mình về đặc điểm dân số, kinh tế - xã hội của dân tộc Mường nơi đây.1 ThS. Giảng viên khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức 5 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 26. 2015 Phương pháp phỏng vấn: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để phỏng vấn mộtsố cá nhân nắm rõ đặc điểm dân số, kinh tế - xã hội của dân tộc Mường. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Lịch sử hình thành và phát triển dân tộc Mường trong mối quan hệ vớingười Mường ở Thanh Hóa Dựa vào tài liệu lịch sử, khảo cổ, văn học dân gian đã được công bố thì ngườiMường cùng chung một nguồn gốc với người Việt cổ. [1, tr 208-209]. Người Mường ởThanh Hóa được cấu thành từ ít nhất 3 dòng họ: gốc người Mường từ Hòa Bình di cưvào, hầu hết gồm các tộc hệ ở đất Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động, là cácMường lớn của “bà con Hòa Bình”. Bộ phận thứ hai là quá trình vận động của ngườiViệt hóa hoặc Thái hóa. Bộ phận đáng chú ý nhất và cũng là cái lõi của vùng Mườngxứ Thanh là tộc Mường bản địa, tính bản địa của một bộ phận đáng kể này không phatạp, không trộn lẫn vào 2 dòng trên từ trang phục đến tiếng nói [3, tr 4-5]. Cũng cùng nguồn gốc với người Mường ở Thanh Hóa, người Mường ở CẩmThủy hiện nay được phân chia ra thành người Mường trong và người Mường ngoài.Mường trong theo quan niệm của đồng bào là người Mường gốc, trung tâm là vùng đấtMường Ống huyện Bá Thước. Người Mường ngoài chính là một bộ phận ngườiMường bắt đầu từ Hòa Bình di cư vào. Hai bộ phận này định cư ở Cẩm Thủy, làm ănsinh sống và phát triển thành cộng đồng như ngày nay. Hình 1. Quy mô, cơ cấu dân tộc Mường so với các dân tộc khác ở tỉnh Thanh Hóa năm 2013 Cho đến năm 2013, trong tổng số 28 dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa,dân số người Mường đứng vị trí thứ 2 sau dân tộc Kinh, chiếm 10,64% tổng dân sốtoàn tỉnh. Đây cũng là dân tộc thiểu số có số dân đông nhất tỉnh. 6 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 26. 2015 Bảng 1. Dân số người Mường ở các huyện miền núi Thanh Hóa năm 2013 [1] Huyện Số dân Tỷ lệ Thứ tự Toàn tỉnh 366.022 100,00 Mường Lát 1.109 0,30 11 Quan Hóa 10.756 2,95 7 Quan Sơn 1.668 0,46 10 Bá Thước 58.616 16,01 4 Lang Chánh 21.394 5,84 6 ...