Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân bệnh động mạch ngoại vi chi dưới mạn tính
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 478.50 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tập trung nghiên cứu đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân (BN) bị bệnh động mạch ngoại vi (ĐMNV) chi dưới mạn tính. Đối tượng nghiên cứu gồm 36 BN được chẩn đoán bị bệnh ĐMNV chi dưới bằng
chụp mạch cản quang có lòng động mạch hẹp > 50% và điều trị nội trú tại Khoa Tim mạch Bệnh viện Quân y 103.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân bệnh động mạch ngoại vi chi dưới mạn tính TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN BỆNH ĐỘNG MẠCH NGOẠI VI CHI DƢỚI MẠN TÍNH Mai Tiến Dũng*; Hoàng Tiến Ưng**; Hà Hoàng Kiệm** TÓM TẮT Mục tiêu: nghiên cứu đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân (BN) bị bệnh động mạch ngoại vi (ĐMNV) chi dưới mạn tính. Đối tượng: 36 BN được chẩn đoán bị bệnh ĐMNV chi dưới bằng chụp mạch cản quang có lòng động mạch hẹp > 50% và điều trị nội trú tại Khoa Tim mạch. Bệnh viện Quân y 103. Phương pháp: tiến cứu, nghiên cứu mở, ngẫu nhiên, có đối chứng. 36 BN bị bệnh ĐMNV chi dưới thuộc nhóm nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm lâm sàng. Kết quả: thời gian phát hiện bệnh trung bình của nhóm nghiên cứu 1,22 ± 1,38 (năm); số BN có BMI ≥ 23 cao hơn BN có BMI < 23. Hút thuốc là yếu tố nguy cơ chiếm tỷ lệ cao nhất (80,6%), đái tháo đường có tỷ lệ thấp nhất (22,2%). Tất cả BN đều có biểu hiện ở giai đoạn IIa trở lên (IIa, IIb, III, IV), trong đó giai đoạn IV chiếm tỷ lệ cao nhất (72,2%), thấp nhất là giai đoạn IIa (2,8%). 61,1% BN có biểu hiện đau chỉ ở 1 chân. BN đau ở cả 2 chân 38,9%. Tất cả BN đều có biểu hiện không bắt được mạch hoặc mạch yếu (30,6% không bắt được mạch và 69,4% có mạch yếu). * Từ khoá: Bệnh động mạch ngoại vi chi dưới mạn tính; Đặc điểm lâm sàng. Study on Clinical Characteristics of Patients with Chronic Peripheral Arterial Disease Summary Objectives: To study clinical characteristics of patients with chronic peripheral arterial disease (PAD). Subjects: 36 patients who were diagnosed and treated PAD at Department of Cardiology, 103 Hospital. Methods: The prospective, cross-sectional descriptive study. Results and conclusion: The mean time of onset of the study group was 1.22 ± 1.38 years, the number of patients with BMI ≥ 23 was higher than the group with BMI < 23. Smoking was the highest ratio of risk factors (80.6%) and diabetes was the lowest (22.2%). All patients had symptoms at stage IIa; stage IV was the highest ratio (72.2%) and stage IIa was the lowest (2.8%). 61.1% of patients had pain in one leg; 38.9% of patients had pain in two legs. All patients had no pulse or weak pulse (no pulse 30.6% and weak pulse 69.4%). * Key words: Chronic peripheral arterial disease; Clinical characteristics. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong các bệnh lý tim mạch, bệnh ĐMNV chi dưới mạn tính thu hút nhiều quan tâm vì các bệnh lý chuyển hóa có xu hướng làm bệnh lý ĐMNV ngày càng tăng cao. Bệnh ĐMNV chi dưới mạn tính * Trường Trung cấp Quân y I ** Bệnh viện Quân y 103 Người phản hồi (Corresponding): Hoàng Tiến Ưng (bshoangtienung@gmail.com) Ngày nhận bài: 20/11/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/02/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/03/2016 137 TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016 là bệnh lý động mạch phổ biến nhất trong nhóm bệnh ĐMNV. Tại Mỹ, ước tính khoảng 5 triệu người mắc bệnh lý này, từ mức độ không có triệu chứng lâm sàng đến biểu hiện lâm sàng nặng của bệnh như hoại tử và mất tổ chức [5]. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống và khả năng lao động của BN. Họ thường xuyên phải chịu đựng cơn đau, giảm khả năng làm việc, điều trị tốn kém, phải phẫu thuật tháo khớp và cuối cùng thành tàn phế. Tại Việt Nam, bệnh ĐMNV chi dưới ngày càng được quan tâm nhằm phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời, từ đó cải thiện chất lượng sống cho BN. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của BN bệnh ĐMNV chi dưới mạn tính. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu. 36 BN được chẩn đoán xác định bị bệnh ĐMNV chi dưới mạn tính, điều trị nội trú tại Khoa Tim mạch (A2), Bệnh viện Quân y 103 từ cuối tháng 1 - 2015 đến 5 - 2015. * Tiêu chuẩn chọn BN: Tất cả BN được chẩn đoán bị bệnh ĐMNV chi dưới bằng chụp mạch cản quang có lòng động mạch hẹp > 50%. * Tiêu chuẩn loại trừ: - Tắc động mạch chi dưới cấp. - Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới. - Các bệnh lý ĐMNV không phải do nguyên nhân xơ vữa mạch máu gây ra (hội chứng Takayasu, hội chứng Raynaud...). 138 - Các nguyên nhân khác gây hẹp hoặc tắc lòng động mạch (khối u chèn ép, các bệnh lý van tim gây huyết khối, chấn thương...). 2. Phƣơng pháp nghiên cứu. Nghiên cứu mở, tiến cứu, mô tả cắt ngang, ngẫu nhiên có đối chứng. * Nhóm nghiên cứu: 36 BN bị bệnh ĐMNV chi dưới được khám lâm sàng, chụp động mạch chi dưới thấy hình ảnh hẹp ĐMNV chi dưới với lòng động mạch hẹp > 50% được chọn vào nhóm nghiên cứu. Khai thác đặc điểm chung (tuổi, giới, thời gian mắc bệnh), chỉ số BMI, yếu tố nguy cơ (tăng huyết áp, đái tháo đường (ĐTĐ), tiền sử hút thuốc, rối loạn lipid máu). Đánh giá triệu chứng lâm sàng (quan sát màu sắc da, loét, hoại tử chi, bắt mạch, khai thác cơn đau cách hồi) và làm xét nghiệm cận lâm sàng (công thức máu, sinh hóa máu: glucose, triglycerid, cholesterol, HDL-C, LDL-C). * Các chỉ tiêu nghiên cứu: - Tính chỉ số khối cơ thể và đánh giá theo Hiệp hội ĐTĐ Đông Nam Á (2001) [7]. BMI = trọng lượng cơ thể/[chiều cao (m) ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân bệnh động mạch ngoại vi chi dưới mạn tính TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN BỆNH ĐỘNG MẠCH NGOẠI VI CHI DƢỚI MẠN TÍNH Mai Tiến Dũng*; Hoàng Tiến Ưng**; Hà Hoàng Kiệm** TÓM TẮT Mục tiêu: nghiên cứu đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân (BN) bị bệnh động mạch ngoại vi (ĐMNV) chi dưới mạn tính. Đối tượng: 36 BN được chẩn đoán bị bệnh ĐMNV chi dưới bằng chụp mạch cản quang có lòng động mạch hẹp > 50% và điều trị nội trú tại Khoa Tim mạch. Bệnh viện Quân y 103. Phương pháp: tiến cứu, nghiên cứu mở, ngẫu nhiên, có đối chứng. 36 BN bị bệnh ĐMNV chi dưới thuộc nhóm nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm lâm sàng. Kết quả: thời gian phát hiện bệnh trung bình của nhóm nghiên cứu 1,22 ± 1,38 (năm); số BN có BMI ≥ 23 cao hơn BN có BMI < 23. Hút thuốc là yếu tố nguy cơ chiếm tỷ lệ cao nhất (80,6%), đái tháo đường có tỷ lệ thấp nhất (22,2%). Tất cả BN đều có biểu hiện ở giai đoạn IIa trở lên (IIa, IIb, III, IV), trong đó giai đoạn IV chiếm tỷ lệ cao nhất (72,2%), thấp nhất là giai đoạn IIa (2,8%). 61,1% BN có biểu hiện đau chỉ ở 1 chân. BN đau ở cả 2 chân 38,9%. Tất cả BN đều có biểu hiện không bắt được mạch hoặc mạch yếu (30,6% không bắt được mạch và 69,4% có mạch yếu). * Từ khoá: Bệnh động mạch ngoại vi chi dưới mạn tính; Đặc điểm lâm sàng. Study on Clinical Characteristics of Patients with Chronic Peripheral Arterial Disease Summary Objectives: To study clinical characteristics of patients with chronic peripheral arterial disease (PAD). Subjects: 36 patients who were diagnosed and treated PAD at Department of Cardiology, 103 Hospital. Methods: The prospective, cross-sectional descriptive study. Results and conclusion: The mean time of onset of the study group was 1.22 ± 1.38 years, the number of patients with BMI ≥ 23 was higher than the group with BMI < 23. Smoking was the highest ratio of risk factors (80.6%) and diabetes was the lowest (22.2%). All patients had symptoms at stage IIa; stage IV was the highest ratio (72.2%) and stage IIa was the lowest (2.8%). 61.1% of patients had pain in one leg; 38.9% of patients had pain in two legs. All patients had no pulse or weak pulse (no pulse 30.6% and weak pulse 69.4%). * Key words: Chronic peripheral arterial disease; Clinical characteristics. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong các bệnh lý tim mạch, bệnh ĐMNV chi dưới mạn tính thu hút nhiều quan tâm vì các bệnh lý chuyển hóa có xu hướng làm bệnh lý ĐMNV ngày càng tăng cao. Bệnh ĐMNV chi dưới mạn tính * Trường Trung cấp Quân y I ** Bệnh viện Quân y 103 Người phản hồi (Corresponding): Hoàng Tiến Ưng (bshoangtienung@gmail.com) Ngày nhận bài: 20/11/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/02/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/03/2016 137 TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016 là bệnh lý động mạch phổ biến nhất trong nhóm bệnh ĐMNV. Tại Mỹ, ước tính khoảng 5 triệu người mắc bệnh lý này, từ mức độ không có triệu chứng lâm sàng đến biểu hiện lâm sàng nặng của bệnh như hoại tử và mất tổ chức [5]. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống và khả năng lao động của BN. Họ thường xuyên phải chịu đựng cơn đau, giảm khả năng làm việc, điều trị tốn kém, phải phẫu thuật tháo khớp và cuối cùng thành tàn phế. Tại Việt Nam, bệnh ĐMNV chi dưới ngày càng được quan tâm nhằm phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời, từ đó cải thiện chất lượng sống cho BN. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của BN bệnh ĐMNV chi dưới mạn tính. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu. 36 BN được chẩn đoán xác định bị bệnh ĐMNV chi dưới mạn tính, điều trị nội trú tại Khoa Tim mạch (A2), Bệnh viện Quân y 103 từ cuối tháng 1 - 2015 đến 5 - 2015. * Tiêu chuẩn chọn BN: Tất cả BN được chẩn đoán bị bệnh ĐMNV chi dưới bằng chụp mạch cản quang có lòng động mạch hẹp > 50%. * Tiêu chuẩn loại trừ: - Tắc động mạch chi dưới cấp. - Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới. - Các bệnh lý ĐMNV không phải do nguyên nhân xơ vữa mạch máu gây ra (hội chứng Takayasu, hội chứng Raynaud...). 138 - Các nguyên nhân khác gây hẹp hoặc tắc lòng động mạch (khối u chèn ép, các bệnh lý van tim gây huyết khối, chấn thương...). 2. Phƣơng pháp nghiên cứu. Nghiên cứu mở, tiến cứu, mô tả cắt ngang, ngẫu nhiên có đối chứng. * Nhóm nghiên cứu: 36 BN bị bệnh ĐMNV chi dưới được khám lâm sàng, chụp động mạch chi dưới thấy hình ảnh hẹp ĐMNV chi dưới với lòng động mạch hẹp > 50% được chọn vào nhóm nghiên cứu. Khai thác đặc điểm chung (tuổi, giới, thời gian mắc bệnh), chỉ số BMI, yếu tố nguy cơ (tăng huyết áp, đái tháo đường (ĐTĐ), tiền sử hút thuốc, rối loạn lipid máu). Đánh giá triệu chứng lâm sàng (quan sát màu sắc da, loét, hoại tử chi, bắt mạch, khai thác cơn đau cách hồi) và làm xét nghiệm cận lâm sàng (công thức máu, sinh hóa máu: glucose, triglycerid, cholesterol, HDL-C, LDL-C). * Các chỉ tiêu nghiên cứu: - Tính chỉ số khối cơ thể và đánh giá theo Hiệp hội ĐTĐ Đông Nam Á (2001) [7]. BMI = trọng lượng cơ thể/[chiều cao (m) ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Tạp chí y dược Y dược quân sự Bệnh động mạch ngoại vi chi dưới mạn tính Đặc điểm lâm sàng của bệnhTài liệu liên quan:
-
6 trang 307 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 273 0 0 -
5 trang 234 0 0
-
10 trang 222 0 0
-
8 trang 220 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 217 0 0 -
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 208 0 0 -
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 208 0 0 -
6 trang 207 0 0
-
9 trang 168 0 0