Thông tin tài liệu:
Ngựa Bạch là đối tượng vật nuôi có giá trị kinh tế cao và cũng là nguồn dược liệu quý dùng để chữa trị một số chứng bệnh nan y ở người. Đề tài tiến hành nghiên cứu đa hình kiểu gene Endothelin-B Receptor (EDNRB) quy định màu lông trắng của ngựa giúp phân biệt ngựa bạch với ngựa bạch tạng, trong đó ngựa bạch tạng mang đột biến thay thế hai nucleotit TC353-354AG (gây ra Hội chứng chết ở ngựa con màu trắng – Overo Lethal White Foal). Tiến hành lấy mẫu máu và tách DNA 50 cá thể ngựa trắng chia làm hai nhóm, nhóm 1 gồm 42 cá thể ngựa bạch và nhóm 2 gồm 8 cá thể ngựa trắng nghi ngờ bị bạch tạng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình, đa hình kiểu gene Endothelin – B Receptor (EDNRB) quy địnhNguyễn Văn Nơi và ĐtgTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ108(08): 165 - 171NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH, ĐA HÌNH KIỂU GENEENDOTHELIN – B RECEPTOR (EDNRB) QUY ĐỊNH MÀU LÔNG TRẮNGCỦA NGỰA Ở KHU VỰC MIỀN NÚI ĐÔNG BẮC VIỆT NAMNguyễn Văn Nơi1*, Trần Xuân Hoàn2, Trần Văn Phùng11Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên2Viện Chăn nuôi Việt NamTÓM TẮTNgựa Bạch là đối tượng vật nuôi có giá trị kinh tế cao và cũng là nguồn dược liệu quý dùng đểchữa trị một số chứng bệnh nan y ở người. Đề tài tiến hành nghiên cứu đa hình kiểu geneEndothelin-B Receptor (EDNRB) quy định màu lông trắng của ngựa giúp phân biệt ngựa bạch vớingựa bạch tạng, trong đó ngựa bạch tạng mang đột biến thay thế hai nucleotit TC353-354AG (gâyra Hội chứng chết ở ngựa con màu trắng – Overo Lethal White Foal). Tiến hành lấy mẫu máu vàtách DNA 50 cá thể ngựa trắng chia làm hai nhóm, nhóm 1 gồm 42 cá thể ngựa bạch và nhóm 2gồm 8 cá thể ngựa trắng nghi ngờ bị bạch tạng. Phân tích kiểu gene EDNRB bằng phương phápPCR-RFLP sử dụng cặp mồi ps2/hex1 và cắt bởi enzyme giới hạn BfaI (Yang và cs, 1998)[8] kếtquả thu được 100% ngựa mang gene đồng hợp tử ENEN. Qua các kết quả thu được cho thấy, 50 cáthể ngựa đều có kiểu gene EDNRB quy định màu lông trắng bình thường không mang đột biến và8 cá thể ngựa thuộc nhóm 2 không phải ngựa bạch tạng.Từ khóa: Ngựa bạch, Đa hình gene, EDNRB gene, kiểu gene, màu lông của ngựa ở khu vực ĐôngBắc Việt NamMỞ ĐẦU*Hiện nay nước ta có rất nhiều loài động vậtquý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng,một trong số đó là loài ngựa bạch. Ngựa bạchlà loại ngựa hiện có số lượng rất ít, hiện nayđược nuôi rải rác ở các tỉnh miền núi phía Bắcnhư: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, TháiNguyên, Lai Châu,… Ngựa Bạch là đối tượngvật nuôi có giá trị kinh tế cao và cũng lànguồn dược liệu quý dùng để chữa trị một sốchứng bệnh nan y ở người.Các gene kiểm soát màu lông ngựa đã đượcnghiên cứu từ lâu. Tuy nhiên gần đây các alenhay marker chức năng mới được phát hiện ởmức phân tử DNA. Các kết quả nghiên cứuchỉ ra tính trạng màu lông trắng của ngựa domột số gene quy định trong đó có geneEDNRB, gene KIT, gene W (Haase và cs,2007, 2009)[3], [4].Trong chăn nuôi ngựa, nhiều ngựa con sinh racó kiểu hình màu lông trắng là do bị bạchtạng. Điều này sẽ gây khó khăn cho người*Tel: 0979177598; Email: vannoi85bn@gmail.comchăn nuôi trong việc phân biệt giữa ngựa bạchvà ngựa bạch tạng. Trong khi ngựa bạch cógiá trị cao cả về dinh dưỡng lẫn kinh tế thìngựa bạch tạng lại không, chúng thườngkhông có khả năng sinh sản, ngựa con màutrắng sinh ra thường bị chết (hội chứng OveroLethal White Foal Syndrome-OLWFS) domang kiểu gene đồng hợp tử về đột biến geneEndothelin -B receptor (thay thế 2 nucleotitTC ->AG tại vị trí nucleotit 353-354) dẫn đếnthay thế axit amin Isoleucine thành Lysine tạivị trí 118 (Yang và cs, 1998; Santschi và cs,1998; Metallinos và cs, 1998)[8] [6], khôngtìm thấy ngựa trưởng thành mang kiểu geneđồng hợp tử này. Do đó, loại bỏ ngựa bạchtạng ra khỏi đàn ngựa bạch là mong muốn cấpthiết của người chăn nuôi ngựa. Vấn đề nàycũng đang được nhiều nhà khoa học trên thếgiới quan tâm.Nghiên cứu của Yang và cs (1998)[8] chothấy sử dụng kỹ thuật PCR-RFLP nhân geneEDNRB từ cặp mồi ps2/hex1 thu được sảnphẩm PCR kích thước 155 bp, kết quả khi cắtbằng enzym giới hạn BfaI cho thấy ngựa165Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyênhttp://www.lrc-tnu.edu.vnNguyễn Văn Nơi và ĐtgTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆtrắng mang alen chết có hai kích thước băng136 bp và 19 bp, nhưng ngựa bình thường sảnphẩm PCR không bị cắt 155bp. Kiểm traDNA là cách duy nhất để xác định chắc chắnliệu các con ngựa màu trắng sinh ra có mắchội chứng OLWFS hay không.Như vậy sử dụng các kỹ thuật di truyền phântử PCR-RFLP (Yang và cs, 1998)[8], đã xácđịnh được các kiểu gene khác nhau quy địnhmàu lông trắng ở ngựa. Do đó nghiên cứungoại hình và đa hình gene EDNRB của ngựalà cơ sở khoa học cho việc xác định kiểu genequy định màu lông trắng và góp phần giúpngười chăn nuôi phân biệt, chọn lọc đúnggiống ngựa bạch không bị nhầm với ngựabạch tạng.VẬT LIỆU VÀNGHIÊN CỨUPHƯƠNGPHÁPĐối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu là giống ngựa bạch cónguồn gốc là giống ngựa địa phương củanước ta (Đặng Đình Hanh và cs, 2006)[1] vàngựa nghi ngờ bạch tạng, đều có màu lôngtrắng. Số lượng: 50 con ngựa chia làm hainhóm trong đó 42 con ngựa bạch và 8 connghi ngờ ngựa bị bạch tạng.Kết quả chọn hai nhóm ngựa này là do nhómnghiên cứu của Viện Khoa học Sự sống Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên vàcán bộ của Phòng Thí nghiệm Trọng điểmCông nghệ tế bào động vật - Viện Chăn nuôiQuốc gia tiến hành dựa trên các đặc điểm vềngoại hình.Phương pháp nghiên cứuPhương pháp theo dõi đặc điểm ngoại hìnhvà tập tính của ngựa bạchĐặc điểm ngoại hình: Theo dõi đặc điểm mầulông, da, móng và các lỗ tự nhiên ...