Danh mục

Nghiên cứu đặc điểm tái sinh của loài bách vàng (xanthocyparis vietnamensis fargo & n. t. hype) tại xã Ca Thành huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 139.15 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Fajon & N. T. Hiep) là một loài mới được phát hiện tại Việt Nam trong những năm gần đây và cũng là một trong những loài cây được xếp vào cấp rất nguy cấp (CR B1+2b,c,e. và CR B2ab(v)) trong Sách đỏ Việt Nam và danh lục đỏ thế giới IUCN. Bách vàng một trong những loài gỗ quý, có giá trị kinh tế cao, hiện nay, loài đang bị khai thác mạnh mẽ bởi các cộng đồng dân tộc thiểu số vùng cao, đây là vùng dân cư có đời sống kinh tế còn nghèo nàn, sinh kế thấp, cuộc sống chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên là chính. Bởi vậy, thực trạng khai thác nguồn tài nguyên rừng nói chung và loài Bách vàng nói riêng trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng trong những năm gần đây đang đẩy loài đứng trước bờ vực của tuyệt chủng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đặc điểm tái sinh của loài bách vàng (xanthocyparis vietnamensis fargo & n. t. hype) tại xã Ca Thành huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng Trần Quang Diệu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 35 - 40 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH CỦA LOÀI BÁCH VÀNG (XANTHOCYPARIS VIETNAMENSIS Fargo & N. T. Hype) TẠI XÃ CA THÀNH HUYỆN NGUYÊN BÌNH TỈNH CAO BẰNG Trần Quang Diệu1, La Quang Độ1, Đặng Kim Vui2* 1 Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên, 2Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Fajon & N. T. Hiep) là một loài mới được phát hiện tại Việt Nam trong những năm gần đây và cũng là một trong những loài cây được xếp vào cấp rất nguy cấp (CR B1+2b,c,e. và CR B2ab(v)) trong Sách đỏ Việt Nam và danh lục đỏ thế giới IUCN. Bách vàng một trong những loài gỗ quý, có giá trị kinh tế cao, hiện nay, loài đang bị khai thác mạnh mẽ bởi các cộng đồng dân tộc thiểu số vùng cao, đây là vùng dân cư có đời sống kinh tế còn nghèo nàn, sinh kế thấp, cuộc sống chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên là chính. Bởi vậy, thực trạng khai thác nguồn tài nguyên rừng nói chung và loài Bách vàng nói riêng trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng trong những năm gần đây đang đẩy loài đứng trước bờ vực của tuyệt chủng. Với số lượng cá thể theo điều tra còn lại rất ít, tại huyện Nguyên Bình, loài Bách vàng đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt diệt. Kết quả nghiên cứu tại xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình trong 8 ÔTC và trên 8 tuyến điều tra chúng tôi phát hiện 29 cây Bách vàng trưởng thành có chiều cao từ 5-12m tập trung chủ yếu trên đỉnh núi. Ba ba cây Bách vàng tái sinh, các cây tái sinh chủ yếu từ hạt. Chất lượng cây tái sinh kém (25/33 cây) và trung bình (8/33 cây), không có cây nào sinh trưởng tốt, tất cả các cây có chiều cao dao động dưới 50cm. Không có cá thể nào có chiều cao lớn hơn 0.5m và sinh trưởng tốt. Bách vàng tái sinh chủ yếu có nguồn gốc từ hạt (27/33). Bách vàng có khả năng tái sinh từ cành rơi dụng (một cây tái sinh từ cành rơi rụng). Thành phần cây gỗ chủ yếu là các loài: Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri), Thiết sam giả (Pseudotsuga brevifolia), Chắp tay (Symingtonia tonkinensis), Thích (Acer tonkinense), Trâm (Syzygium sp.) mọc xen với một số ít loài cây khác như hồ đào núi (platycarya strobilacea), Sến mật (Madhuca pasquieri),... Mật độ cây tái sinh rất thấp có trung bình 2,5 cây/tuyến và trung bình 0,65 cây tái sinh/gốc cây mẹ (mật độ tái sinh theo gốc cây mẹ). Như vậy, số lượng cá thể loài có thể nói là rất ít và việc nghiên cứu để đánh giá thực trạng loài nhằm đưa ra các giải pháp bảo tồn, bảo vệ loài là hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay. Từ khoá: Bách vàng, nguy cấp, Sách đỏ Việt Nam, tái sinh. ĐẶT VẤN ĐỀ* Bách vàng hay Bách vàng Việt Nam, Hoàng đàn vàng Việt Nam, Trắc bách Quản Bạ hoặc cây Ché - tên gọi địa phương (danh pháp khoa học: Xanthocyparis vietnamensis Fajon & N. T. Hiep) là một loài cây thân gỗ mới được phát hiện trong thời gian gần đây trong họ Hoàng đàn (Cupressaceae), chỉ mới phát hiện ở khu vực huyện Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc tỉnh Hà Giang thuộc miền Bắc Việt Nam. Bách vàng là loài cây gỗ, không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có giá trị kinh tế rất cao. Gỗ Bách vàng mềm, rất khó bị mối mọt, ít cong vênh, trước đây Bách vàng đã được bán sang Trung Quốc làm quan tài quý. Cũng như các loài khác trong họ Hoàng đàn, gỗ Bách vàng có vân đẹp, phù hợp cho việc * Tel: 0913 384277. Email: dangkimvui@tnu.edu.vn chế tạo đồ mỹ nghệ cao cấp, đặc biệt gỗ Bách vàng có mùi rất thơm, có thể sử dụng làm hương liệu tốt (người dân địa phương tại thôn Cao Lù và lân cận còn gọi là cây Thông thơm). Do gỗ tốt, có giá trị kinh tế cao nên Bách vàng đã và đang bị khai thác rất mạnh. Theo kết quả điều tra, nghiên cứu số lượng Bách vàng còn lại rất ít, chúng chỉ tập trung phân bố ở đỉnh núi cao từ 1.000m đến 1.400m so với mực nước biển. Một số cá thể đã và đang bị chết dần tự nhiên, còn một số khác đã và đang bị người dân địa phương khai thác. Hơn nữa, dưới tán rừng rất ít gặp các cá thể cây con tái sinh, vì vậy việc bảo tồn loài cây quý hiếm, đặc hữu này sẽ có ý nghĩ rất lớn trong việc phát triển nguồn gen thực vật quý hiếm ở nước ta cũng như góp phần vào việc bảo tồn tính đa dạng thực vật. 35 40Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Trần Quang Diệu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Hiện nay, tỉnh Cao Bằng đang có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất Lâm nghiệp, trong những năm gần đây có rất nhiều các dự án Lâm nghiệp do Nhà nước đầu tư như dự án trồng rừng 661, 327… Ngoài ra, Cao Bằng là một trong những tỉnh miền núi với diện tích rừng khá lớn khu vực miền Bắc, đây là địa điểm lý tưởng cho nhiều tổ chức nước ngoài đầu tư các dự án về Lâm nghiệp, trong đó có một số dự án liên quan đến vấn đề bảo tồn. Do ảnh hưởng của khai thác động thực vật quá mức đã làm cho hệ sinh thái rừng bi xáo trộn, một số loài thực vật đã và đang bị khai thác có nguy cơ bị tuyệt vong cao, trong đó có ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: