Danh mục

Nghiên cứu đặc điểm thừa cân béo phì ở bệnh nhân tiểu đường đến khám tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 356.65 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được tiến hành trên 530 bệnh nhân điều trị ngoại trú bệnh tiểu đường tại bệnh viện trường đại học Y Dược Thái Nguyên nhằm tìm hiểu đặc điểm thừa cân béo phì trên bệnh nhân tiểu đường và xác định một số yếu tố liên quan đến nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân thừa cân/béo phì có đái tháo đường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đặc điểm thừa cân béo phì ở bệnh nhân tiểu đường đến khám tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Thái NguyênTrường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỪA CÂN BÉO PHÌ Ở BỆNH NHÂN TIỂU ĐƢỜNG ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI NGUYÊN Đinh Văn Thắng Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu được tiến hành trên 530 bệnh nhân điều trị ngoại trú bệnh tiểu đường tại bệnh viện trường đại học Y Dược Thái Nguyên nhằm tìm hiểu đặc điểm thừa cân béo phì trên bệnh nhân tiểu đường và xác định một số yếu tố liên quan đến nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân thừa cân/béo phì có đái tháo đường. Kết quả: tỉ lệ béo phì 45,8%, Glucose máu trung bình ở nhóm thừa cân/béo phì là 7,03 ± 2,62 cao hơn nhóm không thừa cân/béo phì 6,27 ± 2,07. Biến chứng tim mạch chiếm 25,7%, biến chứng mắt chiếm 18,5%. Kết luận: Tỉ lệ đường huyết tăng cao trong nhóm thừa cân béo phì ở người mắc tiểu đường, biến chứng hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường là biến chứng tim mạch. Từ khóa: Thừa cân/béo phì, bệnh tiểu đường, nguy cơ tim mạch. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thừa cân béo phì đang trở thành một trong những vấn đề của y tế công cộng. Theo tổchức Y tế thế giới năm 2008 trên thế giới có 1,4 tỉ người lớn từ 20 tuổi trở lên bị thừa cânbéo phì, trong đó có 500 triệu là béo phì. Đến năm 2014 người béo phì trên thế giới đã tănggấp đôi so với năm 1980, ước tính 1,9 tỉ người lớn từ 18 tuổi trở lên bị thừa cân trong đó13% béo phì. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng năm 2009 thì tỉ lệ thừa cân béo phìngười từ 25-64 tuổi ở Việt Nam 16,3 trong đó tỷ lệ tiền béo phì là 9,7% và tỷ lệ béo phì độI và II là 6,2% và 0,4%. Tỷ lệ thừa cân/ béo phì đang gia tăng theo tuổi, cao hơn ở nữ giớicao hơn so với nam giới, cao hơn ở thành thị so với ở nông thôn (32,5% và 13,8%). Thừacân/ béo phì đang gia tăng và trở thành một vấn đề sức khỏe ở Việt Nam. Đây là dấu hiệucảnh báo về các bệnh mãn tính không lây tại cộng đồng, đặc biệt là tiểu đường. Béo phì và tiểu đường có mối quan hệ mật thiết với nhau, đặc biệt là tiểu đường type2. Gần như các bệnh nhân tiểu đường loại 2 trong giai đoạn đầu đều có béo phì. Kết luậncủa viện nghiên cứu Ung thư và Viện Dinh dưỡng châu Âu người béo bụng dễ mắc bệnhtiểu đường, tim mạch, ung thư và tăng nguy cơ tử vong. Tỉ lệ thừa cân béo phì ở Việt Namngày càng gia tăng và trở thành vấn đề của Y tế công cộng. Tình trạng béo phì ở ngườibình thường là nguy cơ gây nên các bệnh mãn tính không lây. Khi đã bị bệnh mạn tính nhưtiểu đường mà kết hợp với yếu tố là thừa cân/béo phì sẽ dẫn đến việc xảy ra các biến chứngnhanh hơn và nguy hiểm hơn khi ta kiểm soát được nguy cơ thừa cân/béo phì. Người bệnh bị thừa cân béo phì mắc tiểu đường đến khám tại bệnh viện trường đạihọc Y Dược Thái Nguyên ra sao và nguy cơ xảy ra các biến chứng tim mạch như thếnào? Đó là câu hỏi nghiên cứu chúng tôi muốn trả lời trong nghiên cứu này. Mục tiêu nghiên cứu Mô tả đặc điểm thừa cân/béo phì ở bệnh nhân tiểu đường tại bệnh viện trường đại họcY Dược Thái Nguyên Xác định mối liên quan giữa thừa cân/béo phì với nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tiểuđường tại bệnh viện trường đại học Y Dược Thái Nguyên 138Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016 2.2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân tiểu đường đến khám tại bệnh viện trường đại học YDược Thái Nguyên. - Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân tiểu đường typ I hoặc typ II đồng ý tham gia nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: bệnh viện trường đại học Y Dược Thái Nguyên. - Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích - Cỡ mẫu nghiên cứu: + n là cỡ mẫu cần thiết. + p là tỷ lệ ước định = 0,163 , q = 1 – p = 83,7. + Z 1-  / 2 là hệ số tin cậy = 1,96 + d là độ tin cậy: 0,03 Thay số vào công thức trên ta tính được: n= 530 - Kỹ thuật chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên - Chỉ tiêu nghiên cứu: + Đặc điểm chung của bệnh nhân: tuổi, giới, dân tộc, điều kiện kinh tế, thời gian mắcđái tháo đường, tiền sử gia đình có người mắc đái tháo đường. + Đặc điểm lâm sàng: cân nặng, chiều cao, BMI, vòng bụng, vòng mông, chu vi vòngcánh tay, chu vi bắp chân, lớp mỡ dưới da: bụng, bả vai, sau cơ tam đầu. + Chỉ số cận lâm sàng: Cholesterol, LDL-C, HDL-C, chỉ số huyết áp tối đa/tối thiểu,tần số tim, tần số nhịp mạch, điện tim, chụp X-Quang lồng ngực xác định hình tim trongtrường hợp khám lâm sàng bệnh nhân có biến chứng tim mạch. - Kỹ thuật thu thập số liệu: Thông tin được hỏi và điền vào bệnh án nghiên cứu Khám lâm sàng, đo các chỉ số đánh giá tình trạng thừa cân/béo phì, tăng huyết áp. Xét nghiệm cận lâm sàng - Phương pháp sử lý số liệu ...

Tài liệu được xem nhiều: