Danh mục

Nghiên cứu đặc điểm thực vật, sơ bộ xác định thành phần hóa học của cây Nụ (Garcinia sp.) thu hái ở Thái Nguyên

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 682.72 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với mục đích đóng góp thêm dữ liệu vào kho tàng cây thuốc cổ truyền Việt Nam, làm rõ thêm kinh nghiệm dân gian, làm tiền đề cho các nghiên cứu về sau, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây Nụ” với những 2 mục tiêu sau: Nghiên cứu đặc điểm hình thái thực vật, giải phẫu, đặc điểm vi học của cây Nụ; Sơ bộ xác định thành phần hóa học của cây Nụ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đặc điểm thực vật, sơ bộ xác định thành phần hóa học của cây Nụ (Garcinia sp.) thu hái ở Thái Nguyên Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược miền núi số 3 năm 2013 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, SƠ BỘ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY NỤ (GARCINIA SP.) THU HÁI Ở THÁI NGUYÊN. Trần Văn Toản, Nông Thị Anh Thư Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên 1. Đặt vấn đề Cây Nụ (Garcinia sp., họ Bứa - Clusiaceae) đã được đồng bào các dân tộc thuộc tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn sử dụng làm thuốc chữa phù và đau bụng đầy hơi. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu đầy đủ và hệ thống nào về đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây này. Với mục đích đóng góp thêm dữ liệu vào kho tàng cây thuốc cổ truyền Việt Nam, làm rõ thêm kinh nghiệm dân gian, làm tiền đề cho các nghiên cứu về sau, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây Nụ” với những 2 mục tiêu sau: - Nghiên cứu đặc điểm hình thái thực vật, giải phẫu, đặc điểm vi học của cây Nụ. - Sơ bộ xác định thành phần hóa học của cây Nụ. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Lá, vỏ cành cây Nụ, thu hái ở Thái Nguyên để quan sát đặc điểm hình thái. Mẫu cây có đủ thân, cành, lá, hoa để xác định tên khoa học. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu về thực vật và hóa học thường qui. [2 ], [3] + Nghiên cứu đặc điểm hình thái bằng phương pháp phân tích, mô tả thực nghiệm, đối chiếu các tài liệu về phân loại thực vật để giám định tên khoa học. [5], [6 ] + Nghiên cứu thành phần hóa học của dược liệu bằng kỹ thuật sắc ký lớp mỏng và kiểm nghiệm định tính [4],[7]. 2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu  Về thực vật: Mô tả, phân tích được đặc điểm hình thái của cây: thân, lá, hoa, quả. - Đặc điểm hiển vi: Tiêu bản gân lá, phiến lá mỏng, rõ, lên màu đẹp, xác định được các đặc điểm vi phẫu của gân lá và phiến lá, các đặc điểm vi học bột dược liệu.  Về hóa học: Sơ bộ xác định được sự có mặt các nhóm chất hóa học, tìm được một số hệ dung môi có khả năng tách vết tốt với từng phân đoạn. 2.4. Thời gian và địa điểm thực hiện - Thời gian thực hiện từ 1/2012 – 11/2012. - Địa điểm Bộ môn Dược liệu Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Về đặc điểm thực vật 3.1.1. Đặc điểm hình thái Cây gỗ vừa, cao 15 - 30m, phân nhiều nhánh đối chéo nhau và nằm ngang, có chất nhựa mủ màu vàng. Thân non có màu xanh lục, mặt ngoài có nhiều khía dọc, thiết diện hình chữ nhật. Thân già màu xám đen, sần sùi có nhiều rãnh nứt dọc, thiết diện tròn. Lá đơn, mọc đối, không có lá kèm. Phiến lá bóng, dày và dai, hình elip thuôn dài, gốc gần tròn, mũi nhọn, màu xanh lục mặt trên đậm hơn mặt dưới, dài 25 - 35cm, rộng 11 - 13cm. Gân lá hình lông chim, gân chính nổi rõ ở hai mặt, gân phụ dày đặc 22 - 33 cặp song song khít nhau. Cuống lá chắc, có nhiều khía và hơi phình ở đáy, màu nâu đỏ, dài 1,5 - 2cm. Hoa đều, mẫu 5. Cuống hoa dài 0,8 - 1cm. Lá đài 5, rời. Cánh hoa 5, rời, nhẵn bóng, hình bầu dục, phiến dày ở gốc mỏng dần ở đỉnh, màu trắng, dài 3,5 - 4cm, rộng 3 - 3,5cm. Bộ nhị gồm 5 bó, mỗi bó có 2 - 3 nhị có chỉ nhị dính liền với nhau, đính một vòng trên đế hoa. Bộ nhụy có 5 ô, mỗi ô có một lá noãn, đính noãn trung trụ, màu vàng lục, vòi 81 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược miền núi số 3 năm 2013 nhụy ngắn, hầu như không có, đầu nhụy to, hơi lõm, chia 5 thùy. Quả mọng hình cầu mang đài tồn tại, đường kính 5 - 6cm. Hình 1: Hình ảnh cây Nụ tại thực địa. 31.2. Đặc điểm vi phẫu lá cây Nụ  Đặc điểm giải phẫu phần gân giữa Gân lá hơi lồi ở mặt trên, phía dưới lồi hình chữ V. Biểu bì trên gồm 1 lớp tế bào nhỏ kích thước đều đặn, mặt ngoài có lớp cutin. Sát biểu bì trên và dưới là mô dày. Mô mềm cấu tạo từ các tế bào hình trứng, thành mỏng. Bó libe gỗ có vòng mô cứng bao bọc ở phía ngoài, cung libe phía ngoài, cung gỗ ở trong, phần giữa bó libe - gỗ đám libe hình tròn, ở giữa có sợi, các đám này xếp thành cung bao quanh một cung gỗ nhỏ. Trong mô mềm, có nhiều ống tiết và tinh thể calci oxalat. Hình 2: Hình ảnh vi phẫu gân lá. Hình 3. Vi phẫu phiến lá cây Nụ. 1.Biểu bì trên, 2. Biểu bì dưới, 3. Sợi. 1: Biểu bì trên , 2: Biểu bì dưới 4. Mô mềm vỏ, 5. Libe , 6. Gỗ, 3: Mô dậu, 4: Mô khuyết, 5: Gỗ, 7. Ống tiết. 6. Libe, 7: Sợi, 8.Tinh thể calci oxalat 82 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược miền núi số 3 năm 2013  Đặc điểm giải phẫu phần phiến lá Biểu bì trên và dưới giống phần gân lá, sát biểu bì trê ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: