Danh mục

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và tác dụng dược lý của dược liệu lõi tiền trên cơ trơn tử cung cô lập của súc vật thí nghiệm

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.94 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong đề tài này chúng tôi tiếp tục nghiên cứu đặc điểm giải phẫu, đặc điểm bột dược liệu và tác dụng dược lý của dược liệu lõi tiền trên cơ trơn tử cung cô lập. Kết quả nghiên cứu: đã mô tả, chụp ảnh được các đặc điểm cấu tạo vi phẫu thân, lá và các đặc điểm vi học bột dược liệu, góp phần tiêu chuẩn hóa dược liệu lõi tiền.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đặc điểm thực vật và tác dụng dược lý của dược liệu lõi tiền trên cơ trơn tử cung cô lập của súc vật thí nghiệm Phạm Thị Tuyết Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 319 – 324 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA DƯỢC LIỆU LÕI TIỀN TRÊN CƠ TRƠN TỬ CUNG CÔ LẬP CỦA SÚC VẬT THÍ NGHIỆM Phạm Thị Tuyết Nhung, Nguyễn Tiến Phượng, Nguyễn Thị Tâm Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên TÓM TẮT Lõi tiền là một cây thuốc mọc tự nhiên, khá phổ biến ở vùng miền núi và từ lâu đã được người dân miền núi phía Bắc (Hòa Bình, Sơn La, Thái Nguyên…) dùng toàn cây để chữa tiêu hóa kém, xương khớp sưng đau, bệnh ngoài da và các trường hợp hành kinh bị đau bụng dưới vào trước và những ngày đầu của kỳ kinh, kinh nguyệt ra ít, có cục. Đến nay, đã có công bố nghiên cứu về đặc điểm hình thái thực vật, độc tính cấp và tác dụng giảm đau của cây lõi tiền. Trong đề tài này chúng tôi tiếp tục nghiên cứu đặc điểm giải phẫu, đặc điểm bột dược liệu và tác dụng dược lý của dược liệu lõi tiền trên cơ trơn tử cung cô lập. Kết quả nghiên cứu: đã mô tả, chụp ảnh được các đặc điểm cấu tạo vi phẫu thân, lá và các đặc điểm vi học bột dược liệu, góp phần tiêu chuẩn hóa dược liệu lõi tiền. Tác dụng dược lý của cao lỏng dược liệu trên tử cung chuột lang cô lập cho kết quả: ở nồng độ 0,3125 – 0,625 g dược liệu/ 100 ml thì 100 % mẫu tử cung nghiên cứu xuất hiện co bóp, mức liều này tương đương với liều ngoại suy ở người là 11 - 20 g dược liệu. Theo kinh nghiệm dân gian, liều thường dùng chữa đau bụng kinh là 12 - 16 g/ dược liệu khô/ ngày. Điều này chứng tỏ kinh nghiệm dân gian dùng vị thuốc để chữa đau bụng kinh do huyết ứ là có cơ sở khoa học và liều lượng sử dụng là phù hợp. Từ khóa: Lõi tiền; vi phẫu thân, lá; vi học bột; tác dụng trên tử cung cô lập. ĐẶT VẤN ĐỀ* Lõi tiền là một cây thuốc mọc tự nhiên, khá phổ biến ở vùng miền núi Việt nam và từ lâu đã được người dân miền núi phía Bắc (Hòa Bình, Sơn La, Thái Nguyên…) dùng toàn cây để chữa tiêu hóa kém, xương khớp sưng đau, bệnh ngoài da và các trường hợp hành kinh bị đau bụng dưới vào trước và những ngày đầu của kỳ kinh, kinh nguyệt ra ít, có cục. Đến nay, đã có một số công bố nghiên cứu về đặc điểm hình thái thực vật, độc tính cấp và tác dụng giảm đau của cây lõi tiền. Để nâng cao giá trị sử dụng của cây thuốc, chúng tôi tiến hành đề tài này với 2 mục tiêu sau: 1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật của cây lõi tiền. 2. Đánh giá tác dụng dược lý của cao lỏng dược liệu lõi tiền trên tử cung động vật thí nghiệm. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu * Mẫu nghiên cứu được thu hái từ tháng 1 - 4/ 2011 tại vườn cây thuốc, Trường Đại Học Y Dược Thái Nguyên bao gồm: - Mẫu cành cây tươi mang hoa để xác định tên khoa học. - Mẫu thân cây, lá cây tươi để nghiên cứu đặc điểm giải phẫu. - Mẫu cây mang rễ, thân, lá đem sấy khô để nghiên cứu đặc điểm vi học bột dược liệu. - Mẫu cây có thân, lá rửa sạch, phơi khô, bào chế dạng cao lỏng 5:1; cao lỏng 1:1 để thử tác dụng dược lý. Phương tiện nghiên cứu Động vật Chuột lang cái trưởng thành, khỏe mạnh, trọng lượng từ 200-250g, đạt tiêu chuẩn thí nghiệm do viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cung cấp, chuột được nuôi ổn định 1 tuần trước khi thử nghiệm. Thiết bị, máy móc - Máy cắt vi phẫu cầm tay. Kính hiển vi Leica – Nhật Bản. Máy ảnh Canon IXUS 105. - Hệ thống thiết bị thử tác dụng dược lý trên tử cung động vật thí nghiệm. 319 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Phạm Thị Tuyết Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Thuốc thử, hóa chất - Hóa chất làm tiêu bản, pha dung dịch Tyrode nuôi tử cung đạt tiêu chuẩn phân tích. - Thuốc đối chứng: + Papaverin hydrochlorid 40 mg/ml, dạng ống 1 ml. + Oxytocin 5 UI, dạng ống 1 ml. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Bộ môn Dược liệu – Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên: tháng 1 - 4/ 2011. - Khoa Dược lý – sinh hóa, Viện Dược liệu trung ương: tháng 5/ 2011. Chỉ tiêu nghiên cứu - Mô tả đặc điểm hình thái rễ, thân, lá, hoa. - Chụp ảnh, mô tả đặc điểm giải phẫu thân, lá và đặc điểm vi học bột dược liệu. - % mẫu tử cung xuất hiện đáp ứng với thuốc nghiên cứu. - Biên độ co bóp trung bình của tử cung cô lập. - Thời gian tử cung cô lập bắt đầu xuất hiện đáp ứng. - Thời gian tử cung cô lập có đáp ứng tối đa. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu về thực vật - Nghiên cứu đặc điểm hình thái của cây bằng phương pháp phân tích, mô tả và đối chiếu tài liệu [3], [4], [6]. - Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu thân, lá và đặc điểm vi học bột dược liệu bằng phương pháp thực nghiệm mô tả. Nghiên cứu tác dụng dược lý: Thử tác dụng dược lý của cao lỏng dược liệu trên tử cung chuột lang cô lập bằng phương pháp thực nghiệm so sánh theo mô hình của Magnus [7], [8]. Xử lý số liệu: theo phương pháp thống kê sinh học sử dụng t–test Student. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về thực vật Mô tả đặc điểm thực vật Quan sát tại thực địa và qua phân tích mẫu cây có hoa cho kết quả: Lõi tiền thuộc loại dây leo, bò ngang trên mặt đất hoặc quấn lê ...

Tài liệu được xem nhiều: