Danh mục

Nghiên cứu, đánh giá các dạng tổ chức cây xanh trong bố cục tổng thể kiến trúc nhà vườn Huế (khu vực Kim Long - Thành phố Huế)

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.25 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu hướng đến của bài viết này là đánh giá, làm rõ hiện trạng tổ chức cây xanh trong bố cục tổng thể nhà vườn Huế hiện nay nêu lên những thay đổi (biến dạng hoặc phá huỷ) đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến những thay đổi đó trong việc tổ chức cây xanh trong bố cục tổng thể kiến trúc nhà vườn Huế hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu, đánh giá các dạng tổ chức cây xanh trong bố cục tổng thể kiến trúc nhà vườn Huế (khu vực Kim Long - Thành phố Huế) TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 5, Số 1 (2016) NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CÁC DẠNG TỔ CHỨC CÂY XANH TRONG BỐ CỤC TỔNG THỂ KIẾN TRÚC NHÀ VƯỜN HUẾ (KHU VỰC KIM LONG - THÀNH PHỐ HUẾ) Lê Văn Thanh Hùng Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế *Email:levanthanhhung@gmail.com TÓM TẮT Huế nổi tiếng là trung tâm văn hoá của cả nước. Bên cạnh lăng tẩm, chùa chiền, cung điện... nhà vườn Huế cũng là một phần của di sản văn hoá Huế với hơn 2000 công trình lớn nhỏ khác nhau. Nhà vườn Huế là nơi kết hợp hài hoà giữa văn hoá kiến trúc con người nơi đây với tự nhiên là nơi biểu đạt được giá trị văn hoá của con người Huế nói riêng và người Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, hiện nay số lượng nhà vườn Huế đang dần bị giảm đi bởi vấn đề về thời gian, quá trình gia tăng dân số, sự phát triển kinh tế... Vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích đánh giá hiện trạng tổ chức cây xanh trong bố cục tổng thể kiến trúc nhà vườn Huế nhằm nêu lên những thay đổi (biến dạng hoặc phá huỷ) đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến những thay đổi đó trong việc tổ chức cây xanh trong bố cục tổng thể kiến trúc nhà vườn Huế hiện nay. Qua đó làm cơ sở để đưa ra các giải pháp tổng thể nhằm bảo tồn phát huy giá trị của nhà vườn Huế. Từ khóa: cây xanh, nhà vườn, Huế. 1. MỞ ĐẦU - Huế được biết đến là thành phố di sản nổi tiếng của Việt Nam, Huế mang trong mình vẻ đẹp cổ kính với nhiều công trình kiến trúc có giá trị văn hoá nghệ thuật, ngoài hệ thống kiến trúc lăng tẩm, cung điện, chùa chiền đồ sộ và cổ kính thì nhà vườn Huế cũng là một loại hình kiến trúc được đánh giá là có giá trị văn hoá nghệ thuật cao thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và khách du lịch trong và ngoài nước. Giá trị của nhà vườn Huế không chỉ thể hiện nhân cách, văn hoá sống của con người Huế mà trên hết nó chính là sự kết tinh là giá trị biểu đạt cao nhất của nghệ thuật tổ chức không gian sống cũng như tính cách của con người Huế nói riêng và người Việt Nam nói chung. - Tuy nhiên hiện nay dưới tác động của đô thị hóa, quá trình gia tăng dân số, biến đổi khí hậu, và sự phát triển kinh tế đã và đang làm giảm đi các giá trị của nét văn hoá - lịch sử đặc trưng trên thể hiện qua việc phá hủy hoặc làm biến dạng số lượng nhà vườn ở Huế thành nhiều hình thái khác nhau qua đó làm giảm dần số lượng nhà vườn ở Huế. Vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích đánh giá hiện trạng tổ chức cây xanh trong bố cục tổng thể kiến trúc nhà vườn Huế không chỉ góp phần bảo tồn, gìn giữ nét văn hoá, nhân cách sống của con người Huế mà qua đó 167 Nghiên cứu, đánh giá các dạng tổ chức cây xanh trong bố cục tổng thể kiến trúc nhà vườn Huế … còn góp phần phát triển du lịch của Thành phố Huế khi mà loại hình kiến trúc này đang được bạn bè quốc tế quan tâm nghiên cứu. - Mục tiêu hướng đến của đề tại là nhằm đánh giá, làm rõ hiện trạng tổ chức cây xanh trong bố cục tổng thể nhà vườn Huế hiện nay nêu lên những thay đổi (biến dạng hoặc phá huỷ) đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến những thay đổi đó trong việc tổ chức cây xanh trong bố cục tổng thể kiến trúc nhà vườn Huế hiện nay. Qua đó làm cơ sở để đưa ra các giải pháp tổng thể nhằm bảo tồn phát huy giá trị của nhà vườn Huế. - Đối tượng nghiên cứu chính mà đề tài hướng đến là hệ thống các nhà vườn truyền thống ở Thành phố Huế trong đó lấy ví dụ tập trung chủ yếu các nhà vườn truyền thống ở Phú Mộng - Kim Long đặc trưng. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Để làm rõ thực trạng tổ chức cây xanh trong bố cục tổng thể Kiến trúc nhà vườn Huế trước hết bài viết sẽ nêu lên đặc điểm tổ chức cây xanh trong tổng thể kiến trúc nhà vườn Huế theo tài liệu của một số các nhà nghiên cứu sau đó bằng phương pháp khảo sát đo vẽ, thống kê sẽ đối chiếu so sánh đặc điểm của các ngôi nhà vườn Huế hiện nay qua đó thấy được cấu trúc của những ngôi nhà vườn hiện nay đã bị thay đổi biến dạng như thế nào so với cấu trúc cũ. 2.1. Đặc điểm tổ chức cây xanh trong tổng thể kiến trúc nhà vườn Huế: - Bố cục truyền thống của khu vườn Huế thường thuận theo khung thiên nhiên, không hoành tráng đến thách thức để khẳng định mình trong việc tái dựng lại cảnh trí cư trú. Cả một thời gian dài trong lịch sử, những khu vườn điển hình xứ Huế không mang tính chuyên canh cao, chủ nhân chỉ thích mùa nào cũng có sản vật, không màng đến thời vụ để thu hoạch theo kiểu hàng hoá. - Không gian xanh ở đây tưởng như do tự nhiên bày sẵn, nhưng nếu để ý thì chúng ta có thể nhận ra trong vườn Huế, hệ cây dại được giữ lại có mục đích như rau má, mã đề, rau trai, me đất, ngò tây, rau rìu, rau éo...; những cây hoa phục vụ cho phong tục tín ngưỡng như phượng, hoàng anh, mõ keo, hoa chuối...; cây dược liệu để pha trà như sói, tường vi, ngâu, lài, mộc...; cây dược liệu để trị bệnh hay làm gia vị như ngải cứu, hành, riềng, sả, ớt, rau tờn, long tu, lá lốt, rau thơm, rau răm, quế, húng..; cây cảnh không chỉ tùng, cúc, sanh, si, sung, mãn, quan, quý... mà còn có hệ cây của vùng gò đồi như sim, mua tràm, chổi...; hoa cảnh như: phong lan, địa lan, hồng, cúc...; hoa tạo hương liệu như dạ lý, hoàng lan, ngọc lan, quỳnh, bại hoại...; cây dùng làm lá gói hoặc nguyên liệu bánh trái như lá dong, lá gai... - Huế quý những loại cây ra quả trái mùa dù năng suất thấp, bởi ước nguyện có được vật phẩm bốn mùa để đơm cúng trên bàn thờ phật và tổ tiên, có quà quanh năm cho con cháu mỗi lần thăm viếng, có cái để đem ra trên rổ chợ hàng ngày. Chút hoài mong nhỏ nhoi ấy hiện diện thường xuyên trong lòng chủ vườn xứ Huế ... Và cũng từ đặc điểm đa chủng, vườn Huế đã 168 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 5, Số 1 (2016) tạo nên khung cảnh của một rừng cây xanh, nhiều tầng lá; không quá chú trọng đến quy hoạch mặt bằng của diện tích cho chủng loại cây trồng như vườn phía Bắc, không chuyên canh từng giống cây trái trên diện tích lớn như phương Nam, vườn Huế có cây trồng chen chúc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: