Danh mục

Nghiên cứu đánh giá khả năng khí hóa chất thải rắn sinh hoạt làm nhiên liệu thay thế

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.31 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Công nghệ này vừa tạo ra sản phẩm giàu khí nhiên liệu, vừa hạn chế sự hình thành các hợp chất dioxin và một lượng lớn SOx và NOx , giúp giảm chi phí làm sạch sau khi đốt. Bài viết đánh giá tiềm năng ứng dụng công nghệ khí hóa phục vụ công tác xử lý CTR, giúp tạo ra năng lượng và các sản phẩm cần thiết, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đánh giá khả năng khí hóa chất thải rắn sinh hoạt làm nhiên liệu thay thế Khoa học Tự nhiên Nghiên cứu đánh giá khả năng khí hóa chất thải rắn sinh hoạt làm nhiên liệu thay thế Lê Cao Chiến1*, Nguyễn Thị Tâm1, Trần Quốc Huy2, Nguyễn Hồng Quang1, Nguyễn Đức Thịnh1, Trần Thị Phương Thúy1 Trung tâm Thiết bị, Môi trường và An toàn lao động, Viện Vật liệu xây dựng 2 Trung tâm Vật liệu xây dựng miền Nam, Viện Vật liệu xây dựng 1 Ngày nhận bài 2/2/2018; ngày chuyển phản biện 9/2/2018; ngày nhận phản biện 22/3/2018; ngày chấp nhận đăng 29/3/2018 Tóm tắt: Hiện nay, lượng chất thải rắn (CTR) sinh hoạt phát sinh ngày càng lớn, tính chất ngày càng phức tạp, đặt ra yêu cầu phải phát triển năng lực xử lý/tái chế đủ sức giải quyết các vấn đề về môi trường. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, công nghệ khí hóa CTR đô thị đang được áp dụng rộng rãi. Công nghệ này vừa tạo ra sản phẩm giàu khí nhiên liệu, vừa hạn chế sự hình thành các hợp chất dioxin và một lượng lớn SOx và NOx, giúp giảm chi phí làm sạch sau khi đốt. Bài viết đánh giá tiềm năng ứng dụng công nghệ khí hóa phục vụ công tác xử lý CTR, giúp tạo ra năng lượng và các sản phẩm cần thiết, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Từ khóa: Chất thải, chất thải rắn, công nghệ khí hóa, nhiên liệu thay thế, xử lý. Chỉ số phân loại: 1.7 Giới thiệu Theo số liệu thống kê, năm 2007 tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh ở các đô thị trên toàn quốc là 17,682 tấn/ngày, đến năm 2010 là 26,224 tấn/ngày, tăng trung bình 10% mỗi năm. Đến năm 2014, khối lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 32 tấn/ngày; chỉ riêng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh khối lượng phát sinh là 6,420 tấn/ngày và 6,739 tấn/ ngày; tăng trung bình 12% mỗi năm [1]. Từ khi Luật Bảo vệ môi trường ra đời, Chính phủ đã ban hành nhiều quy định nhằm quản lý CTR sinh hoạt trong các đô thị. Trong đó có những chính sách ưu tiên phát triển các hệ thống thu hồi năng lượng từ CTR như Đề án “Phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn năm 2025” (Quyết định số 1030/QĐ-TTg ngày 20/7/2009) nhằm phát triển các nhà máy sản xuất điện từ CTR sinh hoạt, tuy nhiên vẫn chưa thể triển khai do hiệu quả về kinh tế không cao. Những dự án xây dựng nhà máy điện từ CTR sử dụng công nghệ của nước ngoài đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, không mang lại lợi nhuận ngay, khả năng thu hồi vốn thường kéo dài từ 10 đến 20 năm và sinh lợi thấp. Nguyên nhân là do các công nghệ xử lý CTR này không phù hợp với đặc điểm và tính chất CTR sinh hoạt của nước ta. Do đó, việc nghiên cứu phát triển công nghệ khí hóa CTR phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh ở Việt Nam là vấn đề cấp thiết [2]. Trong khuôn khổ bài báo này, các tác giả sẽ xác định các đặc tính đặc trưng của CTR sinh hoạt ở Việt Nam, đồng thời đánh giá các thông số ảnh hưởng đến việc khí hóa * CTR nhằm thu được hỗn hợp khí có nhiệt trị cao, giúp tăng hiệu quả xử lý CTR sinh hoạt và tận thu năng lượng làm nhiên liệu thay thế. Nội dung và phương pháp nghiên cứu Thành phần và tính chất CTR Thành phần CTR: Nghiên cứu sử dụng số liệu về thành phần CTR của một số khu chôn lấp CTR lớn tại Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Bắc Ninh (được tổng hợp trong Báo cáo môi trường quốc gia 2011 - CTR [3]). Tính chất của CTR: Các tính chất đặc trưng của CTR như khối lượng riêng, độ ẩm, thành phần nguyên tố, nhiệt trị của CTR đô thị được tính toán trên cơ sở các tính chất đặc trưng của từng thành phần trong hỗn hợp CTR phát sinh ở các bãi rác nêu trên [3-5]. Phương pháp nghiên cứu Để đánh giá ảnh hưởng của các thông số khả năng sinh khí của CTR, nhóm nghiên cứu đã xây dựng hệ thống thiết bị khí hóa theo nguyên lý tầng cố định - khí đi từ dưới lên (Updraft Gasifier) và thiết bị khí hóa liên tục với tốc độ khí hóa CTR khoảng 13 kg/h; thể tích buồng nạp chứa 40-50 kg, do đó hệ thống khí hóa có thể hoạt động liên tục trong vòng 4-5 h (hình 1). Tác giả liên hệ: Email: lecaochien@gmail.com 60(6) 6.2018 37 Khoa học Tự nhiên A study into the possibility of gasifying domestic waste to produce alternative fuels Cao Chien Le1*, Thi Tam Nguyen1, Quoc Huy Tran2, Hong Quang Nguyen1, Duc Thinh Nguyen1, Thi Phuong Thuy Tran1 Centre for Equipment, Environment and Labour Safety, Vietnam Institute for Building Materials 2 South Centre for Building Materials, Vietnam Institute for Building Materials 1 tầng cố định dòng khí đi lên - updraft fixed-bed gasifier, lò khí hóa tầng cố định dòng khí đi xuống - downdraft fixedbed gasifier, lò khí hóa tầng sôi - Fluidized bed gasifiers, khí hóa plasma - Plasma gasifiers [6-11]). Với mô hình này, chúng tôi khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố (nhiệt độ khí hóa, tỷ lệ đương lượng không khí, hàm ẩm đến thành phần khí tổng hợp, nhiệt trị của hỗn hợp khí tổng hợp, độ chuyển hóa cacbon và hiệu suất chuyển hóa nhiệt của khí tổng hợp), từ đó đánh giá các thông số liên quan đến khả năng sinh khí của CTR nhằm tăng hiệu quả xử lý và thu được hỗn hợp khí có nhiệt trị cao nhất. Received 2 February 2018; accepted 29 Mar ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: