Danh mục

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DI TRUYỀN KHÁNG BẠC LÁ CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA NẾP ĐỊA PHƯƠNG BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.05 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lúa là cây lương thực chiếm tỉ trọng cao trong tổng sản lượng lương thực hàng năm, cung cấp gần 80% nhu cầu tinh bột trung bình cho người dân Việt Nam. Nước ta có khí hậu nhiệt đới là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh hại phát triển. Trong đó, bệnh bạc lá là một bệnh nguy hiểm đối với lúa trồng do có khả năng gây giảm năng suất nghiêm trọng, có khi thiệt hại lên đến 30-60%, có thể dẫn đến mất trắng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DI TRUYỀN KHÁNG BẠC LÁ CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA NẾP ĐỊA PHƯƠNG BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ Nghiên c u ánh giá ti m năng di truy n kháng b c lá c a m t s gi ng lúa n p a ph ơng b ng ch th phân t Nghiên cứu đánh giá tiềm năng di truyền kháng bạc lá của một số giống lúa nếp địa phƣơng bằng chỉ thị phân tử 1 1 1 Nguyễn Thị Lan Hoa , Trần Danh Sửu , Trần Thị Thu Hoài , 1 1 2 Hà Minh Loan , Bùi Thị Thu Giang , Bùi Trọng Thủy I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lúa là cây lương thực chiếm tỉ trọng cao trong tổng sản lượng lương thực hàng năm, cung cấp gần 80% nhu cầu tinh bột trung bình cho người dân Việt Nam. Nước ta có khí hậu nhiệt đới là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh hại phát triển. Trong đó, bệnh bạc lá là một bệnh nguy hiểm đối với lúa trồng do có khả năng gây giảm năng suất nghiêm trọng, có khi thiệt hại lên đến 30-60%, có thể dẫn đến mất trắng. Biện pháp sử dụng giống kháng bệnh được coi là xu hướng có hiệu quả về cả mặt kinh tế và môi trường. Ngày nay, số lượng các chủng bạc lá ở miền Bắc nước ta đang tăng lên nhanh chóng và đa dạng hơn, đòi hỏi cần tạo ra những giống lúa mới mang nhiều gen kháng, có tính kháng bền vững hơn. Định hướng trong nghiên cứu chọn tạo giống là tạo giống kháng bền vững mang từ 1 đến nhiều gen kháng có năng suất cao, chất lượng tốt để tiến tới có thể thay thế dần các giống nhập nội. Vì thế, nghiên cứu xác định nguồn gen kháng bệnh bạc lá sẵn có trong các nguồn gen lúa địa phương nhằm hạn chế tác hại của bệnh. Cho đến nay, hơn 30 gen kháng bệnh bạc lá đã được phát hiện và một số gen kháng chính đã được xác định với các chỉ thị liên kết (J.S. Kim và cs., 2009). Ứng dụng các chỉ thị này để xác định sự có mặt của các gen kháng đã được tiến hành ở nhiều quốc gia, giúp rút ngắn thời gian đánh giá và có thể sử dụng trực tiếp trong chọn giống hiện đại nhờ chỉ thị phân tử do xác định chính xác được nguồn gen kháng. Với mong muốn nhanh chóng tiếp cận nguồn gen kháng bệnh của các tập đoàn lúa đang được lưu giữ tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia để theo kịp với tiến trình chọn giống lúa hiện đại, chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đánh giá tiềm nămg di truyền kháng bạc lá của một số giống lúa nếp địa phương bằng chỉ thị phân tử” II. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu nghiên cứu - Vật liệu thực vật: + Các dòng lúa đẳng gen mang gen kháng bệnh bạc lá có nguồn gốc từ IRRI đươc thu thập từ hai đơn vị: Bộ môn Bệnh cây Nông nghiệp, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp HN và Viện Di truyền Nông nghiệp + Các mẫu giống lúa nếp thuộc phân loài phụ Japonica trong ngân hàng gen lúa đã có dữ liệu đánh giá tinh kháng bệnh bạc (BL) lá điểm 1 đến 3 STT SĐK Tên giống I2 - KI Điểm kháng BL 1 24 Bạch mao Bắc Cạn N 1 2 329 Nếp mây Hải Dương N 1 3 334 Nếp bộc dương Hòa Bình N 1 4 384 Nếp vằn ruộng Hòa Bình N 1 5 386 Nếp đá Hòa Bình N 1 6 430 Nếp chuối Hòa Bình N 1 7 431 Nếp dương Hòa Bình N 1 8 1285 Nếp vằn N 1 1: Trung tâm Tài nguyên thực vật 2: Trường Đại học Nông nghiệp 1 STT SĐK Tên giống I2 - KI Điểm kháng BL 9 1292 Nếp chân N 1 10 1902 Khẩu nu khao N 1 11 1930 Khẩu ba tràng N 1 12 2030 Nếp mèo nương N 1 13 2035 Tam tân màu vàng N 1 14 2036 Nếp tan thơm N 1 15 2369 Nếp ông lão N 1 16 2370 Nếp hạt mây N 1 17 2481 Khẩu tan vang N 1 18 2499 Khẩu tan pỏm N 1 19 2505 Khẩu tan hang N 1 20 2507 Khẩu tan nương N 1 21 9880 Nếp N 1 22 9886 Khẩu tan lanh N 1 - Nguồn vi khuẩn X. oryzae sử dụng trong nghiên cứu 19 isolate vi khuẩn X.oryzae có số seri từ 893.HAU 10132-5 đến 1083.HAU 10164- 3. Các isolate này thuộc 2 race: 5 và 12 dựa trên phản ứng gây bệnh của isolate trên các dòng lúa (Bùi Trọng Thủy, 2008) được cung cấp từ Bộ môn Bệnh cây – Trường Đại học Nông nghiệp HN. Các isolate này đã được thu thập, phân lập và bảo quản từ vụ mùa năm 2010, được thu thập ở 11 tỉnh đó là: Thanh Hóa, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Hưng Yên, Điện Biên Phủ và trên 18 giống lúa: HYT 100, Q-ưu 1, MT6, MT1, Kháng Mằn, B6, Dòng 536, Bắc Thơm, Xi-6, Hương Thơm, Xi, BC15, Tạp Giao, IR64, D-ưu 527, Tẻ Đỏ, Khang dân, C70. - Các chỉ thị phân tử sử dụng trong nghiên cứu Các chỉ thị phân tử PCR based: STS và SSR liên kết với gen kháng bệnh bạc lá Xa4, xa5, Xa7, Xa21 từ các tài liệu tham khảo được sử dụng trong nghiên cứu. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng 2.1. Lây nh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: