Danh mục

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ phục hồi, bảo vệ các nguồn nước karst bị suy thoái ở vùng núi cao khan hiếm nước khu vực phía Bắc

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 506.72 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ phục hồi, bảo vệ các nguồn nước karst bị suy thoái ở vùng núi cao khan hiếm nước khu vực phía Bắc" bước đầu xác định được hiện trạng, các nguyên nhân gây suy thoái lưu lượng, chất lượng và đề xuất các giải pháp phục hồi, bảo vệ nguồn nước mạch lộ, hang động karst thuộc vùng núi cao, khan hiếm nước. Đây là tiền đề quan trọng để thiết kế những giải pháp căn cơ, phù hợp với điều kiện thực tiễn của mỗi vùng cụ thể. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ phục hồi, bảo vệ các nguồn nước karst bị suy thoái ở vùng núi cao khan hiếm nước khu vực phía Bắc HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ TÀI NGUYÊN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (ERSD 2022) Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ phục hồi, bảo vệ các nguồn nước karst bị suy thoái ở vùng núi cao khan hiếm nước khu vực phía Bắc Đào Đức Bằng1,*, Nguyễn Văn Trãi2, Nguyễn Minh Việt2, Nguyễn Văn Lâm1, Vũ Thu Hiền1 1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất 2 Viện Thuỷ điện và Năng lượng tái tạoTÓM TẮTDo tác động của biến đổi khí hậu và các hoạt động phát triển kinh tế ngày càng gia tăng làm cho các nguồnnước nói chung, nguồn nước karst ở vùng núi cao khan hiếm nước khu vực phía Bắc nói riêng đang cóchiều hướng bị suy thoái mạnh mẽ cả về lượng và chất. Kết quả điều tra tại 408 nguồn nước mạch lộ và 29nguồn nước hang động karst tại vùng núi cao, khan hiếm nước thuộc 15 tỉnh miền núi phía Bắc cho thấycó 40-55% nguồn bị suy thoái. Để hạn chế, khắc phục tình trạng suy thoái đó, việc áp dụng các công nghệphục hồi và bảo vệ các nguồn nước cần thiết phải xác định được phạm vi nguồn bổ cập, nguyên nhân gâysuy thoái; các loại hình công nghệ phù hợp với điều kiện khí hậu, đặc điểm địa hình, địa mạo, địa chất ởtừng khu vực; công nghệ áp dụng có giá thành hợp lý, dễ vận hành khai thác, duy tu, bảo dưỡng, phù hợpvới trình độ tiếp cận của địa phương, phong tục tập quán và khả năng chi trả của người dân. Nghiên cứunày bước đầu xác định được hiện trạng, các nguyên nhân gây suy thoái lưu lượng, chất lượng và đề xuấtcác giải pháp phục hồi, bảo vệ nguồn nước mạch lộ, hang động karst thuộc vùng núi cao, khan hiếm nước.Đây là tiền đề quan trọng để thiết kế những giải pháp căn cơ, phù hợp với điều kiện thực tiễn của mỗi vùngcụ thể.Từ khóa: Nguồn nước karst; suy thoái; phục hồi; bảo vệ.1. Giới thiệu Vùng núi cao Karst khan hiếm nước bao gồm các xã có thành tạo cacbonat thuộc 15 tỉnh miền núi phíaBắc: Bắc Cạn, Bắc Giang, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Nguyên,Tuyên Quang (phần Đông Bắc); Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái (phần Tây Bắc) (Hình1). Địa hình phần Đông Bắc có nét đặc trưng cơ bản là hướng vòng cung quay lưng ra biển, với sự phân cắtkhá mạnh và kiểu địa hình karst bị xâm thực bóc mòn. Phần Tây Bắc với các dãy núi cao kéo dài hướngTây Bắc – Đông Nam, phân cắt mạnh tạo địa hình chênh lệch lớn và hiểm trở nhất nước ta (Nguyễn KimNgọc và nnk, 2003). Hình 1. Sơ đồ vị trí 15 tỉnh miền núi phía Bắc* Tác giả liên hệEmail: daoducbang@humg.edu.vn 202 Khu vực miền núi phía Bắc có cấu trúc địa chất, địa chất thủy văn (ĐCTV) khá phức tạp với 03 tầngchứa nước (TCN) lỗ hổng, 25 TCN khe nứt và 05 TCN khe nứt – karst (Nguyễn Văn Lâm và nnk, 2018).Trong đó, vùng núi cao karst khan hiếm nước phân bố các thành tạo cacbonat có tính hòa tan cao, khả nănghình thành các hệ thống khe nứt, hang hốc karst tạo điều kiện thấm nước tốt (Nguyễn Văn Lâm và nnk,2018). Đây là nơi có địa hình cao, phân cắt mạnh, sâu và dốc (độ dốc địa hình từ 7,4% - 52,0%) làm chonước bị thoát rất nhanh ra mạng xâm thực địa phương tạo nên sự khan hiếm nước rất nghiêm trọng, gâykhó khăn cho đời sống nhân dân (Nguyễn Văn Lâm và nnk, 2018; Đỗ Ngọc Ánh và nnk, 2019). Các xã trong vùng núi cao, khan hiếm nước hầu hết đã có công trình cấp nước sinh hoạt nhưng mức độbền vững chưa cao, nhiều công trình bị hỏng, xuống cấp (Đỗ Ngọc Ánh và nnk, 2019). Ảnh hưởng đếnmức độ bền vững đó do nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt phải kể đến sự suy giảm nguồn nước (bao gồmlưu lượng và chất lượng). Tuy nhiên, vấn đề này còn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng. Vì vậy, việc điều tra,đánh giá xác định sự suy thoái nguồn nước, từ đó đưa ra những giải pháp công nghệ hạn chế, khắc phục làhết sức cần thiết.2. Phương pháp nghiên cứu Để có cơ sở đề xuất các giải pháp cần đánh giá được tình trạng suy thoái các nguồn nước karst, chúngtôi đã áp dụng tổ hợp các phương pháp bao gồm: - Thu thập, tổng hợp và kế thừa các tài liệu đã có như số lượng, vị trí mạch lộ, hang động karst tại vùngnghiên cứu, các tài liệu tự nhiên, kinh tế xã hội có khả năng ảnh hưởng đến sự biến đổi nguồn nước. - Điều tra, khảo sát, đo đạc, lấy mẫu: thu thập thông tin, trao đổi với cán bộ phụ trách chuyên môn củaxã, khảo sát hiện trạng các bể chứa, đường ống dẫn nước, đo lưu lượng các nguồn nước sử dụng thùng địnhlượng, lưu tốc kế, thả phao,…, lấy mẫu nước tại những điểm có dấu hiệu bị suy thoái chất lượng, phỏngvấn người dân tại khu vực sử dụng nguồn nước về sự biến đổi trữ lượng, chất lượng, tập quán canh tác, sửdụng đất, nhu cầu, nguyện vọng của ngư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: