Danh mục

Nghiên cứu diễn biến và một số tác dụng phụ của sốc điện gây mê tĩnh mạch bằng propofon trên một số bệnh tâm thần

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 363.55 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tiến hành nghiên cứu trên 52 bệnh nhân (BN) tâm thần được điều trị sốc điện (SĐ) gây mê tĩnh mạch (TM) bằng propofon, so sánh với 50 dùng SĐ cổ điển. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu diễn biến và một số tác dụng phụ của sốc điện gây mê tĩnh mạch bằng propofon trên một số bệnh tâm thần TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2014 NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN VÀ MỘT SỐ TÁC DỤNG PHỤ CỦA SỐC ĐIỆN GÂY MÊ TĨNH MẠCH BẰNG PROPOFON TRÊN MỘT SỐ BỆNH TÂM THẦN Bùi Quang Huy* TÓM TẮT Nghiên cứu trên 52 bệnh nhân (BN) tâm thần được điều trị sốc điện (SĐ) gây mê tĩnh mạch (TM) bằng propofon, so sánh với 50 dùng SĐ cổ điển, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: - Số lần làm SĐ 6 - 7 lần chiếm 69,23%. - Độ dài trung bình cơn co cứng và co giật 12,26 giây. - Cơn co cứng chỉ gặp ở 34,61% trường hợp và kéo dài 2,56 ± 1,48 giây. - Cơn co giật gặp ở tất cả trường hợp, kéo dài 8,14 ± 1,84 giây. - Cơn co giật toàn thể gặp 34,61% BN, còn lại 63,39% BN chỉ có cơn co giật cục bộ. - Tác dụng không mong muốn hay gặp nhất lµ đau đầu (69,23%). 38,47% BN còn lo lắng nhẹ. * Từ khóa: Bệnh tâm thần; Sốc điện gây mê; Propofon. STUDYING STATUS AND SIDE EFFECTS OF ELECTROCONVULSIVE ANESTHETIC AGENTS THERAPY (ECT) (PROPOFON) ON MENTAL PATIENTS SUMMARY Studying 52 mental patients, who were treated by ECT anesthetic agents (propofon with dose of 2 mg/kg), we had concluded: - 69.23% of patients need ETC 6 - 7 times. - The length of seizure was 12.26 seconds. - 34.61% of patients had spastical period. Duration of this period was 2.56 ± 1.48 seconds. All patients had convulvive period, duration of time was 8.14 ± 1.84 seconds. - 34.61% of patients had generalized seizure, and 63,39% of patients had local seizure. - Headache was the most side effects with 69.23%. 38.47% of patients had mild anxiety. * Key words: Mental disease; ECT anesthetic agents; Propofon. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Sadock B J (2007), mặc dù Ngành Tâm thần đã có rất nhiều thuốc an thần, chống trầm cảm và chỉnh khí sắc, nhưng SĐ vẫn là liệu pháp điều trị không thể thay thế trong một số trường hợp (tự sát, từ chối ăn, căng trương lực, kháng thuốc). * Bệnh viện Quân y 103 Người phản hồi (Corresponding): Bùi Quang Huy (bshuy2003@yahoo.com) Ngày nhận bài: 23/06/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 18/09/2014 Ngày bài báo được đăng: 24/09/2014 96 TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2014 Theo Kaplan H I (1994), SĐ tuy có hiệu quả điều trị rất cao với một số bệnh tâm thần trên, nhưng trong quá trình phóng điện qua não, có một số tác dụng không mong muốn là gây ra cơn co giật kiểu động kinh. Chính các cơn co giật kiểu động kinh do SĐ gây ra đã tạo ra nhiều tác dụng không mong muốn của SĐ như gãy xương, sai khớp, đau đầu, buồn nôn, giảm trí nhớ…, đặc biệt là gây ra tâm lý lo lắng khi phải làm SĐ cho cả BN và người nhà [5]. Theo Gelder M (1988), để hạn chế cơn co giật, người ta dùng SĐ có gây mê TM bằng thiopental và thuốc giãn cơ. Phương pháp này đòi hỏi các trang bị kỹ thuật phức tạp hơn, khó tiến hành hơn và tốn kém hơn nhiều so với SĐ cổ điển [4]. Chúng tôi đã xây dụng phương pháp SĐ gây mê để khắc phục nhược điểm của SĐ cổ điển. Nghiên cứu này nhằm: Đánh giá diễn biến và mét số tác dụng phụ của SĐ gây mê. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu. * Tiêu chuẩn chọn BN: 102 BN được chẩn đoán là tâm thần phân liệt, trầm cảm, hưng cảm theo Tiêu chuẩn Tâm thần học Hoa Kỳ (DSM - IV, 1994), chia làm hai nhóm tương đồng về tuổi, giới và bệnh tâm thần. - Nhóm 1: 52 BN được điều trị bằng SĐ gây mê. - Nhóm 2: 50 BN được điều trị bằng SĐ cổ điển. Tuổi trung bình 31,08 ± 3,52. Những BN này được điều trị nội trú tại Khoa Tâm thần (AM6), Bệnh viện Quân y 103, từ 1 - 2013 đến 6 - 2014. * Tiêu chuẩn loại trừ: BN có bệnh thực tổn (tim mạch, phổi, xương, khớp, gan, thận) có chống chỉ định làm SĐ. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu. Tiến cứu cắt ngang, ghi chép cụ thể từng trường hợp theo mẫu bệnh án thống nhất. - Máy SĐ: NIHON KONDEN (Nhật B¶n). - Cường độ dòng điện phóng: 700 mA. - Thời gian phóng điện: 0,75 giây. - Làm SĐ hàng ngày hoặc cách ngày. - BN nhóm 1 được gây mê TM bằng propofon 2 mg/kg cân nặng, BN nhóm 2 không sử dụng thuốc mê. * Xử lý số liệu: Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê y học, sử dụng phần mềm Epi.info 6.04. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Bảng 1: Bệnh tâm thần cần phải làm SĐ. C¸c bÖnh Sè l-îng BN Tû lÖ (%) p Trầm cảm 29 28,29 p2-1 < 0,01 Tâm thần phân liệt 62 61,47 p2-3 < 0,01 Hưng cảm 11 10,28 Tổng 102 100 Như vậy, bệnh tâm thần phân liệt chiếm 61,47% số BN, phù hợp với nghiên cứu của Bùi Quang Huy (2010) cho thấy hơn một nửa số BN nằm điều trị nội trú tại các bệnh khoa tâm thần là bệnh tâm thần phân liệt [1]. 97 TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2014 Bảng 2: Số lần SĐ. BN SĐ g©y mª SĐ cæ ®iÓn p Số lần n = 98 % n = 52 % 6 - 7 lần 8 16 36 69,23 < 0,01 8 - 9 lần 25 50 16 30,77 < 0,01 ≥ 10 lần 17 34 0 0 Tổng 50 100 52 100 Ở nhóm BN làm SĐ cổ điển, số lần làm cao nhất 8 - 9 lần (50%). Còn ở nhóm BN làm SĐ tiền mê, cao nhất ở nhóm làm 6 - 7 lần (69,23%). Kaplan H. I (1994) cho rằng SĐ cổ điện do có nhiều tác dụng phụ nên thường làm cách ngày, hiệu quả k ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: