Nghiên cứu độc tính cấp và ảnh hưởng của thuốc Sinh mạch tán tới thể trạng chung và chức năng gan, thận trên động vật thực nghiệm
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 370.85 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này nghiên cứu độc tính cấp và ảnh hưởng của thuốc Sinh mạch tán (SMT) tới thể trạng chung, thể trọng và chức năng gan, thận thỏ thực nghiệm. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu độc tính cấp và ảnh hưởng của thuốc Sinh mạch tán tới thể trạng chung và chức năng gan, thận trên động vật thực nghiệm TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018 NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA THUỐC SINH MẠCH TÁN TỚI THỂ TRẠNG CHUNG VÀ CHỨC NĂNG GAN, THẬN TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM Nguyễn Vinh Quốc*; Trần Công Trường* TÓM TẮT Mục tiêu: nghiên cứu độc tính cấp và ảnh hưởng của thuốc Sinh mạch tán (SMT) tới thể trạng chung, thể trọng và chức năng gan, thận thỏ thực nghiệm. Phương pháp nghiên cứu: đánh giá độc tính cấp của thuốc trên chuột nhắt trắng theo phương pháp Litchfield Wilcoxon; thuốc SMT dạng cốm tan liều 0,9 g/kg thể trọng/ngày và 2,7 g/kg thể trọng/ngày trên thỏ (tương đương liều lâm sàng và gấp 3 liều lâm sàng) liên tục trong thời gian 4 tuần bằng đường uống, thông qua theo dõi thể trạng chung, thể trọng thỏ, một số chỉ tiêu xét nghiệm chức năng gan, thận thỏ thực nghiệm. Kết quả: thuốc SMT khi dùng liều cao nhất (75 g/kg) chưa thể hiện độc tính cấp trên chuột nhắt trắng, do vậy chưa xác định được liều LD50 của thuốc thử. Thuốc không ảnh hưởng tới chức năng gan thông qua xét nghiệm AST, ALT, bilirubin toàn phần, cholesterol toàn phần và chức năng thận thông qua xét nghiệm ure, creatinin tại các thời điểm trước và sau 4 tuần uống thuốc. Kết luận: thuốc SMT không thể hiện độc tính cấp, không ảnh hưởng tới thể trạng chung, thể trọng và chức năng gan, thận thỏ thực nghiệm. * Từ khóa: Sinh mạch tán; Độc tính cấp; Động vật thực nghiệm. Study on Acute Toxicity of “Sinh mach tan” and Its Therapeutical Effects on General Conditions, Liver and Kidney Functions in Experimental Animals Summary Objectives: To evaluate the acute toxicity of “Sinh mach tan” on white rats and its effects on general conditions and liver and kidney functions of rabbits. Methods: The medication’s acute toxicity was assessed under Litchfield - Wilcoxon method; the therapeutical effects of “Sinh mach tan” were figured out through the rabbits’ general conditions, weight, and the indexes of liver and kidney functions after the rabbits were taken “Sinh mach tan” at the doses of 0.9 g and 2.7 g per kg bodyweight per day, equivalent to the clinical dose and 3 times of the clinical dose, respectively, in 4 weeks. Results: The most condensed drinkable dose (75 g/kg) showed no acute toxicity, consequently, the lethal dose 50% (LD 50) was undetermined; “Sinh mach tan” caused no significant changes on the health conditions of the rabbits, no harm on the liver functions through AST, ALT, total bilirubine, and total cholesterol indexes, and no damages on the kidney functions through ure and creatinine indexes. Conclusion: “Sinh mach tan” did not have an acute toxicity and did not affect the studied rabbits’ liver and kidney functions. * Keywords: Sinh mach tan; Acute toxicity; Experimental animals. * Viện Y học Cổ truyền Quân đội Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Vinh Quốc (quocnguyenvinh@gmail.com) Ngày nhận bài: 27/12/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 05/02/2018 Ngày bài báo được đăng: 05/03/2018 45 TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018 ĐẶT VẤN ĐỀ Sinh mạch tán là bài thuốc cổ phương được nhiều thày thuốc Y học Cổ truyền ứng dụng trong điều trị chứng tiêu khát một chứng bệnh có nhiều điểm tương đồng với bệnh lý đái tháo đường theo Y học Hiện đại. Nghiên cứu dược lý nhận thấy các thành phần saponin, triterpen, ginsenosid… trong Nhân sâm, polysaccharid trong Mạch môn, sesquitecpen trong Ngũ vị tử trong bài thuốc có tác dụng hạ đường máu thông qua một số cơ chế: tăng sử dụng glucose của gan, kích thích tiết insulin ở tụy, ức chế hấp thu glucose tại ruột, giảm đề kháng, tăng nhạy cảm insulin [1]. Nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình chuột cống trắng gây đái tháo đường týp 2 cũng đã chứng minh thuốc có tác dụng hạ đường máu tương đương với gliclazid [2]. Cho đến này, chưa có ghi nhận về tác dụng phụ bất lợi các vị dược liệu có trong thành phần bài thuốc [1]. Tuy nhiên, cần có nghiên cứu tiền lâm sàng khoa học trước khi đưa bài thuốc vào ứng dụng trên lâm sàng. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm: - Xác định độc tính cấp của thuốc SMT trên chuột nhắt trắng. - Đánh giá ảnh hưởng của thuốc SMT tới tình trạng hoạt động, thể trọng và chức năng gan, thận thỏ thực nghiệm. VẬT LIỆU, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu. - Chuột nhắt trắng chủng Swiss, không phân biệt giống, trọng lượng 20 ± 2 g do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cung cấp dùng nghiên cứu độc tính cấp. 46 - Thỏ chủng Newzealand White cả hai giống, khoẻ mạnh, trọng lượng 1,8 - 2,5 kg do Trung tâm Chăn nuôi/Viện Kiểm nghiệm cung cấp dùng để đánh giá ảnh hưởng của thuốc nghiên cứu tới tình trạng chung và chức năng gan thận. Động vật thực nghiệm được nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm tại Khoa Nghiên cứu thực nghiệm/Viện Y học Cổ truyền Quân đội 3 - 5 ngày trước khi nghiên cứu bằng thức ăn chuẩn dành riêng, uống nước tự do. 2. Vật liệu nghiên cứu. - Thuốc nghiên cứu: thuốc SMT dạng cốm tan được bào ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu độc tính cấp và ảnh hưởng của thuốc Sinh mạch tán tới thể trạng chung và chức năng gan, thận trên động vật thực nghiệm TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018 NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA THUỐC SINH MẠCH TÁN TỚI THỂ TRẠNG CHUNG VÀ CHỨC NĂNG GAN, THẬN TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM Nguyễn Vinh Quốc*; Trần Công Trường* TÓM TẮT Mục tiêu: nghiên cứu độc tính cấp và ảnh hưởng của thuốc Sinh mạch tán (SMT) tới thể trạng chung, thể trọng và chức năng gan, thận thỏ thực nghiệm. Phương pháp nghiên cứu: đánh giá độc tính cấp của thuốc trên chuột nhắt trắng theo phương pháp Litchfield Wilcoxon; thuốc SMT dạng cốm tan liều 0,9 g/kg thể trọng/ngày và 2,7 g/kg thể trọng/ngày trên thỏ (tương đương liều lâm sàng và gấp 3 liều lâm sàng) liên tục trong thời gian 4 tuần bằng đường uống, thông qua theo dõi thể trạng chung, thể trọng thỏ, một số chỉ tiêu xét nghiệm chức năng gan, thận thỏ thực nghiệm. Kết quả: thuốc SMT khi dùng liều cao nhất (75 g/kg) chưa thể hiện độc tính cấp trên chuột nhắt trắng, do vậy chưa xác định được liều LD50 của thuốc thử. Thuốc không ảnh hưởng tới chức năng gan thông qua xét nghiệm AST, ALT, bilirubin toàn phần, cholesterol toàn phần và chức năng thận thông qua xét nghiệm ure, creatinin tại các thời điểm trước và sau 4 tuần uống thuốc. Kết luận: thuốc SMT không thể hiện độc tính cấp, không ảnh hưởng tới thể trạng chung, thể trọng và chức năng gan, thận thỏ thực nghiệm. * Từ khóa: Sinh mạch tán; Độc tính cấp; Động vật thực nghiệm. Study on Acute Toxicity of “Sinh mach tan” and Its Therapeutical Effects on General Conditions, Liver and Kidney Functions in Experimental Animals Summary Objectives: To evaluate the acute toxicity of “Sinh mach tan” on white rats and its effects on general conditions and liver and kidney functions of rabbits. Methods: The medication’s acute toxicity was assessed under Litchfield - Wilcoxon method; the therapeutical effects of “Sinh mach tan” were figured out through the rabbits’ general conditions, weight, and the indexes of liver and kidney functions after the rabbits were taken “Sinh mach tan” at the doses of 0.9 g and 2.7 g per kg bodyweight per day, equivalent to the clinical dose and 3 times of the clinical dose, respectively, in 4 weeks. Results: The most condensed drinkable dose (75 g/kg) showed no acute toxicity, consequently, the lethal dose 50% (LD 50) was undetermined; “Sinh mach tan” caused no significant changes on the health conditions of the rabbits, no harm on the liver functions through AST, ALT, total bilirubine, and total cholesterol indexes, and no damages on the kidney functions through ure and creatinine indexes. Conclusion: “Sinh mach tan” did not have an acute toxicity and did not affect the studied rabbits’ liver and kidney functions. * Keywords: Sinh mach tan; Acute toxicity; Experimental animals. * Viện Y học Cổ truyền Quân đội Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Vinh Quốc (quocnguyenvinh@gmail.com) Ngày nhận bài: 27/12/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 05/02/2018 Ngày bài báo được đăng: 05/03/2018 45 TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018 ĐẶT VẤN ĐỀ Sinh mạch tán là bài thuốc cổ phương được nhiều thày thuốc Y học Cổ truyền ứng dụng trong điều trị chứng tiêu khát một chứng bệnh có nhiều điểm tương đồng với bệnh lý đái tháo đường theo Y học Hiện đại. Nghiên cứu dược lý nhận thấy các thành phần saponin, triterpen, ginsenosid… trong Nhân sâm, polysaccharid trong Mạch môn, sesquitecpen trong Ngũ vị tử trong bài thuốc có tác dụng hạ đường máu thông qua một số cơ chế: tăng sử dụng glucose của gan, kích thích tiết insulin ở tụy, ức chế hấp thu glucose tại ruột, giảm đề kháng, tăng nhạy cảm insulin [1]. Nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình chuột cống trắng gây đái tháo đường týp 2 cũng đã chứng minh thuốc có tác dụng hạ đường máu tương đương với gliclazid [2]. Cho đến này, chưa có ghi nhận về tác dụng phụ bất lợi các vị dược liệu có trong thành phần bài thuốc [1]. Tuy nhiên, cần có nghiên cứu tiền lâm sàng khoa học trước khi đưa bài thuốc vào ứng dụng trên lâm sàng. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm: - Xác định độc tính cấp của thuốc SMT trên chuột nhắt trắng. - Đánh giá ảnh hưởng của thuốc SMT tới tình trạng hoạt động, thể trọng và chức năng gan, thận thỏ thực nghiệm. VẬT LIỆU, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu. - Chuột nhắt trắng chủng Swiss, không phân biệt giống, trọng lượng 20 ± 2 g do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cung cấp dùng nghiên cứu độc tính cấp. 46 - Thỏ chủng Newzealand White cả hai giống, khoẻ mạnh, trọng lượng 1,8 - 2,5 kg do Trung tâm Chăn nuôi/Viện Kiểm nghiệm cung cấp dùng để đánh giá ảnh hưởng của thuốc nghiên cứu tới tình trạng chung và chức năng gan thận. Động vật thực nghiệm được nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm tại Khoa Nghiên cứu thực nghiệm/Viện Y học Cổ truyền Quân đội 3 - 5 ngày trước khi nghiên cứu bằng thức ăn chuẩn dành riêng, uống nước tự do. 2. Vật liệu nghiên cứu. - Thuốc nghiên cứu: thuốc SMT dạng cốm tan được bào ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Tạp chí y dược Y dược quân sự Sinh mạch tán Độc tính cấp Động vật thực nghiệmGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 278 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 265 0 0 -
5 trang 232 0 0
-
10 trang 208 0 0
-
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 205 0 0 -
6 trang 192 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 188 0 0 -
8 trang 187 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 186 0 0 -
19 trang 164 0 0