Danh mục

Nghiên cứu độc tính cấp và bán trường diễn của bài thuốc 'hạ áp-01' trên động vật thực nghiệm

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.80 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm nghiên cứu tính an toàn của bài thuốc “Hạ áp-01” trên thực nghiệm. Phương pháp nghiên cứu là xác định độc tính cấp đường uống trên chuột nhắt trắng dòng Swiss theo phương pháp Litchfield – Wilcoxon và xác định độc tính bán trường diễn trên chuột cống trắng dòng Wistar theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu độc tính cấp và bán trường diễn của bài thuốc “hạ áp-01” trên động vật thực nghiệm T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017 NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA BÀI THUỐC “HẠ ÁP-01” TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM Huỳnh Thanh Ân*; Nguyễn Hoàng Ngân**; Trần Quốc Bảo*** TÓM TẮT Mục tiêu: nghiên cứu tính an toàn của bài thuốc “Hạ áp-01” trên thực nghiệm. Phương pháp nghiên cứu: xác định độc tính cấp đường uống trên chuột nhắt trắng dòng Swiss theo phương pháp Litchfield – Wilcoxon và xác định độc tính bán trường diễn trên chuột cống trắng dòng Wistar theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam. Kết quả: chưa tìm thấy LD50 của bài thuốc “Hạ áp-01” theo đường uống trên chuột nhắt trắng với mức liều cao nhất có thể cho chuột uống trong 24 giờ là 216,0g/kg thể trọng. Với liều 34,72 g/kg/24 giờ và liều 104,16 g/kg/24 giờ cho chuột cống trắng uống liên tục trong 60 ngày, thuốc không ảnh hưởng lên trọng lượng cơ thể và điện tim; không gây thay đổi có ý nghĩa thống kê các chỉ số huyết học, chỉ tiêu sinh hóa; không gây biến đổi mô bệnh học gan, lách, thận. Kết luận: bài thuốc “Hạ áp-01” không gây độc tính cấp và độc tính bán trường diễn trên động vật thực nghiệm. * Từ khóa: Hạ áp-01; Độc tính cấp; Độc tính bán trường diễn; Tăng huyết áp; Động vật thực nghiệm. Studying the Acute Toxicity and Semi-chronic Toxicity of Herbal Medicines “Ha ap-01” on Experimental Animals Summary Objectives: To study the safety of herbal medicines “Ha ap-01” on experimental animal. Subjects and methods: The oral acute toxicity was evaluated on Swiss mice by the Litchfield Wilcoxon’s method, and the semi-chronic toxicity was evaluated on Wistar rats followed Viet Nam Health Ministry regulation. Results: With the highest dose that mice could drink in 24 hours (216.0 g/kg bw), LD50 of “Ha ap-01” was not identified. With the doses of 34.72 g/kg and 104.16 g/kg/per day for 60 consecutive days drinking, “Ha ap-01” did not effect on body weight and ECG of rats; did not cause any statistically significant changes in hematologies, blood chemistry indexes; did not cause any changes in histology of liver, spleen, kidney of experimental rats. Conclusion: Herbal medicines “Ha ap-01” did not cause acute toxicity and semi-chronic toxicity on experimental animals. * Key words: Ha ap-01; Acute toxicity; Semi-chronic toxicity; Hypertension; Experimental animal. * ViÖn Y häc Cæ truyÒn TP. Hå ChÝ Minh ** Học viện Quân y *** Bệnh viện Quân y 175 Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Hoàng Ngân (nguyenhoangngan@yahoo.com.vn) Ngày nhận bài: 05/12/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 02/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 16/01/2017 7 T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp (THA) là căn bệnh nguy hiểm có xu hướng ngày càng tăng. Y học Cổ truyền có nhiều vị thuốc, nhiều bài thuốc hay điều trị THA có hiệu quả và tính an toàn cao. Việc nghiên cứu một cách khoa học, có hệ thống các bài thuốc này là cần thiết và đúng đắn trong công tác phát triển và hiện đại hóa Y học Cổ truyền. Bài thuốc “Hạ áp-01” gồm 14 vị thuốc đông dược, do Viện Y Dược học Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh phát triển và đưa vào nghiên cứu đánh giá tính an toàn và tác dụng điều trị bệnh THA. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm: Nghiên cứu độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của dịch chiết bài thuốc “Hạ áp-01” trên động vật thực nghiệm. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu. * Thuốc nghiên cứu: bài thuốc “Hạ áp-01” Công thức bài thuốc “Hạ áp-01”: Thạch quyết minh (Concha Haliotidis) 20 g, Thiên ma (Rhizoma Gastrodiae) 15 g, Chi tử (Fructus Gardeniae) 12 g, Bạch thược (Radix Paconiae alba) 25 g, Hoàng kỳ (Radix Astragali) 20 g, Ích mẫu thảo (Fructus Leonuri) 20 g, Ngưu tất (Radix Achyranthis bidentatae) 15 g, Trạch tả (Rhizoma Alismatis) 20 g, Viễn chí (Radix Polygalae) 10 g, Đan sâm (Radix Salviae militiorrhizae) 20 g, Trần bì (Pericarpium Citri Reticulatae) 10 g, Bán hạ chế (Rhizoma Pinelliae) 10 g, Hồng hoa (Flos Carthami) 10 g, Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae chinenis) 10 g. Thuốc được chiết xuất tại Khoa Dược, Viện Y Dược học Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh thành dạng dịch chiết theo tỷ lệ 8 1 - 1 (1 ml cao chứa 1 g dược liệu). Trong nghiên cứu thực nghiệm: dịch chiết thuốc “Hạ áp-01” được cô quay chân không đến độ đậm đặc nhất có thể cho chuột uống được bằng kim đầu tù chuyên dụng. Cao đặc này cùng các dung dịch thuốc pha loãng ở những nồng độ khác nhau dùng cho chuột uống nhằm đánh giá độc tính cấp và bán trường diễn trên động vật thực nghiệm. * Động vật nghiên cứu: Chuột nhắt trắng dòng Swiss, 40 con, cân nặng 18 - 22 g. Chuột cống trắng dòng Wistar, 24 con, cân nặng 160 - 180 g. Động vật do Ban Cung cấp Động vật thí nghiệm, Học viện Quân y cung cấp, nuôi trong phòng nuôi động vật thí nghiệm 1 tuần trước khi nghiên cứu bằng thức ăn chuẩn dành cho động vật nghiên cứu, nước sạch uống tự do. * Dụng cụ máy móc: Máy xét nghiệm sinh hoá tự động Chemix 180 (Hãng Sysmex); máy xét ng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: