![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Nghiên cứu đời sống tinh thần của người Kơho ở Lâm Đồng trong quá trình đô thị hóa: Phần 2
Số trang: 87
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.60 MB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phần 2 cuốn "Nghiên cứu đời sống tinh thần của người Kơho ở Lâm Đồng trong quá trình đô thị hóa" nghiên cứu trình bày các nội dung: Đời sống tinh thần của người Kơho qua các hoạt động văn hóa theo kỳ dịp, đời sống tinh thần của người Kơho qua nghi lễ cưới xin, ma chay. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đời sống tinh thần của người Kơho ở Lâm Đồng trong quá trình đô thị hóa: Phần 2 Chương 4 ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI KƠHO QUA CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA THEO KỲ DỊP Trên địa bàn thị trấn Lạc Dương có 7/12 tổ dân phố với đa số làngười dân tộc bản địa, trong đó có ba tổ dân phố có tổ chức kinh doanh vănhóa cồng chiêng (Bon Dơng II, Bon Dơng I, Đăng Gia). Đời sống kinh tếcủa người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, thu nhập bình quânđầu người thấp. Mặc dù kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhưng nhân dâncác dân tộc ở thị trấn có một nền văn hóa phong phú, độc đáo, giàu bảnsắc dân tộc, có tinh thần tương thân tương ái và tính cộng đồng cao. Nhândân ham thích các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và có ýthức bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc bản địa. Các kết quả nghiên cứu từ ngành dân tộc học và nhân học đã chỉ rarằng: “cũng như mọi tộc người Tây Nguyên khác, người Kơho thường phảicúng kiếng để cầu xin vào các dịp như mùa màng, tang ma, hôn nhân, ốmđau,… Tùy theo lễ lớn nhỏ, mà con vật hiến sinh sẽ được lựa chọn là trâu,hay bò, heo, gà, ... Đồng thời bao giờ cũng có những ghè rượu. Đến nay tạimột số vùng sâu, vùng xa, các lễ nghi, tập quán, phong tục cổ truyền củangười Kơho ít nhiều vẫn còn được bảo lưu. Nhưng bên cạnh đó, mấy chụcnăm lại đây một bộ phận khá lớn người Kơho đã tin theo những tôn giáonhập từ bên ngoài vào như Thiên Chúa giáo, nhất là Tin lành. Nhiều phongtục cổ truyền cũng đã thay đổi theo thời thế và tín ngưỡng. Tín ngưỡng củangười Kơho là vạn vật hữu linh, đa thần, nên cũng như mọi tộc người thiểusố khác trên cùng địa bàn, có rất nhiều các lễ thực được tổ chức hàng tháng,hàng năm. Có những lễ cúng từng gia đình, nhưng cũng có các lễ cúng củacả cộng đồng” (Linh Nga NiêkDam, 2011: 34). Trong các lễ nghi, phong tục,tập quán cổ truyền phải kể đến lễ hội văn hóa. Lễ hội văn hóa là một trongnhững biểu hiện cơ bản của các giá trị tinh thần tồn tại trong cộng đồng, làngbản; là những phong tục nhằm để đánh dấu hoặc nhắc đến một sự kiện cóý nghĩa trong đời sống cộng đồng và được đông đảo quần chúng tham gia,hưởng ứng. Lễ hội văn hóa thường được tổ chức vào số dịp lớn trong năm, 115gắn liền với những sự kiện lớn của cộng đồng, thể hiện bản sắc văn hóa, tinhthần, truyền tải được tiếng nói, linh hồn và nguyện vọng của con người. Mộtsố lễ hội thường được tổ chức thành chu kỳ trong một năm như lễ hội mừnglúa mới, năm mới, lễ hội đâm trâu, lễ Giáng sinh, lễ hội văn hóa cồng chiêng.Theo kết quả ghi nhận của chúng tôi, các giá trị tinh thần truyền thống nhưlễ hội có xu hướng biến đổi khá nhiều, xu hướng giảm dần của một số lễ hộivăn hóa được phản ánh khá rõ nét. Cụ thể, khi xem xét sự tồn tại của các lễhội văn hóa theo kỳ dịp trong vòng 10 năm qua đã cho thấy có những lễ hộivăn hóa có xu hướng giảm mạnh, cụ thể: lễ hội mừng lúa mới (từ 77,8%giảm xuống còn 5,9%), lễ hội đâm trâu (giảm từ 62,7% xuống còn 31,9%),văn hóa cồng chiêng (từ 77,8% giảm còn 66,5%); bên cạnh đó, một số lễ hộivăn hóa có xu hướng tăng lên khá rõ nét trong đời sống tinh thần của cộngđồng như lễ Tết (từ 33,1% tăng lên 40,9%), lễ Giáng sinh (từ 93,7% tănglên 99,0%), do đó mức độ tham gia vào các lễ hội cũng có xu hướng khácnhau (nguồn: Số liệu khảo sát, tháng 02/2017). Điều đáng chú ý ở đây làtrong các lễ hội hiện nay ở của người Kơho mà chúng tôi có có khảo sát,tỷ lệ người Kơho không bao giờ tham gia rất cao, cụ thể sẽ được chúng tôiphân tích trong từng loại hình lễ hội văn hóa. Việc phát huy các giá trị tinh thần của cộng đồng sẽ góp phần vào việcphát triển khối đại đoàn kết của dân tộc, mặt khác phát huy và phát triển cácgiá trị tinh thần sẽ tạo điều kiện và cơ hội cho các thành viên trong cộng đồngthôn/bản cùng tham gia.4.1. Đời sống tinh thần qua các hoạt động theo kỳ dịp của người Kơho ởLâm Đồng4.1.1. Lễ hội mừng lúa mới, năm mới và lễ hội đâm trâu Theo nghiên cứu của Linh Nga NiêkDam cùng các nhà nghiên cứudân tộc học và nhân học, trước khi người Kơho thu hoạch lúa bắp sẽ cómột lễ cúng lúa nhô kach, gồm một ghè rượu, một con gà cúng tại mỗi lômột lần (gieo nhiều loại lúa trên một rẫy lớn). Để chuẩn bị cho lễ này cảbon phải chung tay dọn dẹp vệ sinh trong nhà, ngoài bon, bến nước chothật sạch sẽ, sửa chữa dụng cụ cắt lúa cho bén để đón lúa về. Lễ kach được116tổ chức sau khi suốt hết lúa, cất hết vào kho (đăm) ở trên gác bếp. Chỉ cólúa giống để trong gùi phía dưới, không đổ chung vào kho. Người ta cũngđể vài ba gùi ở dưới để ăn hàng ngày. Tuy nhiên, trước khi đổ lúa mới vàobồ, người ta phải lấy hết lúa, bắp cũ ra khỏi bồ, mang đi làm rượu ché. Khinào rượu này uống được, mới tổ chức lễ kach. Tháng 11, 12 khi chuẩn bịlàm lễ “uống rơm rạ” khui bồ lúa mới ra (ăn cơm mới) nhô rhe, cả bon sẽcùng nhau đi tát cá, phường săn vào rừng kiếm con thịt (săn hoặc ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đời sống tinh thần của người Kơho ở Lâm Đồng trong quá trình đô thị hóa: Phần 2 Chương 4 ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI KƠHO QUA CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA THEO KỲ DỊP Trên địa bàn thị trấn Lạc Dương có 7/12 tổ dân phố với đa số làngười dân tộc bản địa, trong đó có ba tổ dân phố có tổ chức kinh doanh vănhóa cồng chiêng (Bon Dơng II, Bon Dơng I, Đăng Gia). Đời sống kinh tếcủa người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, thu nhập bình quânđầu người thấp. Mặc dù kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhưng nhân dâncác dân tộc ở thị trấn có một nền văn hóa phong phú, độc đáo, giàu bảnsắc dân tộc, có tinh thần tương thân tương ái và tính cộng đồng cao. Nhândân ham thích các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và có ýthức bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc bản địa. Các kết quả nghiên cứu từ ngành dân tộc học và nhân học đã chỉ rarằng: “cũng như mọi tộc người Tây Nguyên khác, người Kơho thường phảicúng kiếng để cầu xin vào các dịp như mùa màng, tang ma, hôn nhân, ốmđau,… Tùy theo lễ lớn nhỏ, mà con vật hiến sinh sẽ được lựa chọn là trâu,hay bò, heo, gà, ... Đồng thời bao giờ cũng có những ghè rượu. Đến nay tạimột số vùng sâu, vùng xa, các lễ nghi, tập quán, phong tục cổ truyền củangười Kơho ít nhiều vẫn còn được bảo lưu. Nhưng bên cạnh đó, mấy chụcnăm lại đây một bộ phận khá lớn người Kơho đã tin theo những tôn giáonhập từ bên ngoài vào như Thiên Chúa giáo, nhất là Tin lành. Nhiều phongtục cổ truyền cũng đã thay đổi theo thời thế và tín ngưỡng. Tín ngưỡng củangười Kơho là vạn vật hữu linh, đa thần, nên cũng như mọi tộc người thiểusố khác trên cùng địa bàn, có rất nhiều các lễ thực được tổ chức hàng tháng,hàng năm. Có những lễ cúng từng gia đình, nhưng cũng có các lễ cúng củacả cộng đồng” (Linh Nga NiêkDam, 2011: 34). Trong các lễ nghi, phong tục,tập quán cổ truyền phải kể đến lễ hội văn hóa. Lễ hội văn hóa là một trongnhững biểu hiện cơ bản của các giá trị tinh thần tồn tại trong cộng đồng, làngbản; là những phong tục nhằm để đánh dấu hoặc nhắc đến một sự kiện cóý nghĩa trong đời sống cộng đồng và được đông đảo quần chúng tham gia,hưởng ứng. Lễ hội văn hóa thường được tổ chức vào số dịp lớn trong năm, 115gắn liền với những sự kiện lớn của cộng đồng, thể hiện bản sắc văn hóa, tinhthần, truyền tải được tiếng nói, linh hồn và nguyện vọng của con người. Mộtsố lễ hội thường được tổ chức thành chu kỳ trong một năm như lễ hội mừnglúa mới, năm mới, lễ hội đâm trâu, lễ Giáng sinh, lễ hội văn hóa cồng chiêng.Theo kết quả ghi nhận của chúng tôi, các giá trị tinh thần truyền thống nhưlễ hội có xu hướng biến đổi khá nhiều, xu hướng giảm dần của một số lễ hộivăn hóa được phản ánh khá rõ nét. Cụ thể, khi xem xét sự tồn tại của các lễhội văn hóa theo kỳ dịp trong vòng 10 năm qua đã cho thấy có những lễ hộivăn hóa có xu hướng giảm mạnh, cụ thể: lễ hội mừng lúa mới (từ 77,8%giảm xuống còn 5,9%), lễ hội đâm trâu (giảm từ 62,7% xuống còn 31,9%),văn hóa cồng chiêng (từ 77,8% giảm còn 66,5%); bên cạnh đó, một số lễ hộivăn hóa có xu hướng tăng lên khá rõ nét trong đời sống tinh thần của cộngđồng như lễ Tết (từ 33,1% tăng lên 40,9%), lễ Giáng sinh (từ 93,7% tănglên 99,0%), do đó mức độ tham gia vào các lễ hội cũng có xu hướng khácnhau (nguồn: Số liệu khảo sát, tháng 02/2017). Điều đáng chú ý ở đây làtrong các lễ hội hiện nay ở của người Kơho mà chúng tôi có có khảo sát,tỷ lệ người Kơho không bao giờ tham gia rất cao, cụ thể sẽ được chúng tôiphân tích trong từng loại hình lễ hội văn hóa. Việc phát huy các giá trị tinh thần của cộng đồng sẽ góp phần vào việcphát triển khối đại đoàn kết của dân tộc, mặt khác phát huy và phát triển cácgiá trị tinh thần sẽ tạo điều kiện và cơ hội cho các thành viên trong cộng đồngthôn/bản cùng tham gia.4.1. Đời sống tinh thần qua các hoạt động theo kỳ dịp của người Kơho ởLâm Đồng4.1.1. Lễ hội mừng lúa mới, năm mới và lễ hội đâm trâu Theo nghiên cứu của Linh Nga NiêkDam cùng các nhà nghiên cứudân tộc học và nhân học, trước khi người Kơho thu hoạch lúa bắp sẽ cómột lễ cúng lúa nhô kach, gồm một ghè rượu, một con gà cúng tại mỗi lômột lần (gieo nhiều loại lúa trên một rẫy lớn). Để chuẩn bị cho lễ này cảbon phải chung tay dọn dẹp vệ sinh trong nhà, ngoài bon, bến nước chothật sạch sẽ, sửa chữa dụng cụ cắt lúa cho bén để đón lúa về. Lễ kach được116tổ chức sau khi suốt hết lúa, cất hết vào kho (đăm) ở trên gác bếp. Chỉ cólúa giống để trong gùi phía dưới, không đổ chung vào kho. Người ta cũngđể vài ba gùi ở dưới để ăn hàng ngày. Tuy nhiên, trước khi đổ lúa mới vàobồ, người ta phải lấy hết lúa, bắp cũ ra khỏi bồ, mang đi làm rượu ché. Khinào rượu này uống được, mới tổ chức lễ kach. Tháng 11, 12 khi chuẩn bịlàm lễ “uống rơm rạ” khui bồ lúa mới ra (ăn cơm mới) nhô rhe, cả bon sẽcùng nhau đi tát cá, phường săn vào rừng kiếm con thịt (săn hoặc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đời sống tinh thần Đời sống tinh thần của người Kơho Nghi lễ cưới xin Hoạt động văn hóa Nghi lễ ma chay Vật thách cướiTài liệu liên quan:
-
Môi trường văn hóa & diện mạo mới của văn hóa Nam Bộ
16 trang 34 0 0 -
102 trang 30 0 0
-
8 trang 25 0 0
-
10 trang 23 0 0
-
Tìm hiểu văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ: Phần 1
178 trang 23 0 0 -
Bàn về phương thức quản lý hoạt động văn hóa
4 trang 23 0 0 -
119 trang 23 0 0
-
Nghiên cứu văn nghệ, văn hóa Nam Việt Nam 1954-1975: Phần 1
291 trang 23 0 0 -
10 tiêu chuẩn kiểm chứng sức khỏe tâm thần
7 trang 20 0 0 -
Luận văn Văn hóa làng và vấn đề xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Quảng Nam hiện nay
130 trang 20 0 0