Danh mục

Nghiên cứu hệ thống thanh tra giám sát dựa trên rủi ro – kinh nghiệm cho Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 320.05 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tổng hợp những đặc điểm, quy trình cần thiết cho một hệ thống thanh tra giám sát dựa trên rủi ro với các ví dụ minh họa từ các hệ thống thanh tra giám sát của Úc, Ấn Độ và Tanzania. Từ đó, dựa trên đặc điểm tình hình hệ thống TTGS của Việt Nam hiện tại, bài viết đưa ra những khuyến nghị cho Việt Nam trong quá trình xây dựng hệ thống thanh tra giám sát rủi ro cho riêng mình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu hệ thống thanh tra giám sát dựa trên rủi ro – kinh nghiệm cho Việt Nam TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG THANH TRA GIÁM SÁT DỰA TRÊN RỦI RO – KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ThS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Mai Thị Thanh Chung Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng ntmhanh.ntmh@gmail.com, maithithanhchung@gmail.com TÓM TẮT Bài học đắt giá từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã đặt ra nhiều yêu cầu cấp thiết cho việc cải cách hệ thống thanh tra giám sát của mỗi quốc gia để có thể chống đỡ tốt hơn trước những rủi ro của hệ thống tài chính. Hiện nay, nhiều quốc gia đã xây dựng hệ thống thanh tra giám sát dựa trên rủi ro để đáp ứng với tình hình mới cũng như tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Vì vậy, xây dựng hệ thống thanh tra giám sát ở nước ta như thế nào cho hợp lý và hiệu quả đã và đang trở thành mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong thời gian gần đây. Trên cơ sở mô tả, phân tích kết hợp với nghiên cứu tình huống (Case study), bài viết tổng hợp những đặc điểm, quy trình cần thiết cho một hệ thống thanh tra giám sát dựa trên rủi ro với các ví dụ minh họa từ các hệ thống thanh tra giám sát của Úc, Ấn Độ và Tanzania. Từ đó, dựa trên đặc điểm tình hình hệ thống TTGS của Việt Nam hiện tại, bài viết đưa ra những khuyến nghị cho Việt Nam trong quá trình xây dựng hệ thống thanh tra giám sát rủi ro cho riêng mình. 1. Đặt vấn đề Vấn đề thanh tra giám sát (TTGS) hệ thống tài chính nói chung và các tổ chức tài chính (TCTC) nói riêng đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các nhà nghiên cứu cũng như các nhà làm chính sách trong những năm gần đây, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Theo đó, ủy ban Basel cũng thực hiện điều chỉnh nhiều nguyên tắc cơ bản về giám sát hệ thống tài chính hiệu quả nhằm tăng cường một hệ thống giám sát vững mạnh hơn. Nhiều quốc gia phát triển trên thế giới cũng có những thay đổi, cải cách trong hệ thống TTGS của mình với những quy định, đòi hỏi thận trọng và khắt khe hơn. Không chỉ riêng những nền kinh tế phát triển quan tâm đến vấn đề thanh tra giám sát TCTC và hệ thống tài chính mà vấn đề này cũng là mối quan tâm hàng đầu ở các nước đang phát triển bởi tính đặc thù của các nền kinh tế này (Hà, Đoàn; Diễm, Phan, 2013). Nền kinh tế nước ta đang phát triển theo hướng ngày càng hội nhập với nền kinh tế khu vực và toàn cầu hoá, do đó, hệ thống tài chính Việt Nam nói riêng cũng đứng trước yêu cầu hội nhập vào cộng đồng tài chính khu vực và quốc tế. Vì vậy, vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh tra giám sát sao cho có hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế là vô cùng cần thiết. Trong những năm gần đây, hoạt động Thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngày càng có những bước phát triển mới. Nhiều văn bản pháp luật, tài liệu chuyên ngành luật được điều chỉnh ngày một hoàn thiện để đáp ứng các hoạt động thực tiễn. Nổi bật gần đây là nghị định số 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra, giám sát ngành TCTC, trong đó đáng chú ý là sự thay đổi phương pháp thanh tra từ thanh tra tuân thủ sang phương pháp thanh tra dựa trên rủi ro. Khung pháp lý thanh tra giám sát dựa trên rủi ro này đã được thực hiện ở nhiều quốc gia phát triển như OSFI ở Canada, APRA ở Úc, và PRA ở Anh... Do đó bài viết này nhằm mục tiêu nghiên cứu hệ thống thanh tra giám sát rủi ro của một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra được những bài học, kinh nghiệm cho Việt Nam, đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm cải thiện tổ chức, hoạt động thanh tra giám sát hướng tới việc thực hiện quy trình thanh tra giám sát dựa trên rủi ro này một cách hiệu quả và đáp ứng các chuẩn mực quốc tế. 114 HỘI THẢO NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Các nguyên tắc thanh tra giám sát theo Basel Bảng 1. Tóm tắt các nguyên tắc Basel STT Tên nguyên tắc STT Tên nguyên tắc STT Tên nguyên tắc 1 Trách nhiệm, mục tiêu, 11 Quyền hạn trừng phạt và 21 Rủi ro quốc gia và quyền hạn khen thưởng của các thanh rủi ro chuyển đổi tra viên 2 Tính độc lập, trách nhiệm, 12 Giám sát hợp nhất 22 Rủi ro thị trường nguồn lực và bảo vệ pháp lí cho các thanh tra viên 3 Tính minh bạch và sự hợp 13 Quan hệ giữa cơ quan 23 Rủi ro lãi suất tác quản lý nhà nước nước sở trong sổ sách ngân tại và nước nguyên xứ hàng 4 Các hoạt động được phép 14 Bộ máy quản lí 24 Rủi ro thanh khoản 5 Tiêu chuẩn cấp phép 15 Quy trình quản trị rủi ro 25 Rủi ro hoạt động 6 Chuyển quyền sở hữu lớn 16 An toàn vốn tối thiểu 26 Kiểm tra và kiểm toán nội bộ 7 Giao dịch mua lại lớn 17 Rủi ro tín dụng 27 Báo cáo tài chính và kiểm toán độc lập 8 Phương pháp giám sát 18 Tài sản có rủi ro, dự phòng 28 Kế toán và công và dự trữ bố công khai 9 Kỹ thuật giám sát 19 Rủi ro tập trung và hạn 29 Lạm dụng các dịch chế tiếp xúc lớn vụ tài chính 10 Báo cáo giám sát ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: