Nghiên cứu hiện trạng trượt lở đất ở thành phố Đà Nẵng
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 931.27 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu hiện trạng trượt lở đất ở thành phố Đà Nẵng sẽ góp phần phục vụ các hoạt động sản xuất và phòng tránh được những nguy cơ do hiện tượng trượt lở đất gây ra và là cơ sở để quy hoạch sản xuất và tái định cư.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu hiện trạng trượt lở đất ở thành phố Đà NẵngUED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.1, NO. 1 (2011) NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG TRƯỢT LỞ ĐẤT Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Trương Phước Minh - Nguyễn Thị Cẩm Vy - Hoàng Văn Trung* TÓM TẮT Trượt lở đất là một trong những tai biến thiên nhiên có tác động rất lớn đến tự nhiên vàcác hoạt động kinh tế - xã hội của con người. Trượt lở thường đi kèm với các thảm họa tựnhiên khác như lũ bùn, lũ quét, xói lở gây ra mất cân bằng sinh thái và tàn phá môi trường tựnhiên. Thành phố Đà Nẵng đang phát triển theo hướng bền vững, vì vậy nghiên cứu hiện trạngtrượt lở đất ở thành phố Đà Nẵng sẽ góp phần phục vụ các hoạt động sản xuất và phòng tránhđược những nguy cơ do hiện tượng trượt lở đất gây ra và là cơ sở để quy hoạch sản xuất vàtái định cư.1. Đặt vấn đề Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm, lượngmưa lớn và có sự phân hóa theo mùa rõ rệt. Bên cạnh đó, với đặc điểm địa hình có tới3/4 diện tích là đồi núi nên thường xuyên chịu nhiều thiên tai do ảnh hưởng của tựnhiên. Các thiên tai mà hàng năm Việt Nam phải thường xuyên hứng chịu như: bão, lũlụt và đi kèm với đó là trượt lở đất núi và xâm thực xói lở bờ sông, bờ biển. Chúng ảnhhưởng rất lớn đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của nước ta, ảnh hưởng đến sựphát triển của đất nước. Hiện nay, khí hậu toàn cầu đang ngày càng biển đổi theo chiều hướng cực đoanvà Việt Nam chúng ta cũng nằm trong số các quốc gia chịu nhiều tác động. Các cơn bãonhiệt đới với cấp độ ngày càng lớn, tính chất phức tạp ngày càng gia tăng đã gây ảnhhưởng lớn đến nước ta, chính điều này làm cho hiện tượng trượt lở đất càng diễn ra vớiquy mô ngày càng lớn. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Dù vậy, khí hậu cácmiền khác nhau đáng kể do chiều dài của đất nước và địa hình đa dạng. Nhiệt độ trungbình năm từ 18°C đến 29°C, hầu hết các vùng trong cả nước có lượng mưa hàng năm từ1.400 mm đến 2.400mm, thậm chí ở một số vùng, lượng mưa cao tới 5.000 mm hoặcthấp là 600mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, có tới 80 hoặc 90% lượngmưa tập trung vào mùa mưa, gây lũ lụt và thương xuyên trượt đất. Số ngày mưa trongnăm cũng rất khác nhau giữa các vùng, vào khoảng 60 đến 200 ngày (MoNRE- Bộ Tàinguyên và Môi trường, 2003).2. Trượt lở đất và nguy cơ trượt lở đất ở Thành phố Đà Nẵng2.1 Trượt lở đất Các hiện tượng trượt lở, đổ lở và xói mòn dọc bờ sông, suối hay bờ biển liênquan trực tiếp đến quá trình địa động lực ngoại sinh diễn ra phổ biến tại các địa hìnhsườn, bờ sông, suối, ven biển. Có thể xếp các quá trình này thuộc loại tai biến cấp diễn,trong nhiều trường hợp đã gây ra sự cố, hiểm hoạ cho con người.22TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 1, SỐ 1, (2011) Trượt lở (Landslide) là thuật ngữ quen thuộc trên các văn bản quốc tế để chỉ hầu hếtcác hiện tượng chuyển dịch của khối đất đá trên sườn dốc từ trên xuống dưới theo một hoặcvài mặt nào đó (trượt) hoặc rơi tự do (lở, đất, đá đổ/lăn). Trượt lở có thể xảy ra trên sườndốc tự nhiên hoặc sườn (bờ/mái) dốc nhân tạo dưới tác dụng của trọng lượng bản thân vàmột số nhân tố phụ trợ khác như: áp lực của nước mặt và nước dưới đất, lực địa chấn vàmột số lực khác. Theo dạng chuyển động, Varnes D.J chia làm 5 nhóm chính như: sập lở,lật, trượt, ép trồi và chảy - trượt dòng. Ngoài ra còn có loại trượt phức tạp.2.2. Nguy cơ trượt lở đất ở thành phố Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng nằm ở 15°55 đến 16°14 vĩ Bắc, 107°18 đến 108°20 kinhĐông, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giápBiển Đông. Thành phố Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc vàkhí hậu miền Nam, được chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từtháng 8-12, mùa khô từ tháng 1-7. Bão ở Đà Nẵng thường xuất hiện vào các tháng 9, 10,11, 12; các đợt bão thường kèm theo mưa to, gây lũ lụt, trượt lở đất đá cho một số khuvực. Trong năm thường xuất hiện từ 8 đến 12 cơn bão. Mùa khô ít mưa, nên nhiệt độcao gây hạn và nước mặn xâm nhập. Do nằm ở ven bờ biển thuộc khu vực Miền Trungnên Đà Nẵng thường xuyên phải hứng chịu nhiều cơn bão nhiệt đới từ biển thổi vào.Với đặc điểm địa hình sườn núi dốc đứng đón gió và chạy sát biển, các con sông lớnngắn dốc cho nên vào mùa mưa bão hiện tượng trượt lở đất diễn ra thường xuyên và ảnhhưởng rất lớn đến tự nhiên và kinh tế - xã hội của thành phố, đặc biệt là ở các vùng đồinúi bán sơn địa và vùng cửa sông ra biển. Tai biến trượt lở đất xảy ra và có diễn biến khá phức tạp trên địa bàn thành phốĐà Nẵng. Các nhà nghiên cứu đã xác định có 111 điểm trượt lở có quy mô lớn nhỏ khácnhau, trong đó có các vùng có nguy cơ trượt lở đất cao cho đến rất cao phân bố từ DốcKiền đến ngầm Đôi thuộc xã Hòa Phú, xung quanh khu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu hiện trạng trượt lở đất ở thành phố Đà NẵngUED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.1, NO. 1 (2011) NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG TRƯỢT LỞ ĐẤT Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Trương Phước Minh - Nguyễn Thị Cẩm Vy - Hoàng Văn Trung* TÓM TẮT Trượt lở đất là một trong những tai biến thiên nhiên có tác động rất lớn đến tự nhiên vàcác hoạt động kinh tế - xã hội của con người. Trượt lở thường đi kèm với các thảm họa tựnhiên khác như lũ bùn, lũ quét, xói lở gây ra mất cân bằng sinh thái và tàn phá môi trường tựnhiên. Thành phố Đà Nẵng đang phát triển theo hướng bền vững, vì vậy nghiên cứu hiện trạngtrượt lở đất ở thành phố Đà Nẵng sẽ góp phần phục vụ các hoạt động sản xuất và phòng tránhđược những nguy cơ do hiện tượng trượt lở đất gây ra và là cơ sở để quy hoạch sản xuất vàtái định cư.1. Đặt vấn đề Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm, lượngmưa lớn và có sự phân hóa theo mùa rõ rệt. Bên cạnh đó, với đặc điểm địa hình có tới3/4 diện tích là đồi núi nên thường xuyên chịu nhiều thiên tai do ảnh hưởng của tựnhiên. Các thiên tai mà hàng năm Việt Nam phải thường xuyên hứng chịu như: bão, lũlụt và đi kèm với đó là trượt lở đất núi và xâm thực xói lở bờ sông, bờ biển. Chúng ảnhhưởng rất lớn đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của nước ta, ảnh hưởng đến sựphát triển của đất nước. Hiện nay, khí hậu toàn cầu đang ngày càng biển đổi theo chiều hướng cực đoanvà Việt Nam chúng ta cũng nằm trong số các quốc gia chịu nhiều tác động. Các cơn bãonhiệt đới với cấp độ ngày càng lớn, tính chất phức tạp ngày càng gia tăng đã gây ảnhhưởng lớn đến nước ta, chính điều này làm cho hiện tượng trượt lở đất càng diễn ra vớiquy mô ngày càng lớn. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Dù vậy, khí hậu cácmiền khác nhau đáng kể do chiều dài của đất nước và địa hình đa dạng. Nhiệt độ trungbình năm từ 18°C đến 29°C, hầu hết các vùng trong cả nước có lượng mưa hàng năm từ1.400 mm đến 2.400mm, thậm chí ở một số vùng, lượng mưa cao tới 5.000 mm hoặcthấp là 600mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, có tới 80 hoặc 90% lượngmưa tập trung vào mùa mưa, gây lũ lụt và thương xuyên trượt đất. Số ngày mưa trongnăm cũng rất khác nhau giữa các vùng, vào khoảng 60 đến 200 ngày (MoNRE- Bộ Tàinguyên và Môi trường, 2003).2. Trượt lở đất và nguy cơ trượt lở đất ở Thành phố Đà Nẵng2.1 Trượt lở đất Các hiện tượng trượt lở, đổ lở và xói mòn dọc bờ sông, suối hay bờ biển liênquan trực tiếp đến quá trình địa động lực ngoại sinh diễn ra phổ biến tại các địa hìnhsườn, bờ sông, suối, ven biển. Có thể xếp các quá trình này thuộc loại tai biến cấp diễn,trong nhiều trường hợp đã gây ra sự cố, hiểm hoạ cho con người.22TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 1, SỐ 1, (2011) Trượt lở (Landslide) là thuật ngữ quen thuộc trên các văn bản quốc tế để chỉ hầu hếtcác hiện tượng chuyển dịch của khối đất đá trên sườn dốc từ trên xuống dưới theo một hoặcvài mặt nào đó (trượt) hoặc rơi tự do (lở, đất, đá đổ/lăn). Trượt lở có thể xảy ra trên sườndốc tự nhiên hoặc sườn (bờ/mái) dốc nhân tạo dưới tác dụng của trọng lượng bản thân vàmột số nhân tố phụ trợ khác như: áp lực của nước mặt và nước dưới đất, lực địa chấn vàmột số lực khác. Theo dạng chuyển động, Varnes D.J chia làm 5 nhóm chính như: sập lở,lật, trượt, ép trồi và chảy - trượt dòng. Ngoài ra còn có loại trượt phức tạp.2.2. Nguy cơ trượt lở đất ở thành phố Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng nằm ở 15°55 đến 16°14 vĩ Bắc, 107°18 đến 108°20 kinhĐông, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giápBiển Đông. Thành phố Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc vàkhí hậu miền Nam, được chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từtháng 8-12, mùa khô từ tháng 1-7. Bão ở Đà Nẵng thường xuất hiện vào các tháng 9, 10,11, 12; các đợt bão thường kèm theo mưa to, gây lũ lụt, trượt lở đất đá cho một số khuvực. Trong năm thường xuất hiện từ 8 đến 12 cơn bão. Mùa khô ít mưa, nên nhiệt độcao gây hạn và nước mặn xâm nhập. Do nằm ở ven bờ biển thuộc khu vực Miền Trungnên Đà Nẵng thường xuyên phải hứng chịu nhiều cơn bão nhiệt đới từ biển thổi vào.Với đặc điểm địa hình sườn núi dốc đứng đón gió và chạy sát biển, các con sông lớnngắn dốc cho nên vào mùa mưa bão hiện tượng trượt lở đất diễn ra thường xuyên và ảnhhưởng rất lớn đến tự nhiên và kinh tế - xã hội của thành phố, đặc biệt là ở các vùng đồinúi bán sơn địa và vùng cửa sông ra biển. Tai biến trượt lở đất xảy ra và có diễn biến khá phức tạp trên địa bàn thành phốĐà Nẵng. Các nhà nghiên cứu đã xác định có 111 điểm trượt lở có quy mô lớn nhỏ khácnhau, trong đó có các vùng có nguy cơ trượt lở đất cao cho đến rất cao phân bố từ DốcKiền đến ngầm Đôi thuộc xã Hòa Phú, xung quanh khu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Trượt lở đất Tai biến thiên nhiên Mất cân bằng sinh thái Tai biến môi trường Trượt lở đá ở Ngũ Hành SơnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Cơ sở địa lý tự nhiên: Phần 2
131 trang 267 0 0 -
Nghiên cứu địa lý tự nhiên: Phần 2
131 trang 38 0 0 -
0 trang 32 0 0
-
Cơ sở sinh thái học của sức khoẻ và bệnh tật
33 trang 31 0 0 -
Cơ sở lý thuyết Địa lý tự nhiên
249 trang 28 0 0 -
19 trang 27 0 0
-
Tai biến môi trường - Nguyễn Thị Trang
13 trang 26 0 0 -
Bản tin Khoa học Công nghệ - Số 59, tháng 11 năm 2019
13 trang 22 0 0 -
9 trang 19 0 0
-
Thế nào là cân bằng sinh thái?
3 trang 18 0 0