Danh mục

Thế nào là cân bằng sinh thái?

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 83.86 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống". Trong một hệ sinh thái, vật chất luân chuyển từ thành phần này sang thành phần khác. Ðây là một chu trình tương đối khép kín. Trong điều kiện bình thường, tương quan giữa các thành phần của hệ sinh thái tự nhiên là cân bằng. Ví dụ: Trong một hệ sinh thái rừng, thực vật lấy dinh dưỡng từ đất tổng hợp thành chất hữu cơ. Chất hữu cơ này đủ để một...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thế nào là cân bằng sinh thái? Thế nào là cân bằng sinh thái?Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái,hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống.Trong một hệ sinh thái, vật chất luân chuyển từ thành phần nàysang thành phần khác. Ðây là một chu trình tương đối khép kín.Trong điều kiện bình thường, tương quan giữa các thành phần củahệ sinh thái tự nhiên là cân bằng.Ví dụ: Trong một hệ sinh thái rừng, thực vật lấy dinh dưỡng từ đấttổng hợp thành chất hữu cơ. Chất hữu cơ này đủ để một phần nuôidưỡng phát triển cây, một phần nuôi động vật ăn thực vật trongrừng, một phần rơi rụng, trả lại màu cho đất. Ðộng vật ăn thực vậtphát triển vừa đủ để tiêu thụ hết phần thức ăn thiên nhiên dành chonó. Phân, xác động vật và lá rụng, cành rơi trên mặt đất được visinh vật phân huỷ hết để trả lại cho đất chất dinh dưỡng nuôi cây.Do vậy đất rừng luôn màu mỡ, giàu chất hữu cơ, nhiều vi sinh vậtvà côn trùng, cây rừng đa dạng và tươi tốt, động vật phong phú. Ðóchính là cân bằng sinh thái.Cân bằng sinh thái không phải là một trạng thái tĩnh của hệ. Khi cómột tác nhân nào đó của môi trường bên ngoài, tác động tới bất kỳmột thành phần nào đó của hệ, nó sẽ biến đổi. Sự biến đổi của mộtthành phần trong hệ sẽ kéo theo sự biến đổi của các thành phần kếtiếp, dẫn đến sự biến đổi cả hệ. Sau một thời gian, hệ sẽ thiết lậpđược một cân bằng mới, khác với tình trạng cân bằng trước khi bịtác động. Bằng cách đó hệ biến đổi mà vẫn cân bằng. Trong quátrình này động vật ăn cỏ và vi sinh vật đóng vai trò chủ đạo đối vớiviệc kiểm soát sự phát triển của thực vật.Khả năng thiết lập trạng thái cân bằng mới của hệ là có hạn. Nếumột thành phần nào đó của hệ bị tác động quá mạnh, nó sẽ khôngkhôi phục lại được, kéo theo sự suy thoái của các thành phần kếtiếp, làm cho toàn hệ mất cân bằng, suy thoái. Hệ sinh thái càng đadạng, nhiều thành phần thì trạng thái cân bằng của hệ càng ổnđịnh. Vì vậy, các hệ sinh thái tự nhiên bền vững có đặc điểm là córất nhiều loài, mỗi loài là thức ăn cho nhiều loài khác nhau. Ví dụnhư: trên các cánh đồng cỏ, chuột thường xuyên bị rắn, chó sói,cáo, chim ưng, cú mèo... săn bắt. Bình thường số lượng chim, trăn,thú, chuột cân bằng với nhau. Khi con người tìm bắt rắn và chimthì chuột mất kẻ thù, thế là chúng được dịp sinh sôi nảy nở.Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái,hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống. Cân bằng sinhthái được tạo ra bởi chính bản thân hệ và chỉ tồn tại được khi cácđiều kiện tồn tại và phát triển của từng thành phần trong hệ đượcđảm bảo và tương đối ổn định. Con người cần phải hiểu rõ các hệsinh thái và cân nhắc kỹ trước khi tác động lên một thành phần nàođó của hệ, để không gây suy thoái, mất cân bằng cho hệ sinh thái.

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: