Danh mục

Nghiên cứu hình thái giải phẫu lá, khả năng kháng khuẩn và kháng ung thư của loài Tầm Gửi năm nhị (Dendrophthoe pentandra (l.) miq.) ký sinh trên một số cây trồng ở thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.19 MB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Công trình này nghiên cứu hình thái, giải phẫu lá, khả năng kháng khuẩn và gây độc tế bào ung thư của loài Tầm gửi năm nhị ký sinh trên cây Mít (Artocarpus heterophyllus Lamk.), Xoài (Mangifera indica L.), Dâu tằm (Morus alba L.), Sao đen (Hopea odorata Roxb.) và Tràm Liễu (Callistemon citrinus Skeels.) trồng ở thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) qua điều chế cao nước và cao khô. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu hình thái giải phẫu lá, khả năng kháng khuẩn và kháng ung thư của loài Tầm Gửi năm nhị (Dendrophthoe pentandra (l.) miq.) ký sinh trên một số cây trồng ở thành phố Hồ Chí Minh Năm học 2010 – 2011NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI GIẢI PHẪU LÁ, KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN VÀ KHÁNG UNG THƯ CỦA LOÀI TẦM GỬI NĂM NHỊ (DENDROPHTHOE PENTANDRA (L.) MIQ.) KÝ SINH TRÊN MỘT SỐ CÂY TRỒNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Xuân Bằng (SV năm 4, Khoa Sinh học) GVHD: TS Phạm Văn Ngọt ThS Nguyễn Hoàng Hạt1. Mở đầu Loài Tầm gửi năm nhị (Dendrophthoe pentandra (L.) Miq.) (TGNN) còn đượcgọi là Mộc ký ngũ hùng thuộc họ Tầm gửi (Loranthaceae) ký sinh trên nhiều loài câytrồng và cây hoang dại. Trong dân gian người ta thường dùng lá TGNN phối hợp với láchè nấu nước uống trị ho. Ở Ấn Độ người ta dùng lá giã đắp trị chỗ đau và loét. Khảnăng kháng khuẩn của loài này bước đầu cho thấy cao ethyl acetate được điều chế từcây TGNN ký sinh trên cây Xoài (Mangifera indica) có hoạt tính kháng khuẩn đối vớíStaphylococcus aureus ATCC 29213, Staphylococcus aureus đề kháng methycilin(MRSA) ATCC 43300 và Bacillus subtilis PY 79 ở nồng độ 1024 µg/ml. Công trình này nghiên cứu hình thái, giải phẫu lá, khả năng kháng khuẩn và gâyđộc tế bào ung thư của loài TGNN ký sinh trên cây Mít (Artocarpus heterophyllusLamk.), Xoài (Mangifera indica L.), Dâu tằm (Morus alba L.), Sao đen (Hopeaodorata Roxb.) và Tràm Liễu (Callistemon citrinus Skeels.) trồng ở thành phố Hồ ChíMinh (TP HCM) qua điều chế cao nước và cao khô.2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp thu mẫu Mẫu TGNN được thu hái từ 5 loài cây Mít, Xoài, Dâu tằm, Sao đen, Tràm liễuvào tháng 10 đến 11-2010 trồng ở quận Thủ Đức TP HCM. Mẫu TGNN được bảo quảnvới giấy báo ẩm, sau đó cho vào túi nilon đem về phòng thí nghiệm. Ứng với mỗi loàicây chủ, thu hái 30 cành TGNN ký sinh trên 10 cây chủ. 2.2. Phương pháp nghiên cứu hình thái, giải phẫu lá Chọn 30 lá bánh tẻ TGNN (từ 30 cành) cho mỗi loài cây chủ để mô tả các dạnglá, kích thước lá và màu sắc của lá. Sau đó giải phẫu lá, cắt lá thành từng lát mỏng bằngdao lam, nhuộm kép với phẩm nhuộm là dung dịch carmin - phèn chua và xanhmethylen để khảo sát vi phẫu tại phòng thí nghiệm Thực vật Trường Đại học Sư phạmTP HCM. A B Hình 1. Vị trí đo kích thước (A) và cắt giải phẫu lá (B) 11Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 2.3. Phương pháp điều chế mẫu thử hoạt tính Rửa sạch mẫu TGNN, tách lấy lá và cành; cành cắt thành từng đoạn 2 - 3 cm, láđem thái nhỏ làm 4. Tạo 15 mẫu TGNN ứng với mỗi loài cây chủ Mẫu TGNN tươi được sấy khô trong tủ sấy ở nhiệt độ 80oC. Lấy 100g mẫu khô(50g cành khô và 50g lá khô) hòa với 500ml nước cất đem đun bằng ấm điện cho tớikhi còn khoảng 50ml (khoảng 70 phút). Sau đó chế nước sắc vào cốc đong. Để thử hoạt tính kháng khuẩn thì dùng luôn mẫu thử dạng cao nước: pha 50mlnước sắc TGNN vào 50 ml nước cất vô trùng. Để thử hoạt tính gây độc tế bào ung thư thì tiếp tục đặt cốc đong chứa cao nướcvào nồi đun cách thủy cho tới khi mẫu thử được cô cạn thành cao khô. Ghi ký hiệu từng mẫu thử như sau: Bảng 1. Ký hiệu các mẫu cao Tầm gửi năm nhị Tầm gửi năm nhị Cao nước Cao khô Ký sinh trên cây Mít TMcw TMcd Ký sinh trên cây Dâu tằm TDcw TDcd Ký sinh trên cây Sao đen TScw TScd Ký sinh trên cây Tràm liễu TTLcw TTLcd Ký sinh trên cây Xoài TXcw TXcd 2.4. Thử hoạt tính kháng khuẩn của cao khô Chuẩn bị môi trường tăng sinh BHI (Brain Heart Infusion Broth), môi trường làmkháng sinh đồ MHA (Mueller Hinton Agar) mua tại công ty Nam Khoa đối với cácchủng Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus và Klebsiella pneumoniae;môi trường làm kháng sinh đồ MPA (Malt-Peptone-Agar) chế tạo trong phòng thínghiệm Vi sinh - Sinh hóa trường Đại học Sư phạm TP HCM đối với các chủngBacillus subtilis, Escherichia coli Các chủng vi khuẩn thử nghiệm bao gồm Bacillus subtilis, Pseudomonasaeruginosa, Staphylococcus aureus, Escherichia coli , Klebsiella pneumoniae. Xác định hoạt tính kháng khuẩn các mẫu thử TMcw. TXcw, TDcw, TScw,TTLcw, bằng phương pháp đục lỗ thạch. Đánh giá độ mạnh của hoạt tính: căn cứ vào đường kính vòng kháng khuẩn saukhi trừ 0.9cm đường kính vòng đục lỗ nhỏ cao thử. 2.5. Thử hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cao thô Mẫu thử hoạt tính gây độc tế bào ung thư TMcd. TXcd, TDcd, TScd, TTLcdđược Phòng thí nghiệm Sinh học phân tử – Bộ môn Di truyền – Trường Đại Học KhoaHọc Tự Nhiên thực hiện theo phương pháp thử nghiệm SRB (Sulforhodamine B).12 Năm học 2010 – 2011 Các mẫu thử hòa tan trong DMSO, pha loãng đến nồng độ 1.000µg/ml trong môitrường nuôi cấy rồi lọc vô khuẩn bằng màng lọc 0,22 µm. Dòng tế bào tiến hành thửnghiệm là dòng tế bào ung thư cổ tử cung HeLa. Mẫu thử đối chứng là Camptothecine 0,01 µg/ml - một chất hóa học có khả nănggây độc tế bào ung thư ở nồng độ rất thấp. 2.6. Phương pháp xử lí số liệu Dùng toán thống kê và phần mềm Excel 2010 và Statgraphics Centurion XVI. đểxử lý số liệu thu được.3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Hình thái lá - TGNN ký sinh trên cây Mít có 2 kiểu lá: + Kiểu lá 1: phiến lá hình bầu dục, chiều dài gấp chiều rộng 1,5 – 2 lần, đầu lá vàđáy lá tù (phụ lục hình 1A). + Kiểu lá 2: phiến lá hình trứng, chiều dài gấp chiều ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: