Danh mục

Nghiên cứu hoạt động tân kiến tạo và các tai biến địa chất liên quan khu vực đô thị Hội An và lân cận

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 800.64 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết "Nghiên cứu hoạt động tân kiến tạo và các tai biến địa chất liên quan khu vực đô thị Hội An và lân cận" các tác giả đã xác định được nhiều hệ thống đứt gãy, hệ thống đứt gãy lớn tái hoạt động trong tân kiến tạo có phương á vĩ tuyến đến đông bắc-tây nam, nhiều đứt gãy có quy mô lớn khống chế bình đồ cấu trúc khu vực trong đó sự phát triển của các đứt gãy dẫn đến sự hình thành và tiến hóa của bồn Kainozoi Quảng Nam và các hệ thống thủy văn trên mặt. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu hoạt động tân kiến tạo và các tai biến địa chất liên quan khu vực đô thị Hội An và lân cận HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ TÀI NGUYÊN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (ERSD 2022) Nghiên cứu hoạt động tân kiến tạo và các tai biến địa chất liên quan khu vực đô thị Hội An và lân cận Ngô Thị Kim Chi1,4,*, Trần Thanh Hải1,4, Bùi Vinh Hậu1,4, Nguyễn Quốc Hưng1,4, Phan Văn Bình1,4, Bùi Thị Thu Hiền1,4, Nguyễn Xuân Nam2, Hoàng Ngô Tự Do3, 1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất 2 Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản 3 Đại học Huế 4 Nhóm nghiên cứu mạnh “Kiến tạo và Địa động lực với Tài nguyên Địa chất, Môi trường và Phát triển bền vững”, Trường Đại học Mỏ - Địa chấtTÓM TẮTKhu vực đô thị Hội An nằm ở khu vực miền Trung Việt Nam, thuộc hạ lưu sông Vu Gia-Thu Bồn có đặcđiểm địa chất, hoạt động tân kiến tạo phức tạp. Các yếu tố cấu trúc tân kiến tạo chủ yếu bao gồm đứt gãyvà các khối nâng hạ. Trong phạm vi nghiên cứu, các tác giả đã xác định được nhiều hệ thống đứt gãy, hệthống đứt gãy lớn tái hoạt động trong tân kiến tạo có phương á vĩ tuyến đến đông bắc-tây nam, nhiều đứtgãy có quy mô lớn khống chế bình đồ cấu trúc khu vực trong đó sự phát triển của các đứt gãy dẫn đến sựhình thành và tiến hóa của bồn Kainozoi Quảng Nam và các hệ thống thủy văn trên mặt. Các hệ thống đứtgãy được xác định và định lượng hóa nhờ khảo sát địa chất, kết hợp với khảo sát địa vật lý có hệ thống,khoan và định tuổi tuyệt đối. Bên cạnh đó, hàng loạt dấu hiệu địa mạo kiến tạo khác cũng được nhận dạngđể xác định sự tồn tại của các cấu trúc. Hoạt động của đứt gãy và dịch chuyển tân kiến tạo chính lànguyên nhân gây ra hiện tượng nâng hoặc sụt lún cục bộ ở khu vực đô thị Hội An cũng như nhiều tai biếnđịa chất liên quan như xói lở mạnh bờ sông và bờ biển đã xảy ra trong nhiều năm qua. Do đó, nghiên cứuhoạt động tân kiến tạo khu vực nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ nguyên xảy ra các tai biến và tìm ranhững giải pháp khắc phục phù hợp.Từ khóa: Hoạt động tân kiến tạo, tai biến địa chất, đô thị Hội An.1. Đặt vấn đề Hội An là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Phố cổ Hội An từng là một thươngcảng quốc tế sầm uất, gồm những di sản kiến trúc đã có từ hàng trăm năm trước, được UNESCO côngnhận là di sản văn hóa thế giới từ năm 1999. Khu vực nghiên cứu ở thành phố Hội An và vùng lân cậnthuộc địa phận tỉnh Quảng Nam (xem hình 1). Ở đây chính là hạ lưu của Sông Vu Gia - Thu Bồn, hệthống sông lớn thuộc khu vực duyên hải Miền Trung và là một trong số 9 hệ thống sông lớn nhất trongbản đồ sông ngòi nước ta. Hình 1. Vị trí khu vực nghiên cứu ABCD. Các nghiên cứu về đặc điểm địa chất khu vực trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và Hội An nói riêng đã* Tác giả liên hệEmail: ngothikimchi@humg.edu.vn 26được tiến hành từ cuối thế kỳ 19. Đặc biệt trong giai đoạn từ 1975 đến nay, công tác nghiên cứu địa chấtđược đẩy mạnh trong đó có việc hoàn thành các đo vẽ địa chất trên đất liền ở tỷ lệ 1:200.000 và 1:50.000cũng như điều tra khoáng sản. Trong những năm cuối của thập kỷ 1990, công tác nghiên cứu các tác độngcủa biến đổi khí hậu, trong đó có tác động của nước biển dâng cũng như những tác động của chúng tớihoạt động sống của con người, đặc biệt là ở các khu vực đới bờ đã được tiến hành ở ở quy mô khái quátvà một số công trình chi tiết hơn. Từ các nghiên cứu mang tính tổng quan, các kết quả nghiên cứu trướcđây đều cho thấy khu vực ven biển miền trung Việt Nam nói chung và Hội An nói riêng là nơi có tiềmnăng tài nguyên thiên nhiên phong phú, rất thuận lợi cho hoạt động sống của con người, đồng thời là khuvực có nguy cơ tai biến thiên nhiên và biến động địa chất cao. Đây là khu vực có đặc điểm cấu trúc địachất phức tạp với nhiều biểu hiện của chuyển động kiến tạo hoạt động (Trần Tân Văn, 2002; Nguyễn VănHướng, 2012; Phan Trọng Trịnh, 2010, 2012; Trần Thanh Hải, 2020), có sự tương tác trực tiếp biển-lụcđịa và là khu vực có mức độ tổn thương cao từ các hoạt động nội sinh như động đất cả địa phương, mangtính khu vực (Lê Đại Diện, 2010; Trần Thanh Hải, 2020) cũng như hàng loạt yếu tố ngoại sinh từ sự xâmthực và xói mòn bờ biển (Vũ Thanh Ca, 2010), lũ lụt, hạn hán và sa mạc hóa. Như vậy, khu vực này chịucác tác động địa chất hoạt động mạnh mẽ, bao gồm sự tác động cộng ứng từ hàng loạt hiện tượng địa chấtnội và ngoại sinh. Trong khu vực Hội An, hiện tượng xói lở và phá hủy bờ biển, xâm nhập mặn, bồi tụ vàsụt lún diễn ra mạnh mẽ và đang đe dọa nghiêm trọng tới kinh tế, xã hội và cuộc sống của người dân.Chính vì vậy, khu vực nghiên cứu đã được chú ý quan tâm theo hướng đánh giá tác động của các tai biếntự nhiên tới các hệ thống tự nhiên trong nhiều nghiên cứu trước đây.2. Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu2.1. Cơ sở khoa học Các tai biến địa chất đối với một khu vực nói chung hay đối với một đô thị nói riêng đã được nhiềucông trình của các nhà khoa học trên thế giới quan tâm (Muhs, 2014, Milliman, J.D, 1996…). Nguyênnhân của các tai biến có thể là do các quá trình hoạt động địa chất nội sinh hoặc ngoại sinh. Đối với các quá trình hoạt động địa chất nội sinh, kết quả của các vận động tân kiến tạo và đặc biệt làkiến tạo hiện đại có tác động to lớn đối với sự thay đổi cấu hình bề mặt Trái đất, là nguyên nhân trực tiếpgây ra các biến động nền địa chất ở nhiều khu vực của vỏ Trái đất trong đó có động đất, sóng thần, xói lở,trượt đất, sụt lún bề mặt, sa mạc hóa hoặc ngập lụt… (National Research Council, 1986; Burbank, andAnderson, 2011). Các vận động kiến tạo và tác động của chúng ảnh hưởng trực tiếp tới đời ...

Tài liệu được xem nhiều: