Danh mục

Nghiên cứu kết quả điều trị bằng xạ trị lập thể định vị thân cyberknife ở bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn sớm

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 420.92 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi (UTP) giai đoạn sớm bằng kỹ thuật xạ trị lập thể định vị thân CyberKnife. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu kết quả điều trị bằng xạ trị lập thể định vị thân cyberknife ở bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn sớm TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015 NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG XẠ TRỊ LẬP THỂ ĐỊNH VỊ THÂN CYBERKNIFE Ở BỆNH NHÂN UNG THƢ PHỔI GIAI ĐOẠN SỚM Lê Văn Nguyên*; Nguyễn Đình Tiến*; Bùi Quang Biểu* Lê Ngọc Hà*; Nguyễn Trọng Chính** và CS TÓM TẮT Mục tiêu: đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi (UTP) giai đoạn sớm bằng kỹ thuật xạ trị lập thể định vị thân CyberKnife. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả và theo dõi dọc trên 30 bệnh nhân (BN) UTP không tế bào nhỏ giai đoạn sớm (giai đoạn Ia, Ib) được xạ trị lập thể định vị thân bằng CyberKnife tại Trung tâm CyberKnife, Bệnh viện TWQĐ 108. Kết quả: tuổi trung bình của BN 66,3 ± 10,74, tỷ lệ nam/nữ 4/1. Liều xạ trung bình 3215 ± 746 cGy, đường đồng liều trung bình 72,5 ± 5,7%. Kết quả hình ảnh CT lồng ngực cho thấy đáp ứng hoàn toàn 56,7%; đáp ứng một phần 36,7%; tỷ lệ kiểm soát tại chỗ 96,7%. Các tác dụng phụ chủ yếu ở độ I, ít gặp ở độ II, không có tác dụng phụ nặng do xạ trị. Kết luận: xạ trị lập thể định vị thân bằng CyberKnife là một phương pháp hứa hẹn và an toàn trong điều trị UTP giai đoạn sớm không thể phẫu thuật. * Từ khóa: Ung thư phổi; Xạ trị lập thể định vị thân; CyberKnife; Phân liều. Results of Stereotactic Body Radiation Therapy by CyberKnife for Early Stage Lung Cancer Patients Summary Objectives: To evaluate treatment results in patients with early stage lung cancer by stereotactic body radiation therapy using CyberKnife. Subjects and methods: 30 patients with early stage lung cancer were underwent stereotactic body radiation therapy by CyberKnife at 108 Hospital. Results: The patient’s mean age was 66.3 ± 10.7 years; male/female ratio was 4/1; mean of radiation doses was 3.215 ± 746 cGy, iso-dose line 72.4 ± 5.7%. On thoracic CT imaging, the complete response was 56.7%, partial response was 36.7% and local control rate was 96.7%. Almost patients were reported to experience treatment-related adverse events at grade 1 and fewer at grade 2. No severe adverse event was reported. Conclusions: stereotactic body radiation therapy by CyberKnife is an promising method and safety for treating patients with inoperable non-small cell lung cancer in early stage. * Key words: Lung cancer; Stereotactic body radiation therapy; CyberKnife; Fraction. * Bệnh viện TWQĐ 108 ** Học viện Quân y Người phản hồi (Corresponding): Lê Ngọc Hà (lengocha108@yahoo.com) Ngày nhận bài: 21/09/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 02/12/2015 Ngày bài báo được đăng: 07/12/2015 126 TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư phổi là loại ung thư thường gặp và là nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu trên thế giới. Theo thống kê của Hội Ung thư Mỹ năm 2007, trên thế giới có 1,5 triệu ca mới mắc UTP, chiếm 12% tất cả các loại ung thư được chẩn đoán. UTP cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở nam và nguyên nhân hàng thứ hai gây tử vong do ung thư ở nữ. Trên thế giới, năm 2007 có khoảng 975.000 nam và 376.000 nữ tử vong do UTP [1, 3]. Trong những năm gần đây, do sự phát triển của kỹ thuật xạ trị cùng với các phương pháp xạ phẫu tiên tiến như CyberKnife, BN UTP giai đoạn I có thêm một lựa chọn điều trị nữa đó là kỹ thuật xạ trị lập thể định vị thân (Stereotactic body radiation therapy - SBRT). Xạ trị lập thể định vị thân được chỉ định đối với BN UTP giai đoạn sớm không có khả năng phẫu thuật, do có bệnh lý nặng toàn thân kết hợp (bệnh lý phổi có giảm chức năng hô hấp, bệnh lý tim mạch, đái tháo đường…) hoặc trong trường hợp không muốn điều trị phẫu thuật. Xạ trị lập thể định vị thân đã khắc phục được các nhược điểm của kỹ thuật xạ trị thông thường, cho phép nâng liều điều trị tại khối u và giảm liều chiếu đối với các tổ chức lành xung quanh. Vì vậy, làm tăng khả năng kiểm soát khối u, đồng thời làm giảm tai biến, biến chứng đối với tổ chức lành. Nhiều nghiên cứu cho thấy kỹ thuật này có kết quả điều trị tốt hơn xạ trị thông thường và tương đương với phẫu thuật ở BN UTP dạng không tế bào nhỏ giai đoạn sớm (T1-2, N0,M0) với tỷ lệ kiểm soát tại chỗ từ 88 - 94%, thời gian sống thêm sau 2 - 3 năm từ 43 - 88% [2, 4, 7]. Ở Việt Nam, Trung tâm CyberKnife, Bệnh viện TWQĐ 108 đã thực hiện kỹ thuật. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề áp dụng kỹ thuật xạ trị lập thể định vị thân ở BN UTP không tế bào nhỏ. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu với mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị BN UTP không tế bào nhỏ giai đoạn sớm (T1-2, N0, M0) bằng kỹ thuật xạ trị lập thể định vị thân sử dụng CyberKnife. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu. 30 BN UTP không tế bào nhỏ giai đoạn I (T1-2, N0, M0) được điều trị xạ phẫu CyberKnife và theo dõi tại Trung tâm CyberKnife, Bệnh viện TWQĐ 108. Những BN này có bệnh nặng kèm theo nguy cơ cao khi phẫu thuật hoặc không muốn phẫu thuật. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu. - BN được khám lâm sàng và làm xét nghiệm thường quy khác, chẩn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: