Danh mục

Nghiên cứu khả năng sản xuất của Gà bố mẹ Sasso được chọn tạo tại Việt Nam

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 236.40 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà bố mẹ Sasso chọn tạo ở Việt Nam cho thấy các chỉ tiêu sức sản xuất của gà TĐ34 đạt xấp xỉ với đàn Sasso nhập từ Pháp. Gà bố mẹ Sasso có tỷ lệ nuôi sống cao ở các giai đoạn hậu bị, cho ưu thế lai so với trung bình bố mẹ về tỷ lệ nuôi sống 0,87 - 1,31%. Đến 68 tuần tuổi, tỷ lệ đẻ bình quân của dòng TĐ34 là 59,36%; tỷ lệ trứng giống, tỷ lệ cho phôi và tỷ lệ nở trên trứng có phôi lần lƣợt là: 94,37%, 94,48% và 88,00%.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khả năng sản xuất của Gà bố mẹ Sasso được chọn tạo tại Việt Nam Nguyễn Thị Hải và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 96 - 100 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ BỐ MẸ SASSO ĐƯỢC CHỌN TẠO TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thị Hải1*, Trần Thanh Vân1, Đoàn Xuân Trúc2 1 Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên, 2 Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam TÓM TẮT Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà bố mẹ Sasso chọn tạo ở Việt Nam cho thấy các chỉ tiêu sức sản xuất của gà TĐ34 đạt xấp xỉ với đàn Sasso nhập từ Pháp. Gà bố mẹ Sasso có tỷ lệ nuôi sống cao ở các giai đoạn hậu bị, cho ƣu thế lai so với trung bình bố mẹ về tỷ lệ nuôi sống 0,87 - 1,31%. Đến 68 tuần tuổi, tỷ lệ đẻ bình quân của dòng TĐ34 là 59,36%; tỷ lệ trứng giống, tỷ lệ cho phôi và tỷ lệ nở trên trứng có phôi lần lƣợt là: 94,37%, 94,48% và 88,00%. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng giống, một gà con loại I là 2,89 kg và 0,36 kg. Gà bố mẹ có ƣu thế lai cao về các chỉ tiêu năng suất trứng (14,93%), tỷ lệ trứng giống (1,16%), tỷ lệ gà loại 1 (2,51%). Các chỉ tiêu năng suất đạt 96,10 - 98,51% so với chỉ tiêu của Hãng Sasso - Pháp. Từ khoá: Gà bố mẹ, khả năng sản xuất, tỷ lệ ấp nở, tỷ lệ đẻ, tỷ lệ cho phôi, tỷ lệ trứng ấp.  ĐẶT VẤN ĐỀ Để thực hiện dự án:“Phát triển gà công nghiệp lông màu năng suất và chất lượng cao”, năm 2002 Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam đã nhập các đàn gà giống ông bà Sasso từ cộng hòa Pháp, giống gà này có năng suất hơn hẳn các giống gà lông màu khác ở Việt Nam, đƣợc ngƣời chăn nuôi nhiều nƣớc ƣa chuộng. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nhập đƣợc đàn ông bà với 4 dòng đơn tính nên hàng năm phải tái nhập mới duy trì, phát triển giống gà này. Tận dụng sai sót trong việc chọn trống mái (bằng lỗ huyệt) ở các dòng gà nhập từ Pháp về Việt Nam, đƣợc sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp và PTNT, các nhà khoa học Việt Nam đã nhân thuần, chọn tạo nên các dòng gà Sasso Việt Nam. Đây là nguồn gen quý làm nguyên liệu để sản xuất gà ông bà, bố mẹ lông màu có năng suất và chất lƣợng cao, hạn chế tối đa hàng năm chúng ta phải tái nhập nhằm duy trì con giống này, tiết kiệm lƣợng ngoại tệ khá lớn, góp chủ động phục vụ sản xuất và đảm bảo an toàn sinh học cho các cơ sở giống trong điều kiện vẫn có nguy cơ tái phát dịch Cúm gia cầm. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Gà bố mẹ Sasso chọn tạo tại Việt Nam gồm trống TĐ12 và mái TĐ34. Nội dung nghiên cứu  Tel 0125885818, Email: hai.tuaf@gmail.com Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà bố mẹ Sasso. Các chỉ tiêu nghiên cứu (Đặc điểm ngoại hình lúc sơ sinh và 20 tuần tuổi; khả năng sinh trƣởng; khả năng sinh sản, năng suất và chất lƣợng trứng; trứng có phôi và các chỉ tiêu ấp nở) Địa điểm Xí nghiệp gà giống Tam Đảo - Vĩnh Phúc Phương pháp nghiên cứu Phƣơng pháp khảo sát đàn. Trống TĐ12 2 đàn, mái TĐ34 2 đàn với tổng 2830 con 01 ngày tuổi. Đồng thời nuôi 3620 gà ông bà 01 ngày tuổi để tính ƣu thế lai. Quy trình chăm sóc nuôi dƣỡng, thú y phòng bệnh theo hƣớng dẫn của hãng Sasso [6] và Tổng Công ty chăn nuôi Việt Nam [4]. Sử dụng thức ăn đậm đặc của hãng Proconco, phối trộn với ngô, thóc theo từng giai đoạn nuôi đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn dinh dƣỡng của hãng Sasso. Số liệu thu đƣợc chúng tôi tiến hành xử lý theo phƣơng pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện và cộng sự, 2002 [2], phần mềm SAS của Johannes Gogolok, 1992 [7] và Microsoft Excel. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Đặc điểm ngoại hình Con lai TĐ12 đều có lông màu nâu vàng, phân biệt trống mái lúc một ngày tuổi bằng kiểm tra lỗ huyệt. Con lai TĐ34 có sự phân ly màu lông theo giới tính rất rõ, gà có lông màu nâu và nâu sọc dƣa là gà mái, gà có lông màu trắng và http://www.Lrc-tnu.edu.vn Nguyễn Thị Hải và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ xám nhạt là gà trống. Kết quả màu lông và phân biệt trống mái gà bố mẹ Sasso chọn tạo tại Việt Nam tƣơng đồng với gà Sasso nhập nội năm 2002, màu lông lúc 01 ngày tuổi của gà TĐ12 tƣơng tự với gà X44 và màu lông của gà TĐ34 cũng tƣơng tự với gà SA31L. Điều này chứng tỏ 4 dòng thuần đƣợc chọn tạo tại Việt Nam đã đạt độ thuần cao về phẩm chất giống. Đến 20 tuần tuổi trống TĐ12 và mái TĐ34 vẫn giữ các đặc điểm ngoại hình tƣơng tự nhƣ gà bố X44 và mẹ SA31L của Hãng Sasso nhƣ có mào đơn, chân và da màu vàng, có thân hình rắn chắc và màu lông đặc trƣng điển hình của giống là gà trống TĐ12 lông đỏ nâu, gà mái TĐ12 lông nâu đỏ, gà mái TĐ34 lông nâu. Tỷ lệ nuôi sống, khối lượng cơ thể và tiêu thụ thức ăn giai đoạn SS - 20 tuần tuổi Tỷ lệ nuôi sống của gà bố mẹ Sasso giai đoạn SS - 3 tuần tuổi đạt 97,89 - 94,48%, giai đoạn 4 - 20 tuần tuổi đạt 95,10 - 96,05%. Một cách tƣơng đối, nếu lấy tỷ lệ nuôi sống giai đoạn hậu bị của gà Sasso bố theo chỉ tiêu của Hãng là 100%, thì đàn gà Sasso nhập từ Pháp nuôi tại Việt Nam [5] có tỷ lệ nuôi sống đạt 95,35% ở con trống và 97,44% ở con mái; đàn gà Sasso đƣợc chọn tạo tại Việt Nam theo nghiên cứu của chúng tôi có tỷ nuôi sống đạt 97,54% ở con trống và 98,51% ở con mái. Đến 20 tuần tuổi, khối lƣợng cơ thể con trống là 2780,75 g; con mái là 2254,18 g. Qua theo dõi chúng tôi thấy đàn gà bố mẹ nuôi trong giai đoạn hậu bị khỏe mạnh, khá đồng đều, phát dục tốt và khối lƣợng cơ thể không có sự chênh lệch đáng kể giữa 2 đàn nuôi. Lƣợng thức ăn tiêu tốn đến 20 tuần tuổi là 10.273,66 g/con ở con mái và 10.560,76 g/con ở con trống. Theo tiêu chuẩn của Hãng [6], lúc 20 tuần tuổi tiêu tốn thức ăn cho gà mái hết 10.437g và gà trống 10.472 g, thì gà bố mẹ Sasso Việt Nam cho ăn cao hơn chút ít so với tiêu chuẩn của Hãng, vì giai đoạn đầu (0 - 4 tuần) khi cho ăn tự do, gà tiêu thụ nhiều thức ăn hơn. Nhƣng so với đàn gà Sasso nhập từ Pháp [5] thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi tƣơng đƣơng (10.560,76 g so với 10.521 g) và (10.273,66 g so với 10.068 g). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62(13): 96 - 100 Khả năng sinh sản Kết quả theo dõi chu kỳ đẻ trứng của gà bố mẹ Sasso đến 68 tuần tuổi đƣợc thể hiện ở bảng 1. Qua bảng 1 cho thấy: tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm tăng dần theo ...

Tài liệu được xem nhiều: