Danh mục

Nghiên cứu khả năng tăng sinh của tế bào gốc mỡ và ảnh hưởng của chúng đến tế bào da nuôi cấy định hướng trong điều trị vết thương

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 303.06 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá đặc điểm phân lập và sự tăng sinh của tế bào gốc mỡ trong điều kiện nuôi cấy invitro; đánh giá ảnh hưởng của tế bào gốc mỡ đến tế bào da nuôi cấy. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khả năng tăng sinh của tế bào gốc mỡ và ảnh hưởng của chúng đến tế bào da nuôi cấy định hướng trong điều trị vết thương Nghiên cứu khả năng tăng sinh của tế bào gốc mỡ và ảnh hưởng của chúng đến tế bào da nuôi cấy định hướng trong điều trị vết thương Đoàn Hoàng Thu Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn ThS Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm; Mã số 60 42 01 14 Người hướng dẫn: TS. BS. Đinh Văn Hân; PGS. TS. Ngô Giang Liên Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Sinh học thực nghiệm; Sinh học; Tế bào; Tế bào da; Điều trị vết thương;Tế bào gốc mỡ.Content ĐẶT VẤN ĐỀ Tế bào gốc là một trong những lĩnh vực sinh học lôi cuốn nhất hiện nay. Từ lâu, cấyghép tế bào gốc đã được y học thế giới lựa chọn như là liệu pháp hữu hiệu để chữa khỏi mộtsố căn bệnh mạn tính, hiểm nghèo liên quan đến máu, tủy, xương khớp…Trên thế giới, cómột số nguồn tế bào gốc được đưa vào ứng dụng như tế bào gốc tủy xương và tế bào gốc máucuống rốn, các tế bào gốc từ 2 nguồn này chủ yếu là tế bào gốc tạo máu nên được ứng dụngtrong nghiên cứu và điều trị các bệnh về máu, còn các bệnh cần có sự tái tạo thuộc hệ thốngtrung mô thì ít được ứng dụng. Trong khi đó, các bệnh của trung mô lại rất thường gặp nhưcác vết thương, vết loét, bệnh lý hệ mạch, não, tim…Một nguồn TB gốc khác đang được kỳvọng nhiều chính là tế bào gốc phôi, mặc dù có tiềm năng lớn nhưng việc nghiên cứu và sửdụng còn rất khó khăn về công nghệ và đặc biệt là bị cản trở bởi vấn đề y đức (sử dụng tế bàogốc phôi đồng nghĩa với việc hủy đi một phôi vốn có thể trở thành một con người). Gần đây,nhiều nghiên cứu tập trung khai thác các tế bào gốc từ phần phụ của thai như bánh rau, dâyrốn. Thành công về công nghệ đã có thể tách và nhân lên các tế bào gốc nhưng chỉ có nhữngbệnh nhân có bảo quản dây rốn – bánh rau…khi sinh ra mới có hy vọng được dùng các nguồntế bào gốc này. Hiện nay, chỉ có số lượng rất ít người được lưu giữ dây rốn hay bánh rau saukhi sinh ra, đồng thời chi phí cũng rất tốn kém và xác suất người lưu trữ mô lại có các bệnhcần được điều trị bằng các tế bào gốc này cũng không phải cao. Tế bào gốc mỡ là quần thể tế bào vạn năng, chúng có thể biệt hóa thành nhiều dòngkhác nhau. Mô mỡ là loại mô có sẵn với số lượng lớn và dễ dàng thu hồi nên đây là nguồn tếbào đầy hứa hẹn cho y học tái tạo trong tương lai có thể sử dụng để ghép tự thân và đặc biệt làkhông gặp phải những vấn đề y đức. Đối với lĩnh vực nghiên cứu liền vết thương thấy rằng, tếbào gốc mô mỡ là một trong những dạng tế bào quan trọng di cư đến vùng tổn thương để thựchiện nhiều khâu trong pha tăng sinh của quá trình liền vết thương. Tế bào gốc trung mô đã được nghiên cứu tách từ mô mỡ nhưng trong thành phần tếbào được tách còn nhiều dạng tế bào khác như bạch cầu, hồng cầu…Tỷ lệ tế bào gốc trungmô thay đổi nên khó xác định chính xác cần sử dụng bao nhiêu tế bào là cần thiết và baonhiêu tế bào trong hỗn dịch tế bào mới tách là đủ để cho một lần ghép điều trị vết thương. Dođó, cần nghiên cứu xây dựng hoàn chỉnh quy trình tách và tinh lọc tế bào gốc trung mô. Nếunhư các tế bào gốc trung mô tách ra lại có tác dụng kích thích tăng sinh hoặc di cư của 2 loạitế bào chủ yếu của da thì đó sẽ là cơ sở khoa học cần thiết cho việc tiếp tục các nghiên cứuứng dụng tế bào gốc mô mỡ trên lâm sàng và định hướng cho các nghiên cứu chế tạo các chếphẩm sinh học phục vụ điều trị các tổn thương thuộc hệ thống trung mô đặc biệt là vết thươngvà vết bỏng. Ngày nay, nhu cầu điều trị vết thương bằng ghép tế bào gốc là rất lớn, cụ thể tại Mỹvới 260 triệu dân thì hàng năm có khoảng 6,5 triệu người mang các vết thương mạn tính.Hàng năm tại miền tây Châu Âu có khoảng 150.000 người cần được điều trị bằng da nhân tạo.Riêng tại Đức có khoảng 3 triệu người bị loét và chi phí lên tới hơn 1 tỷ Euro dành cho điềutrị. Tại Việt Nam hàng năm ước tính khoảng 791.000 người gặp tai nạn về bỏng [8]. Tuychưa có con số thống kê cụ thể nhưng chỉ tính riêng tại Viện Bỏng Quốc Gia, hàng năm cókhoảng 5000 bệnh nhân bỏng điều trị thì nhu cầu về ghép da cũng đã chiếm khoảng 2500bệnh nhân Xuất phát từ những cơ sở khoa học và tiềm năng ứng dụng của tế bào gốc mỡ, chúngtôi tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu khả năng tăng sinh của tế bào gốc mỡ và ảnh hưởngcủa chúng đến tế bào da nuôi cấy định hướng trong điều trị vết thương” nhằm mục tiêusau: 1. Đánh giá đặc điểm phân lập và sự tăng sinh của tế bào gốc mỡ trong điều kiện nuôi cấy invitro 2. Đánh giá ảnh hưởng của tế bào gốc mỡ đến tế bào da nuôi cấyReference TÀI LIỆU THAM KHẢOA. Tiếng Việt 1. Trịnh Bình, Phạm Phan Địch, Đỗ Kính (2002), Mô học, Nhà xuất bản y học, Hà Nội. 2. Phùng Quốc Đại, Phạm Mạnh Hùng (1997), ―Sự thay đổi các globulin miễn dịch ở bệnh nhân bỏng‖, Thông tin bỏng, 2, tr. 27-28. 3. Trần Văn Hanh (1997), ―Quan điểm mô học hiện đại trong quá trình liền vết thương‖, Tài liệu đào tạo sau đại học – chuyên đề mô học, Đại học Y Hà Nội, tr. 141-156. 4. Đinh Văn Hân, Nguyễn Thị Hương (2014), ―Nghiên cứu chế tạo hỗn dịch tế bào da tự thân không qua nuôi cấy dể điều trị vết thương và vết bỏng‖, Tạp chí y học thảm học & Bỏng, 3, tr. 40 - 48. 5. Đinh Văn Hân, Trần Ngọc Diệp, Nguyễn Tiến Dũng (2013). ―Đánh giá tác dụng dung dịch chiết nguyên bào sợi da nuôi cấy trong điều trị vết thương mạn tính‖, Tạp chí y học thảm hoạ & Bỏng, 2, tr 47 – 54. 6. Nguyễn Văn Huệ, Đinh Văn Hân và CS (2006), Hợp tác nghiên cứu áp dụng công nghệ nuôi cấy nguyên bào sợi trong điều trị vết thương vết bỏng, Đề tài cấp nhà nước về Nghị định thư hợp tác với Liên Bang Nga. 7. Nguyễn Văn Huệ, Nguyễn Ngọc Tuấn, Nguyễn Hải An (2000), ―Nhận xét về giảm bạch cầu máu ngoại vi ở trẻ em bỏng nặng‖, Tạp chí thông tin y dược, 10, tr. 92-96. 8. Nguyễn Viết Lượ ...

Tài liệu được xem nhiều: