Nghiên cứu khả năng tích lũy carbon Vầu đắng (Indosasa angustata Mc.Clure) tại tỉnh Bắc Kạn
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 304.61 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này được tiến hành là thực sự cần thiết, nhằm đánh giá khả năng tích lũy carbon của rừng Vầu đắng là cơ sở khoa học cho công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Bắc Kạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tổng sinh khối tươi của lâm phần Vầu đắng đạt 82,67 tấn/ha; tổng sinh khối khô toàn lâm phần Vầu đắng là 47,39 tấn/ha.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khả năng tích lũy carbon Vầu đắng (Indosasa angustata Mc.Clure) tại tỉnh Bắc Kạn Ngô Xuân Hải và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 184(08): 107 - 113 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CARBON VẦU ĐẮNG (Indosasa angustata Mc.Clure) TẠI TỈNH BẮC KẠN Ngô Xuân Hải1, Trần Công Quân2 1 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên 2 Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Vầu đắng (Indosasa angustata Mc.Clure) thuộc họ Hòa Thảo Poace Barnh, phân họ Tre (Bambusoideae) và thuộc chi Vầu đắng (Indosasa), ngoài ra còn có tên gọi khác là Vầu lá nhỏ. Tại tỉnh Bắc Kạn rừng Vầu đắng thường mọc tự nhiên, thuần loài có diện tích trên 3.000 ha. Trong những năm qua, rừng Vầu đắng chỉ được thừa nhận về giá trị kinh tế, phòng hộ... mà chưa được thừa nhận về giá trị môi trường. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành là thực sự cần thiết, nhằm đánh giá khả năng tích luỹ carbon của rừng Vầu đắng là cơ sở khoa học cho công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Bắc Kạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tổng sinh khối tươi của lâm phần Vầu đắng đạt 82,67 tấn/ha; tổng sinh khối khô toàn lâm phần Vầu đắng là 47,39 tấn/ha. Tổng lượng carbon tích luỹ của toàn bộ lâm phần Vầu đắng trung bình đạt là 24,97 tấn/ha, trong đó tập trung chủ yếu ở cây Vầu đắng với 18,88 tấn/ha chiếm 75,62%; lượng carbon được tích lũy trong cây bụi, thảm tươi và vật rơi rụng chiếm 24,38%. Từ khóa: Bắc Kạn, sinh khối tươi, sinh khối khô, tích luỹ carbon, Vầu đắng ĐẶT VẤN ĐỀ* Cây Vầu đắng có tên khoa học là (Indosasa angustata Mc.Clure) thuộc họ Hòa Thảo Poace Barnh, phân họ Tre Bambusoideae và thuộc chi Vầu đắng Indosasa, có tên gọi khác là Vầu lá nhỏ. Vầu đắng là loài cây đa tác dụng, thân khí sinh có thể làm nguyên liệu giấy, ván ghép thanh, đũa, chế biến than hoạt tính v.v…Ở tỉnh Bắc Kạn, cây Vầu đắng mọc tự nhiên thuần loài trên 3.000 ha tập trung chủ yếu tại các huyện Na Rì, Chợ Đồn và Bạch Thông. Việc giảm diện tích rừng Vầu đắng không những làm phương hại về kinh tế, mà còn ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ và bảo vệ môi trường. Do vậy, việc nghiên cứu khả năng tích lũy carbon Vầu đắng là cần thiết, làm cơ sở khoa học cho công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng, nhằm nâng cao thu nhập cho người tại khu vực nghiên cứu. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp kế thừa số liệu, tài liệu - Các tài liệu, công trình khoa học đã công bố có liên quan tới khả năng tích lũy carbon của rừng trên thế giới và ở Việt Nam. - Kế thừa các tài liệu, kết quả nghiên cứu đã có về đặc điểm sinh trưởng, đặc điểm biến đổi * Email: tranquan65@gmail.com hình thái theo cấp tuổi,... có liên quan tới loài Vầu đắng. - Kế thừa các tài liệu, thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu,... Phương pháp lập OTC và thu thập số liệu ngoài thực địa Bước 1: Xác định số lượng OTC: Nghiên cứu lựa chọn 03 huyện (Chợ Đồn, Na Rì và Bạch Thông), mỗi huyện chọn 03 xã có diện tích rừng Vầu đắng tập trung nhất. Mỗi xã tiến hành lập 9 OTC có diện tích 1.000 m2/OTC, tương ứng với 3 cấp mật độ: Cấp I (mật độ thưa): Số cây dưới 3.000 cây/ha; cấp II (mật độ trung bình): Số cây từ 3.000 đến 5.000 cây/ha; cấp III (mật độ cao): Số cây đạt trên 5.000 cây /ha; tổng số OTC là 81. Bước 2: Vị trí lập OTC phải đại diện về địa hình và đối tượng điều tra (mật độ, tuổi...). Bước 3: Trong các OTC, đo đếm các chỉ tiêu D1,3, Hvn của từng cây, sau đó phân theo 3 cấp tuổi được đề xuất cho rừng Vầu, bao gồm: i) Cây non (1-2 tuổi); ii) Cây bánh tẻ (3-4 tuổi); và iii) Cây già (trên 4 tuổi). Trên mỗi OTC, tiến hành chặt hạ 3 cây tiêu chuẩn theo 3 cấp tuổi đã phân chia. Sau khi chặt hạ, cây tiêu chuẩn được đo đường kính tại vị trí 1 m3 và chiều dài cây (chiều dài men thân). Sau đó, tách các bộ phận: Thân, cành nhánh và lá để 107 Ngô Xuân Hải và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ xác định trọng lượng tươi tại hiện trường. Tổng số cây chặt hạ là 243 cây. Bước 4: Lấy mẫu cho phân tích sinh khối khô - Cây Vầu cá lẻ: Trên mỗi cây cá lẻ, tiến hành thu thập 04 mẫu gồm: 01 mẫu thân chính, 01 mẫu thân ngầm, 01 mẫu cho cành nhánh và 01 mẫu cho lá. Vị trí để lấy mẫu là tại gốc cây (0,0 m), giữa (1/2); ngọn (3/4) chiều dài thân và thân ngầm, với trọng lượng mẫu thân và thân ngầm là1 kg/mẫu, mẫu lá và rễ cây từ 0,3 – 0,5 kg/mẫu. Các mẫu được đưa về phòng thí nghiệm tại khoa Hoá, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên để sấy khô và xác định sinh khối khô. - Cây bụi thảm tươi: Trong mỗi OTC, tiến hành lập 5 ô thứ với diện tích 25 m2 (5m x 5m), trong đó bố trí 4 ô ở 4 góc và 1 ô ở giữa OTC, Trong mỗi ô này, dùng dao phát dọn thu gom toàn bộ cây bụi, thảm tươi và phân theo các bộ phận thân/cành; lá/hoa/quả. Dùng cân để xác định khối lượng tươi cho mỗi bộ phận. Sau đó tiến hành lấy 0,5 kg/ô thứ cấp mang về phòng thí nghiệm sấy khô. - Vật rơi rụng: Tại tâm ô điều tra cây bụi, thảm tươi, lập 1 ô dạng bản 1 m2 để điều tra. Trên mỗi ô dạng bản, thu gom vật rơi rụng và xác định khối lượng tươi tại hiện trường, sau đó lấy mẫu để sấy khô trong phòng thí nghiệm, mỗi mẫu có khối lượng 0,5 kg/mẫu. Phương pháp xử lý số liệu Tổng hợp toàn bộ số liệu về sinh khối tươi và sinh khối khô của từng loại cây Vầu đắng, cây bụi, vật rụng tiêu chuẩn đại diện thành biểu bằng phần mềm Excel 2010 tương ứng theo Cấp tuổi 1 2 3 Thân 9,88 10,02 11,74 Cành 1,70 2,01 2,19 184(08): 107 - 113 từng độ tuổi của rừng Vầu để tính sinh khối tươi và sinh khối khô. Cách đánh giá lượng carbon tích lũy của sinh khối rừng Vầu đắng trên nền đất theo độ tuổi bằng phương trình toán Carbon-RaCSA của ICRAF. Theo Meine Van Noordwijk (2007) [4] lượng carbon tích lũy phần trên mặt đất trong các trạng thái lớp phủ thực vật gồm: carbon tích lũy trong thảm thực vật (cây Vầu, cây bụi thảm tươi và vật rụng). Lượng carbon tích lũy được tính dựa trên tổng sinh khối khô trên mặt đất theo công thức: - Wcarbon = 0.46 *DWabove (tấn C/ha). - Wcarbon lượng carbon tích lũy trong sinh khối (tấn/ha). - DWabove = lượng sinh khối khô trên mặt đất (tấn/ha). - DWabove = Wwood+Wshrub+Wlitter (tấn/ha). - Ww ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khả năng tích lũy carbon Vầu đắng (Indosasa angustata Mc.Clure) tại tỉnh Bắc Kạn Ngô Xuân Hải và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 184(08): 107 - 113 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CARBON VẦU ĐẮNG (Indosasa angustata Mc.Clure) TẠI TỈNH BẮC KẠN Ngô Xuân Hải1, Trần Công Quân2 1 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên 2 Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Vầu đắng (Indosasa angustata Mc.Clure) thuộc họ Hòa Thảo Poace Barnh, phân họ Tre (Bambusoideae) và thuộc chi Vầu đắng (Indosasa), ngoài ra còn có tên gọi khác là Vầu lá nhỏ. Tại tỉnh Bắc Kạn rừng Vầu đắng thường mọc tự nhiên, thuần loài có diện tích trên 3.000 ha. Trong những năm qua, rừng Vầu đắng chỉ được thừa nhận về giá trị kinh tế, phòng hộ... mà chưa được thừa nhận về giá trị môi trường. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành là thực sự cần thiết, nhằm đánh giá khả năng tích luỹ carbon của rừng Vầu đắng là cơ sở khoa học cho công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Bắc Kạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tổng sinh khối tươi của lâm phần Vầu đắng đạt 82,67 tấn/ha; tổng sinh khối khô toàn lâm phần Vầu đắng là 47,39 tấn/ha. Tổng lượng carbon tích luỹ của toàn bộ lâm phần Vầu đắng trung bình đạt là 24,97 tấn/ha, trong đó tập trung chủ yếu ở cây Vầu đắng với 18,88 tấn/ha chiếm 75,62%; lượng carbon được tích lũy trong cây bụi, thảm tươi và vật rơi rụng chiếm 24,38%. Từ khóa: Bắc Kạn, sinh khối tươi, sinh khối khô, tích luỹ carbon, Vầu đắng ĐẶT VẤN ĐỀ* Cây Vầu đắng có tên khoa học là (Indosasa angustata Mc.Clure) thuộc họ Hòa Thảo Poace Barnh, phân họ Tre Bambusoideae và thuộc chi Vầu đắng Indosasa, có tên gọi khác là Vầu lá nhỏ. Vầu đắng là loài cây đa tác dụng, thân khí sinh có thể làm nguyên liệu giấy, ván ghép thanh, đũa, chế biến than hoạt tính v.v…Ở tỉnh Bắc Kạn, cây Vầu đắng mọc tự nhiên thuần loài trên 3.000 ha tập trung chủ yếu tại các huyện Na Rì, Chợ Đồn và Bạch Thông. Việc giảm diện tích rừng Vầu đắng không những làm phương hại về kinh tế, mà còn ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ và bảo vệ môi trường. Do vậy, việc nghiên cứu khả năng tích lũy carbon Vầu đắng là cần thiết, làm cơ sở khoa học cho công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng, nhằm nâng cao thu nhập cho người tại khu vực nghiên cứu. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp kế thừa số liệu, tài liệu - Các tài liệu, công trình khoa học đã công bố có liên quan tới khả năng tích lũy carbon của rừng trên thế giới và ở Việt Nam. - Kế thừa các tài liệu, kết quả nghiên cứu đã có về đặc điểm sinh trưởng, đặc điểm biến đổi * Email: tranquan65@gmail.com hình thái theo cấp tuổi,... có liên quan tới loài Vầu đắng. - Kế thừa các tài liệu, thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu,... Phương pháp lập OTC và thu thập số liệu ngoài thực địa Bước 1: Xác định số lượng OTC: Nghiên cứu lựa chọn 03 huyện (Chợ Đồn, Na Rì và Bạch Thông), mỗi huyện chọn 03 xã có diện tích rừng Vầu đắng tập trung nhất. Mỗi xã tiến hành lập 9 OTC có diện tích 1.000 m2/OTC, tương ứng với 3 cấp mật độ: Cấp I (mật độ thưa): Số cây dưới 3.000 cây/ha; cấp II (mật độ trung bình): Số cây từ 3.000 đến 5.000 cây/ha; cấp III (mật độ cao): Số cây đạt trên 5.000 cây /ha; tổng số OTC là 81. Bước 2: Vị trí lập OTC phải đại diện về địa hình và đối tượng điều tra (mật độ, tuổi...). Bước 3: Trong các OTC, đo đếm các chỉ tiêu D1,3, Hvn của từng cây, sau đó phân theo 3 cấp tuổi được đề xuất cho rừng Vầu, bao gồm: i) Cây non (1-2 tuổi); ii) Cây bánh tẻ (3-4 tuổi); và iii) Cây già (trên 4 tuổi). Trên mỗi OTC, tiến hành chặt hạ 3 cây tiêu chuẩn theo 3 cấp tuổi đã phân chia. Sau khi chặt hạ, cây tiêu chuẩn được đo đường kính tại vị trí 1 m3 và chiều dài cây (chiều dài men thân). Sau đó, tách các bộ phận: Thân, cành nhánh và lá để 107 Ngô Xuân Hải và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ xác định trọng lượng tươi tại hiện trường. Tổng số cây chặt hạ là 243 cây. Bước 4: Lấy mẫu cho phân tích sinh khối khô - Cây Vầu cá lẻ: Trên mỗi cây cá lẻ, tiến hành thu thập 04 mẫu gồm: 01 mẫu thân chính, 01 mẫu thân ngầm, 01 mẫu cho cành nhánh và 01 mẫu cho lá. Vị trí để lấy mẫu là tại gốc cây (0,0 m), giữa (1/2); ngọn (3/4) chiều dài thân và thân ngầm, với trọng lượng mẫu thân và thân ngầm là1 kg/mẫu, mẫu lá và rễ cây từ 0,3 – 0,5 kg/mẫu. Các mẫu được đưa về phòng thí nghiệm tại khoa Hoá, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên để sấy khô và xác định sinh khối khô. - Cây bụi thảm tươi: Trong mỗi OTC, tiến hành lập 5 ô thứ với diện tích 25 m2 (5m x 5m), trong đó bố trí 4 ô ở 4 góc và 1 ô ở giữa OTC, Trong mỗi ô này, dùng dao phát dọn thu gom toàn bộ cây bụi, thảm tươi và phân theo các bộ phận thân/cành; lá/hoa/quả. Dùng cân để xác định khối lượng tươi cho mỗi bộ phận. Sau đó tiến hành lấy 0,5 kg/ô thứ cấp mang về phòng thí nghiệm sấy khô. - Vật rơi rụng: Tại tâm ô điều tra cây bụi, thảm tươi, lập 1 ô dạng bản 1 m2 để điều tra. Trên mỗi ô dạng bản, thu gom vật rơi rụng và xác định khối lượng tươi tại hiện trường, sau đó lấy mẫu để sấy khô trong phòng thí nghiệm, mỗi mẫu có khối lượng 0,5 kg/mẫu. Phương pháp xử lý số liệu Tổng hợp toàn bộ số liệu về sinh khối tươi và sinh khối khô của từng loại cây Vầu đắng, cây bụi, vật rụng tiêu chuẩn đại diện thành biểu bằng phần mềm Excel 2010 tương ứng theo Cấp tuổi 1 2 3 Thân 9,88 10,02 11,74 Cành 1,70 2,01 2,19 184(08): 107 - 113 từng độ tuổi của rừng Vầu để tính sinh khối tươi và sinh khối khô. Cách đánh giá lượng carbon tích lũy của sinh khối rừng Vầu đắng trên nền đất theo độ tuổi bằng phương trình toán Carbon-RaCSA của ICRAF. Theo Meine Van Noordwijk (2007) [4] lượng carbon tích lũy phần trên mặt đất trong các trạng thái lớp phủ thực vật gồm: carbon tích lũy trong thảm thực vật (cây Vầu, cây bụi thảm tươi và vật rụng). Lượng carbon tích lũy được tính dựa trên tổng sinh khối khô trên mặt đất theo công thức: - Wcarbon = 0.46 *DWabove (tấn C/ha). - Wcarbon lượng carbon tích lũy trong sinh khối (tấn/ha). - DWabove = lượng sinh khối khô trên mặt đất (tấn/ha). - DWabove = Wwood+Wshrub+Wlitter (tấn/ha). - Ww ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học & Công nghệ Cây Vầu đắng Sinh khối tươi Sinh khối khô Tích lũy carbon Phương pháp lập OTC Đặc điểm sinh khối rừng Vầu đắngGợi ý tài liệu liên quan:
-
4 trang 117 0 0
-
Sử dụng hàm Loga siêu việt để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam
11 trang 98 0 0 -
8 trang 95 0 0
-
11 trang 92 0 0
-
6 trang 84 0 0
-
4 trang 62 0 0
-
Cách tiếp cận của pháp luật cạnh tranh liên minh Châu Âu về hành vi lạm dụng mang tính trục lợi
11 trang 60 0 0 -
Bàn về chủ nghĩa tối giản trong văn học
7 trang 51 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe đạp điện của người tiêu dùng
6 trang 35 0 0 -
10 trang 34 0 0