Nghiên cứu khoa học đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Thành phố Hồ Chí Minh
Số trang: 80
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.37 MB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tại Việt Nam, những doanh nghiệp đầu tiên cần phải được kiểm toán là các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Các ngân hàng với loại hình kinh doanh đặc biệt, trong cơ chế thị trường lại càng gặp phải nhiều rủi ro hơn. Bản thân các hoạt động kinh doanh ngân hàng dễ bị tổn thương khi có gian lận và sai sót. Có một nền tảng tài chính vững chắc do hệ thống ngân hàng đem lại là một điều kiện vô cùng thuận lợi cho hoạt động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nghiên cứu khoa học đề tài "Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Thành phố Hồ Chí Minh" giúp nghiên cứu và đưa ra giải pháp cho các vấn đề trên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Thành phố Hồ Chí Minh 1 Chƣơng 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG NGÂN HÀNG VÀ GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.1 Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ trong NHTM 1.1.1 Khái niệm và mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ Theo khoản 1, điều 3 Thông tư 44/2011/TT-NHNN về Quy định hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có giải thích: “Hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xây dựng phù hợp theo quy định và được tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.” Hình 1: Hệ thống Kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp 2 1.1.2 Các nội dung của Hệ thống Kiểm soát nội bộ Kiểm soát nội bộ của Ngân hàng bao gồm một tập hợp các biện pháp xử lý của Ban Quản lý nhằm đảm bảo hoạt động đúng đắn của Ngân hàng, quản lý chính xác các khoản mục tài sản và nợ phải trả một cách trung thực và hợp lý. Hệ thống Kiểm soát nội bộ bao gồm 5 cấu phần cụ thể là: - Môi trường kiểm soát - Hệ thống quản lý và đánh giá rủi ro - Hoạt động kiểm soát - Hệ thống thông tin và cơ chế trao đổi thông tin - Cơ chế giám sát hoạt động kiểm soát. Môi trường kiểm soát là nền tảng cho toàn bộ các cấu phần của Hệ thống Kiểm soát nội bộ, bao gồm cơ cấu tổ chức, cơ chế phân cấp, phân quyền, các chính sách, thông lệ về nguồn nhân lực, đạo đức nghề nghiệp, năng lực, cách thức quản trị, điều hành của các cấp lãnh đạo. Các nhân tố trong môi trường kiểm soát: (i) Đặc thù về quản lý; (ii) Cơ cấu tổ chức; (iii) Chính sách nhân sự; (iv) Công tác kế hoạch; (v) Ủy ban kiểm soát; (vi) Môi trường bên ngoài; Như vậy, môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ những nhân tố ảnh hưởng đến Hệ thống Kiểm soát nội bộ. Hệ thống quản lý và đánh giá rủi ro là quy trình định dạng và phân tích mọi rủi ro liên quan đến việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức tín dụng, cụ thể bao gồm: (i) Việc xác định mục tiêu; (ii) Mức độ phù hợp của các mục tiêu; (iii) Việc định dạng các rủi ro liên quan; 3 (iv) Đánh giá rủi ro; (v) Các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro. Hoạt động kiểm soát là các chính sách, quy trình, thông lệ được xây dựng nhằm đảm bảo thực hiện các kế hoạch, các yêu cầu do các cấp quản lý điều hành đặt ra và các quy trình giảm thiểu rủi ro liên quan. Hệ thống thông tin và cơ chế trao đổi thông tin là hệ thống hỗ trợ toàn bộ các cấu phần của Hệ thống Kiểm soát nội bộ thông qua việc đảm bảo các thông tin được nắm bắt đầy đủ và kịp thời trong toàn Ngân hàng. Cơ chế giám sát hoạt động kiểm soát là quá trình đánh giá chất lượng của Hệ thống Kiểm soát nội bộ do Tổng Giám đốc/Giám đốc ngân hàng tổ chức thực hiện và do Bộ phận Kiểm toán nội bộ của Ngân hàng và/hoặc tổ chức Kiểm toán độc lập bên ngoài thực hiện. 1.1.3 Vị trí của kiểm toán nội bộ trong kiểm tra, kiểm soát nội bộ Theo IIA – Viện Kiểm toán nội bộ tại Mỹ định nghĩa “Kiểm toán nội bộ là các hoạt động đánh giá và tư vấn độc lập trong nội bộ tổ chức, được thiết kế nhằm cải tiến và làm tăng giá trị cho các hoạt động của tổ chức đó, giúp tổ chức đạt được các mục tiêu bằng việc đánh giá và cải tiến một cách hệ thống và chuẩn tắc tính hiệu lực của quy trình quản trị, kiểm soát và quản lý rủi ro”. Nói cách khác, kiểm toán nội bộ là công cụ giúp phát hiện và cải tiến những yếu điểm của hệ thống quản lý doanh nghiệp. Nhờ nó mà Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị có thể kiểm soát hoạt động và quản lý rủi ro tốt hơn một khi quy mô và độ phức tạp của doanh nghiệp vượt quá tầm kiểm soát trực tiếp của một nhóm người. Kiểm toán nội bộ giống như tai, mắt cho Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, điều này giúp tăng thêm niềm tin của cổ đông vào chất lượng quản lý và kiểm soát nội bộ, tăng giá trị doanh nghiệp. Thực tiễn trên thế giới cho thấy, các công ty có kiểm toán nội bộ thì thường khả năng gian lận thấp và hiệu quả hoạt động kinh doanh cao hơn. Một số công ty có Bộ phận Kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm đảm bảo hệ thống kiểm soát nội bộ được tuân thủ. Kiểm toán nội bộ không được là 4 thành viên của Phòng Kế toán, bởi vì các biện pháp kiểm soát nội bộ cũng áp dụng cho cả Phòng Kế toán. Cụ thể Bộ phận Kiểm toán nội bộ sẽ thực hiện những công việc như sau: - Kiểm tra việc tuân thủ các chính sách và quy trình kế toán cũng như việc đánh giá tính chính xác và hợp lý của báo cáo tài chính và báo cáo quản trị; - Xác định được các rủi ro, các vấn đề và nguồn gốc của việc kém hiệu quả và xây dựng kế hoạch giảm thiểu những điều này. Kiểm toán nội bộ báo cáo trực tiếp lên Tổng Giám đốc hoặc Hội đồng quản trị. Do đó, với một Kiểm toán nội bộ làm việc hiệu quả thì Hệ thống Kiểm soát nội bộ của Ngân hàng sẽ liên tục được kiểm tra và hoàn thiện. 1.2 Tổ chức hệ thống kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thƣơng mại 1.2.1 Bản chất của kiểm toán nội bộ Ở Việt Nam, mặc dù luật pháp quy định bắt buộc đối với các Doanh nghiệp Nhà nước, trong đó các NHTM Việt Nam phải có hệ thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ. Nhưng do những bất cập của các quy định pháp luật như đã nêu về mô hình tổ chức không phù hợp với thông lệ quốc tế, do nhận thức chưa đầy đủ về sự cần thiết, những lợi ích của ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Thành phố Hồ Chí Minh 1 Chƣơng 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG NGÂN HÀNG VÀ GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.1 Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ trong NHTM 1.1.1 Khái niệm và mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ Theo khoản 1, điều 3 Thông tư 44/2011/TT-NHNN về Quy định hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có giải thích: “Hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xây dựng phù hợp theo quy định và được tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.” Hình 1: Hệ thống Kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp 2 1.1.2 Các nội dung của Hệ thống Kiểm soát nội bộ Kiểm soát nội bộ của Ngân hàng bao gồm một tập hợp các biện pháp xử lý của Ban Quản lý nhằm đảm bảo hoạt động đúng đắn của Ngân hàng, quản lý chính xác các khoản mục tài sản và nợ phải trả một cách trung thực và hợp lý. Hệ thống Kiểm soát nội bộ bao gồm 5 cấu phần cụ thể là: - Môi trường kiểm soát - Hệ thống quản lý và đánh giá rủi ro - Hoạt động kiểm soát - Hệ thống thông tin và cơ chế trao đổi thông tin - Cơ chế giám sát hoạt động kiểm soát. Môi trường kiểm soát là nền tảng cho toàn bộ các cấu phần của Hệ thống Kiểm soát nội bộ, bao gồm cơ cấu tổ chức, cơ chế phân cấp, phân quyền, các chính sách, thông lệ về nguồn nhân lực, đạo đức nghề nghiệp, năng lực, cách thức quản trị, điều hành của các cấp lãnh đạo. Các nhân tố trong môi trường kiểm soát: (i) Đặc thù về quản lý; (ii) Cơ cấu tổ chức; (iii) Chính sách nhân sự; (iv) Công tác kế hoạch; (v) Ủy ban kiểm soát; (vi) Môi trường bên ngoài; Như vậy, môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ những nhân tố ảnh hưởng đến Hệ thống Kiểm soát nội bộ. Hệ thống quản lý và đánh giá rủi ro là quy trình định dạng và phân tích mọi rủi ro liên quan đến việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức tín dụng, cụ thể bao gồm: (i) Việc xác định mục tiêu; (ii) Mức độ phù hợp của các mục tiêu; (iii) Việc định dạng các rủi ro liên quan; 3 (iv) Đánh giá rủi ro; (v) Các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro. Hoạt động kiểm soát là các chính sách, quy trình, thông lệ được xây dựng nhằm đảm bảo thực hiện các kế hoạch, các yêu cầu do các cấp quản lý điều hành đặt ra và các quy trình giảm thiểu rủi ro liên quan. Hệ thống thông tin và cơ chế trao đổi thông tin là hệ thống hỗ trợ toàn bộ các cấu phần của Hệ thống Kiểm soát nội bộ thông qua việc đảm bảo các thông tin được nắm bắt đầy đủ và kịp thời trong toàn Ngân hàng. Cơ chế giám sát hoạt động kiểm soát là quá trình đánh giá chất lượng của Hệ thống Kiểm soát nội bộ do Tổng Giám đốc/Giám đốc ngân hàng tổ chức thực hiện và do Bộ phận Kiểm toán nội bộ của Ngân hàng và/hoặc tổ chức Kiểm toán độc lập bên ngoài thực hiện. 1.1.3 Vị trí của kiểm toán nội bộ trong kiểm tra, kiểm soát nội bộ Theo IIA – Viện Kiểm toán nội bộ tại Mỹ định nghĩa “Kiểm toán nội bộ là các hoạt động đánh giá và tư vấn độc lập trong nội bộ tổ chức, được thiết kế nhằm cải tiến và làm tăng giá trị cho các hoạt động của tổ chức đó, giúp tổ chức đạt được các mục tiêu bằng việc đánh giá và cải tiến một cách hệ thống và chuẩn tắc tính hiệu lực của quy trình quản trị, kiểm soát và quản lý rủi ro”. Nói cách khác, kiểm toán nội bộ là công cụ giúp phát hiện và cải tiến những yếu điểm của hệ thống quản lý doanh nghiệp. Nhờ nó mà Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị có thể kiểm soát hoạt động và quản lý rủi ro tốt hơn một khi quy mô và độ phức tạp của doanh nghiệp vượt quá tầm kiểm soát trực tiếp của một nhóm người. Kiểm toán nội bộ giống như tai, mắt cho Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, điều này giúp tăng thêm niềm tin của cổ đông vào chất lượng quản lý và kiểm soát nội bộ, tăng giá trị doanh nghiệp. Thực tiễn trên thế giới cho thấy, các công ty có kiểm toán nội bộ thì thường khả năng gian lận thấp và hiệu quả hoạt động kinh doanh cao hơn. Một số công ty có Bộ phận Kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm đảm bảo hệ thống kiểm soát nội bộ được tuân thủ. Kiểm toán nội bộ không được là 4 thành viên của Phòng Kế toán, bởi vì các biện pháp kiểm soát nội bộ cũng áp dụng cho cả Phòng Kế toán. Cụ thể Bộ phận Kiểm toán nội bộ sẽ thực hiện những công việc như sau: - Kiểm tra việc tuân thủ các chính sách và quy trình kế toán cũng như việc đánh giá tính chính xác và hợp lý của báo cáo tài chính và báo cáo quản trị; - Xác định được các rủi ro, các vấn đề và nguồn gốc của việc kém hiệu quả và xây dựng kế hoạch giảm thiểu những điều này. Kiểm toán nội bộ báo cáo trực tiếp lên Tổng Giám đốc hoặc Hội đồng quản trị. Do đó, với một Kiểm toán nội bộ làm việc hiệu quả thì Hệ thống Kiểm soát nội bộ của Ngân hàng sẽ liên tục được kiểm tra và hoàn thiện. 1.2 Tổ chức hệ thống kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thƣơng mại 1.2.1 Bản chất của kiểm toán nội bộ Ở Việt Nam, mặc dù luật pháp quy định bắt buộc đối với các Doanh nghiệp Nhà nước, trong đó các NHTM Việt Nam phải có hệ thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ. Nhưng do những bất cập của các quy định pháp luật như đã nêu về mô hình tổ chức không phù hợp với thông lệ quốc tế, do nhận thức chưa đầy đủ về sự cần thiết, những lợi ích của ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên Nghiên cứu khoa học kinh tế Hệ thống Kiểm soát nội bộ Giải pháp nâng cao hoạt động ngân hàng Quản trị tài chinh doanh nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
262 trang 433 15 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Nguyễn Thu Thủy
186 trang 419 12 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Nguyễn Thu Thủy
206 trang 368 10 0 -
3 trang 294 0 0
-
9 trang 235 0 0
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - TS.Phạm Thanh Bình
203 trang 213 0 0 -
26 trang 207 0 0
-
104 trang 183 0 0
-
10 sai lầm trong quản trị tài chính khiến doanh nghiệp 'bại liệt', bạn đã biết chưa?
5 trang 170 0 0 -
14 trang 150 0 0