Danh mục

NGHIÊN CỨU KÍCH THÍCH SINH SẢN CÁ CHẠCH LẤU (Mastacembelus armatus) BẰNG hCG (human Chorionic Gonadotropin

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 297.72 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá chạch lấu bằng hCG (human Chorionic Gonadotropin) được thực hiện từ tháng 3/2008 đến 8/2008 tại Trại cá thực nghiệm, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lập lại. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của số lần tiêm hCG đến quá trình chín và rụng trứng cá chạch lấu gồm 3 nghiệm thức với số lần tiêm lần lượt là 2, 3 và 4 lần. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nồng độ hCG...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGHIÊN CỨU KÍCH THÍCH SINH SẢN CÁ CHẠCH LẤU (Mastacembelus armatus) BẰNG hCG (human Chorionic Gonadotropin Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 343-351 Trường Đại học Cần Thơ NGHIÊN CỨU KÍCH THÍCH SINH SẢN CÁ CHẠCH LẤU (Mastacembelus armatus) BẰNG hCG (human Chorionic Gonadotropin) Nguyễn Văn Triều1 và Nguyễn Văn Kiểm1 ABSTRACT The study on artificial propagation of zig-zag eel Mastacembelus armatus by human Chorionic Gonadotropin (hCG) hormone was conducted from 03/2008 – 08/2008 at the Freshwater Hatchery, College of Aquaculture and Fisheries, Can Tho University. Two experiments were randomly contributed with three replicates for each. In the first experiment; the effect of injection times on oocyte maturation and ovolution of zig-zag eel were tested with three different treatments at 2, 3, and 4 injection times respectively. The effect of hCG’s dosage on oocyte maturation and ovalution of zig-zag eel was also tested in the second experiment. The gravid broodstocks were induced with the final injected at different dosage 1000, 2000 and 3000 UI/kg female. The results showed that 100 % of fishes were ovulated at total of three injection times. The relative fecundity (21,189 ± 1,309 eggs/kg female) was higher significantly (P 0.05) differences between the all treatments. Keywords: artificial propagation, Mastacembelus armatus, hCG, dosage of hormone Title: Study on induced breeding of zig-zag eel (Mastacembelus armatus) by hCG (human Chorionic Gonadotropin) TÓM TẮT Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá chạch lấu bằng hCG (human Chorionic Gonadotropin) được thực hiện từ tháng 3/2008 đến 8/2008 tại Trại cá thực nghiệm, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lập lại. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của số lần tiêm hCG đến quá trình chín và rụng trứng cá chạch lấu gồm 3 nghiệm thức với số lần tiêm lần lượt là 2, 3 và 4 lần. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nồng độ hCG khác nhau lên quá trình chín và rụng trứng cá chạch lấu gồm 3 nghiệm thức với nồng độ tiêm ở liều quyết định lần lượt là 1000, 2000 và 3000 UI/kg cá cái. Theo dõi các chỉ tiêu: tỷ lệ cá đẻ (%), sức sinh sản 1 Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ 343 Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 343-351 Trường Đại học Cần Thơ (trứng/kg cá cái), tỷ lệ thụ tinh (%) và tỷ lệ nở (%). Kết quả nghiên cứu cho thấy: Kích thích sinh sản cá chạch lấu bằng hCG với 3 lần tiêm cho tỷ lệ cá đẻ 100%, sức sinh sản thực tế đạt 21.189 ± 1.309 trứng/kg cá cái cao hơn có ý nghĩa (P< 0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Cá chạch lấu được tiêm 3 lần với liều các quyết định là 1.000 UI/kg cá cái, 2.000 UI/kg cá cái và 3.000 UI/kg cá cái đều cho tỷ lệ cá rụng trứng là 100%, sức sinh sản, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Từ khóa: Sinh sản nhân tạo, Mastacembelus armatus, cá chạch lấu, hCG, liều lượng kích thích tố 1 GIỚI THIỆU Đồng bằng sông Cửu Long luôn khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân. Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, có thể nói đây là vùng đất giàu tiềm năng để phát triển nghề nuôi thủy sản. Trong những loài cá nuôi ở đây thì cá da trơn (cá tra, cá basa) là những đối tượng có giá trị kinh tế cao và được nuôi phổ biến. Tuy nhiên, thời gian gần đây do gặp khó khăn về vấn đề giá cả và thị trường mà người nuôi có xu hướng tìm kiếm những loài nuôi mới có giá trị kinh tế cao và ổn định nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi. Một trong những hướng nghiên cứu là phát triển kỹ thuật sản xuất giống các loài cá nuôi bản địa có triển vọng về kinh tế. Cá chạch lấu (Mastacembelus armatus) tuy chưa được biết nhiều nhưng theo đánh giá của những người dân nuôi cá ở tỉnh Đồng Tháp thì loài cá này được coi là một trong những loài có triển vọng phát triển. Cá chạch lấu có chất lượng thịt ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn nên rất được ưa chuộng, hiện giá bán bình quân khoảng 120.000-180.000 đồng/kg. Cá chạch lấu phân bố ở nước ngọt và lợ nhạt, kích thước có thể đạt tới 91 cm (Sokheng, 1999), pH thích hợp là 6,5-7,5 (Riede, 2004). Thức ăn chủ yếu của cá là thức ăn tươi sống như cá, giáp xác, giun, côn trùng sống đáy (Pethiyagoda, 1991; Rainboth, 1996). Cá thường sinh sản vào tháng 4 đến tháng 6 hằng năm (Pathiyagoda,1991). Với những đặc tính trên thì cá chạch lấu là đối tượng nuôi rất phù hợp với điều kiện ở ĐBSCL. Hiện nay, người dân nuôi cá chạch lấu ở một số địa phương như Đồng Tháp, An Giang đang gặp khó khăn trong việc tìm mua con giống có chất lượng tốt để thả nuôi. Phần lớn con giống cá chạch lấu được khai thác và thu gom từ các thủy vực trong tự nhiên với chất lượng và số lượng cá giống không đảm bảo. Khi nuôi cá có tỷ lệ sống thấp, kích cỡ không đồng đều. Một yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải nghiên cứu sinh sản, nhằm tiến tới hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá chạch lấu. Từ đó, đề tài: “Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá chạch lấu (Mastacembelus armatus) bằng hCG” được tiến hành. Mục tiêu của đề tài nhằm tìm hiểu số lần và liều lượng tiêm kích thích tố hCG (human chorionic gonadotropin) để kích thích sinh sản nhân cá chạch lấu đạt hiệu quả cao góp phần hoàn chỉnh qui trình sản xuất giống nhân tạo cá chạch lấu. 344 Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 343-351 Trường Đại học Cần Thơ 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá chạch lấu bằng hCG được thực hiện từ tháng 3 năm 2008 đến tháng 9 năm 2008 tại Trại cá thực nghiệm – Khoa Thủy sản – Đại học Cần Thơ. Cá chạch lấu bố mẹ có khối lượng 300-500 g/con được mua từ Hồng Ngự - Đồng Tháp về nuôi vỗ trong lồng với diện tích (2 x 2 x 2,5 m) đặt trong ao. Mật độ nuôi: 3 kg/m2. Thức ăn nuôi vỗ là cá tạp nước ngọt. Trước khi cho cá ăn thức ăn được cắt nhỏ vừa cỡ miệng cá chạch lấu. Khẩu p ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: