Danh mục

Nghiên cứu lịch sử các thời kỳ Việt Nam (Tập 4): Phần 2

Số trang: 353      Loại file: pdf      Dung lượng: 44.02 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 39,000 VND Tải xuống file đầy đủ (353 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 cuốn sách "Nghiên cứu lịch sử các thời kỳ Việt Nam - Tập 4" giới thiệu tới người đọc các nội dung: Thời kỳ khủng hoảng của chế độ phong kiến và bùng nổ của phong trào nông dân; tình hình tư tưởng văn hóa từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu lịch sử các thời kỳ Việt Nam (Tập 4): Phần 2 Chương VII KHỦNG HOẢNG CỦA CHÉ ĐỘ PHONG KIÉN NỬA SAU THÉ KỶ XVIII 1. KHỦNG HOẢNG TIÉP TỤC DIỄN RA ở ĐÀNG NGOÀI 1.1. Kinh tế - xã hội Vào đầu thập kỳ 60 cùa thế kỷ XVIII, sau khi dập tắt được một số cuộc khỏi nghĩa của nông dân ở vùng đồng bằng Đàng Ngoài, Trịnh Doanh đã ban hành nhiều chính sách nhằm khôi phục nền sản xuất nông nghiệp, đưa nông dân lưu tán trở về với đồng ruộng, ổn định tình hình nông thôn. Năm Nhâm Thân (1752), phù chúa sai các quan Vũ Công Trấn và Đỗ Duy Kỳ đi chiêu tập phù dụ dân các lộ Son Tây và Sơn Nam. Tiếp đó, năm 1753, phủ chúa lại bàn về việc lập đồn điền ở các lộ trên. Sử cũ chép: Các lộ vùng đông, nam từng bị binh lửa, ruộng đất phần nhiều bỏ hoang. Trước đây đã hạ lệnh cho quan sở tại đặt thêm lính đồn điền để khai khẩn... lấy quân lính đi đánh giặc đã được rút về, phân phối đi cày cấy ở các lộ. Năm 1754, triều đình Lê - Trịnh cho đặt quan khuyến nông ở các lộ: Trước đây, triều đình lấy cớ rằng ruộng ở các lộ phần nhiều bỏ hoang nên hạ lệnh cho quan sở tại cùng người đầu hàng chia nhau cày cấy. Có nhiều người lính canh khai khẩn, về sau, nào nhận tranh, nào nhận chiếm, không thể nào xét rõ được. Đến đây trong nước gần được bình định, dân phiêu tán lần lượt trở về, bèn đem hết ruộng ấy trả lại cho dân, hạ lệnh cho quan đại thần giữ chức khuyến nông, chia nhau đi đốc suất, định lại cõi mốc, xét xừ kiện tụng, quân bình mua bán. Duy ruộng công cùng ruộng của người phạm tội, ruộng 1, Cương mục, quyền 41. tập II, Sđd, tr. 620, 299 LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 4 thừa đã tịch thu sung công thì tự quan cày cấy; những người đầu hàng cũng chuẩn cho ưở về quê quán, giao trả lại điền sản. Tô thuế ở các đạo còn bỏ thiếu chồng chất từ năm Nhâm Tuất (1742) đến năm nay (1754) gồm 13 năm, đều được miễn. Năm 1755, triều đình cũng định rõ lệnh đắp đê: Công trình nhỏ thì bắt dân bồi đắp khi việc làm mộng đã thư nhàn; nếu là công trình lớn thì trừ cho dân tiền thuế điệu’. Triều đình cũng có chính sách khuyến khích nhân dân phục hóa, miễn giảm thuế khóa để phục hồi sản xuất nông nghiệp. Từ những chính sách khá tích cực kể trên (chủ yếu ban hành dưới thời chúa Trịnh Doanh; 1740-1767), tình hình kinh tế Đàng Ngoài đã có một vài thập niên ổn định. Những tài liệu lịch sử còn lại cho thấy dưới thời Lê Cảnh Hưng (1740-1786) đã có những năm được mùa, đời sống khá ổn định. Theo ghi chép của Phạm Đình Hổ, khoảng năm Giáp Ngọ đời Cảnh Hưng (1774), mấy năm được mùa liền, các cửa hàng hóa, vật giá rất rẻ, một đồng kẽm hai cái kẹo đưòmg; mà hai bát nước chè tưoi, hai miếng trầu cau, giá cũng chỉ có một đằng kẽm. Có người không khát lắm thì lấy một đồng kẽm mua một bát nước chè tươi và một miếng trầu; bánh điểm tâm cũng chỉ vài đồng. Ai vào hàng cơm, tùy thích ăn no hết sức, chi mất độ mười đồng kẽm mà thôi’. Tuy nhiên, với chính sách ưu đãi bầy tôi có công trong các cuộc đánh dẹp khởi nghĩa nông dân, chúa Trịnh Doanh cho phép bầy tôi về hàng võ người nào có quân công vẫn cấp cho dân lộc*. Do chính sách ưu đãi này mà số ruộng đất phong cấp cho các công thần lại nhiều hơn trước. Sừ cũ chép: Năm Tân Tỵ (1761), Trịnh Doanh nghĩ đến công lao bầy tôi giúp đỡ phò lập lên ngôi chúa, bèn phong thái ấp cho họ, có người nhiều, người ít khác nhau. Những người 1. Cương mục, quyển 41, tập II, Sđd, tr. 625. 2. Cương mục, quyển 41, tập II, Sđd, ư. 629. 3. Phạm Đình Hổ, Vũ trung tùy bút, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1972, ư. 83. 4. Cương mục, quyển 41, tập II, Sđd, ư. 633. 300 Chương VU. Khủng hoảng của chế độ phong kiến. được phong là bọn Trịnh Đạc, Vũ Tất Thận, Nguyễn Quý Cảnh, Nguyễn Đình Hoàn, Giáp Nguyễn Khoa, Vũ Đình Trác, Trương Khuông, Trịnh Trụ, Đinh Văn Giai và Nguyễn Công Thái, gồm 10 người. Nhưng do mộng đất công đã bị tư hữu hóa nhiều nên chính sách này có nhiều mâu thuẫn. Đen năm Bính Thân (1776), chúa Trịnh lại phải ban lệnh rút bớt lộc điển, người có công được thưởng bằng tiền thay cho mộng đất. Sử cũ chép: Năm Bính Thân (1776) rút bớt lộc điền... hồi đầu quốc triều (tức triều Lê) thế nghiệp điền, lộc điền đều có quy chế nhất định. Sau khi tmng hưng, bổng lộc hoặc thường cấp đều lấy ờ kho công, ít dùng mộng công để cấp. Từ năm Bảo Thái (niên hiệu Dụ Tông), Long Đức (niên hiệu Thuần Tông) đến nay, việc ban cấp mồi ngày một nhiều, còn như tự sự, huệ lộc, sứ lộc, ngụ lộc và bách công ngụ lộc đều cấp bằng mộng, có khi cấp phát quá lạm, cho nên một nửa thuế mộng thuộc về tư gia, mà kho công không có của thừa để tích trữ. Bầy tôi ương triều bàn định, cho rằng việc điều động quân lính chi phí khá nhiều, cần nên giảm bớt việc cấp phát. Bời thế, những điền lộc nào không hợp với quy chế đều bớt đi, còn điền lộc nào vẫn được cấp thì cấp thay bằng tiền công, mỗi mẫu mỗi năm cấp cho 2 quan’ Nạn kiêm tính và ẩn lậu mộng đất cuối thế kỷ XVIII diễn ra khá ưầm trọng. Năm Quý Tỵ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: